048 - page 13

13
THỨBẢY
27-2-2016
Đời sống xã hội
Gặpbácsĩ -tiếnsĩbỏphố lênrừng
DUYTÍNH
T
hông tinvợchồngBS-TS
TrầnTuấn, người tôi có
ấn tượng sâu sắcquabài
phảnbiệnkhoahọc rấtmạnh
mẽvàđầy tâmhuyếtcủaông
về sửađổiLuậtKhámbệnh,
chữa bệnh trình bày tại hội
thảo của các đại biểuQuốc
hội phía Nam cách đây sáu
năm, đã lên ở hẳn trênYên
Thế khiến tôi quan tâm đặc
biệt.
Thựctậpsinhnôngdân
Không thiếungườidânTP
có trang trạiởngoạiô.Nhưng
vớivợchồngTSTuấn thìcâu
chuyện lại khác.Ôngbỏhẳn
HàNộivềnơi cách trên trăm
cây số, sống chínhở đó.
Vợông làbác sĩ nhi khoa,
nhiềunămlàmhồisứccấpcứu,
tốt nghiệp thạc sĩ dịch tễhọc
lâm sàng từĐHNewcastle.
Bà từng công tác ở tổ chức
Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi
liềmđỏquốc tế,giúp tổchức
Chữ thập đỏViệt Nam thiết
lập chương trình đào tạo sơ
cấpcứu tạicộngđồng.Cảhai
vợchồngrời tấtcảđể lênYên
Thế làm vườn, thỉnh thoảng
mới về Hà Nội, chắc năm
không quá hai lần.
ÔngTuấnđãbướcqua tuổi
50,đangđộchínvềmặtkhoa
học. Bạn bè cùng lớp bác sĩ
nội trúkhóa10ĐHYHàNội
năm xưa đang ở vào các vị
trí lãnhđạohệ thốngy tếđất
nước.Ngànhy tếđangrấtcần
có tiếng nói của những nhà
khoa học được đào tạo bài
bản cả trong nước và quốc
tế, hẳn việc về “ở ẩn” của
ôngcóđiềugì khác thường?
Quyết tâmmục sở thị thôi
thúc tôi từ TP.HCM ra Hà
Nội vàcặmcụi chạyxemáy
hơn trăm cây số để tìm đến
nhà ông.
Cănnhàcủaôngnằmtrênđồi
cạnhdòngsôngSỏi.Khôngxa
làconđườngsắtchạyngang,
trướcchuyênphụcvụchomục
đíchquânsự,baonămnaybỏ
hoang.Xungquanhnúi rừng
baobọc thấp thoángvàingôi
nhà. “Một vùng đất nghèo,
không hấp dẫn các nhà đầu
tư” - tôi nghĩ.
Tôi lênYênThếvàođúng
giờcơmtrưa.Giachủđangtiếp
đoàncánbộBộNN&PTNT.
Mâmcơmcó rượuchuốinhà
làm,canh lángót,cá trắmkho
lá chè, vịt luộc... Tất cả đều
từmảnhvườn rộnghơnnửa
hecta, do chính ông bà nuôi
trồng. TSTuấn cho biết TS
NguyễnHuyNga,nguyênCục
trưởngCụcYtếdựphòng,nay
là Cục trưởng Cục Quản lý
môi trườngy tế, cùngđoàny
tế dự phòng tỉnhBắcGiang
cũng vừa ghé thăm. Bữa ăn
rộn lênvới những tranh luận
vềthựcphẩmorganic,đờisống
người nông dân, chăn nuôi
khôngcámcôngnghiệp, cây
trồngkhôngbónphânvôcơ,
khônghóachất trừsâu…Tôi
dầnnhận ramột phầnduyên
cớ “bác sĩ lên rừng”.
Tôimởđầurằngliệuôngnghĩ
sao khi mọi người tiếc công
học tập, nghiên cứubaonăm
củavợchồngông,giờlênrừng
núiquanhquẩnvớigàvịt,cây
cỏ?Ông thành thực: “Những
cái học, làm trướcđây chỉ để
phục vụ cái bây giờ!Nghiên
cứuvấnđềy tế,xãhội rấtcần
cái nhìn thấu hiểu đời sống
nông dân. Bao năm nay, cái
đánghọcđầu tiênởđất nước
70%nôngdânnày làhiểucho
đúngvềnôngdân,nghềnông,
đời sốngnông thôn thìđãhọc
đâu.Bâygiờchúngtôilàmthực
tập sinhnôngdân!”.
ÔngTuấn kể: “Lúc đó vợ
tôiđãnói thếnày, anhkhông
nênđi dựhội nghị khoahọc,
hội thảo... nữabởinếungười
ta định làm thật thì chỉ nghe
một lần làhọđã tiếp thu.Thay
vàođó, anhvềđâyvớimảnh
vườnnày,với thờigianởđây,
thựcnghiệmđi, rồi anhngồi
“Tác hại của cách làmhiện tại trongnôngnghiệpđã và
đangđedọasựtồntạicủachínhchúngta.Đổimớicáchnhìn,
tạo lạiphương thứccanh tác,gắngiữanôngnghiệpvới y tế
làmột cáchnhìnmới về sứckhỏevànôngnghiệp -đưahai
ngànhnàyđi tiênphong theomục tiêu“Sứckhỏesinh thái”.
Nôngdân thếkỷ21phải lànôngdân trí thức, đặtmục tiêu
hàngđầucủanôngnghiệp làdựphòngbệnh tật chomình
và cho cộngđồng, không chỉ làmđủăn, có lãi. Tôi học làm
nôngdân làvì lẽđó.”
BS-TS
TRẦNTUẤN
“Baonămnay,cáiđáng
họcđầutiênởđấtnước
70%nôngdânnày làhiểu
chođúngvềnôngdân,
nghềnông,đờisốngnông
thônthìđãhọcđâu...”-
BS-TSTrầnTuấn.
Chồnglàmgiámđốcmộtcơquannghiêncứu,vợlàbácsĩnhikhoanhiềunămcôngtácởHàNội,bỗngnhiênbỏphố
lênnúirừngYênThếlàm...nôngdân.
viết sáchvàphân tích,hướng
dẫn sứckhỏe chongười dân
thực hiện, trước tiên là vận
độngcho làngxóm làm trước.
Khôngdùnghóachất trừsâu,
phân bón vô cơmà anh làm
tốt cái vườn này, người dân
sẽ đến tìm hiểu chứ không
cần hội thảo gì cả. Người
dân thấy tốt thì sẽ thayđổi”.
Bácsĩđi tìmgiảipháp
cải cáchnôngnghiệp
BS-TSTrầnTuấnkể:Năm
2006-2007,TrungtâmNghiên
cứuvàđào tạophát triểncộng
đồng(RTCCD),nơiôngcông
tác, triểnkhaimộtnghiêncứu
về tìnhhìnhngộđộcở trẻem,
theođặt hàng củaBộY tế và
UNICEF-QuỹNhiđồngLiên
HiệpQuốc.Saumộtnămnghiên
cứu,ôngkếtluậnthựctrạngsử
dụnghóachấttrừsâu,phânbón
vôcơ, chất kích thích... trong
trồng trọt,chănnuôi,bảoquản
chế biến thực phẩm, nghiêm
trọng hơn báo chí phản ánh
nhiều.Thanh tra,kiểm tracủa
hệ thống nhà nước kiểu theo
phong tràođánh trốngbỏdùi
nhưhònsỏinémxuốngaobèo.
Tình trạngnàyđượcông tóm
tắt một câu ngắn gọn: “Dân
nghiện,đấtnghiện,nước thoái
hóa”. Dân nghiện vì dân biết
cả! Biết thuốc trừ sâu là độc
hại, cám công nghiệp khiến
vậtnuôidễbịbệnh, phânbón
vôcơ làmchai đất...Đãdùng
thì ngày càng phải tăng liều,
tăng chi phí nhưng “không
dùng thì lấy gì mà ăn?”, hỏi
đâuôngcũngnhậnđượcmột
câu trả lời nhưvậy.
Vậy làquýt làm, camchịu.
Phânbón, thuốc trừsâunhập
càngnhiều thìbệnhviệncàng
ùnùnngười bệnh. “Phải phá
vỡ vòng xoắn nghiện ngập
này. Đấy là giảm nghèo,
đấy là chăm sóc sức khỏe
dự phòng, không ngồi chờ
ngành nông nghiệp được”
- ông nhấnmạnh.
Hết xem người dân lại đi
thăm cácmôhình triểnkhai
về canh tác bền vững. Ông
rút ra tất cả mô hình đã và
đang triển khai như quản lý
dịchhại tổnghợp - IPMhoặc
môhình rausạch, rauhữucơ
củaTrườngĐHNôngnghiệp
ởĐôngAnh, ThanhTrì, Từ
Liêm... trướcsauđều thấtbại.
Ông giải thích: “Một khi đã
lấy mục đích kiếm lãi làm
đầu, đã đưa hóa chất, phân
vô cơ vào sử dụng, dù là sử
dụng theohướngdẫn thì tình
trạng nghiện không thể xóa
bỏ”.Phải tìmđườngcanh tác
hoàntoànphihóachất.“Không
thểchốngđược tình trạngcác
bệnhnhưđáiđường,béophì,
cao huyết áp, suy thận, ung
thư, rốinhiễu tâm trí trẻem...
gia tănghiệnnaynếukhông
dứt khoát nói “không” với
kiểu canh tác tàn phá môi
trường. Chả lẽmình là thầy
thuốc, lại là người chuyên
vềy tếdựphòng, biết rồimà
lại thụđộngchịuchết vì ngộ
độc?” - ôngTuấnbộc bạch.
Thế làvợchồngôngquyết
định rời phố… đi làm nông
dân. Nghe thật lạ đời nhưng
đó là sự thật.
Ngồivớiông trọnmộtbuổi
giữa rừng núi mênh mông,
thời gian trôi vội. Mặt trời
đã lặn khuất đâu mất. Con
đường về quanh co, lầy lội
men theobờ ruộng làmchiếc
xe chao đảo. Nải chuối chín
thơm do ông tặng lủng lẳng
trước baga. Tôi trộm nghĩ ở
cái rừng núi cằn cỗi này lại
cóvợchồngôngbác sĩ - tiến
sĩ“khùng”dám lênở.Nhưng
cũng có những người còn
“khùng” hơn khi mỗi cuối
tuần lại lái xe lên đây nhờ
ông tư vấn chính sách y tế,
nông nghiệp. Những người
“khùng” như vợ chồng ông
chắc cómột khônghai!
n
TP.HCM: Tiêmvaccinesởi - rubellacho
124.000 thiếuniên
(PL)- SởY tếTP.HCMvừa banhành kế hoạch triển
khai chiến dịch tiêmvaccine sởi - rubella chođối tượng
16-17 tuổi tại TP.HCM.
Dự kiến trong chiến dịchnàyTP.HCM sẽ tiêmvaccine
sởi - rubella cho124.000 đối tượng16-17 tuổi. Theođó,
các đối tượngđi học là học sinh lớp 11, 12 tại các trường
THPT, trườngdạy nghề, trung tâmGDTX; các đối tượng
không đi học, sinh từngày 1-1-1998đến31-12-1999 hiện
đang sinh sống tại TP.HCM. Các đối tượng sinh năm2000
chưa được tiêm vaccine trong chiếndịch tiêmvaccinemở
rộng cho trẻ 1-14 tuổi năm2014-2015 cũng sẽ được tiêm
vaccine sởi - rubella trongđợt này.
Thời gian bắt đầu triểnkhai chiếndịch từ tháng 3-2016
tại 24 quận, huyện củaTP. Địa điểm tiêm là trườnghọc
(cho đối tượng đi học) và trạm y tế phường, xã, thị trấn
cho các đối tượngkhông đi học hoặc các đối tượng chưa
được chích tại trường học.
D.TH
Nhânviêny tếphải thấucảm, tôn trọng
người bệnh
(PL)- BSĐỗHồngNgọc, nguyênGiám đốcTrung tâm
Truyền thông vàGiáo dục sức khỏeTP.HCM, đã chia
sẻ như trên tại lễ kỷ niệm 61 năm ngàyThầy thuốcViệt
Nam do SởY tếTP.HCM tổ chức ngày 26-2.
“Chân thành, thấucảm, tôn trọng làbayếu tố sốmột trong
ngànhy.Cácnghiêncứugầnđâycho thấy rằngnếuchúng
ta thấucảmvới người bệnhđược thì sẽgiải quyết được50%
cácvấnđềcủangànhy tế” -BSĐỗHồngNgọcnói.
TheoBSNgọc, ngành y tếTP có những bác sĩ trẻ giỏi
với nhiều kỹ thuật hiện đại, giỏi cả ngoại ngữ. Nhưng
nếu kỹ thuật caomà y đức không theo được là điều đáng
tiếc. Ngành y tế có hai nhánh, đó là y học kỹ thuật và y
học nhân văn. Do vậy cần đẩymạnh nâng cao giáo dục
sức khỏe, nâng cao y đức phục vụ sức khỏe nhân dân.
Tại buổi lễ, PGS-TS-BSNguyễnTấnBỉnh, Giám đốc
SởY tếTP.HCM, đã biểu dương những cống hiến của
đội ngũ y, bác sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe người
dân. Ông cho biết TP sẽ đẩymạnh dự phòng, phát triển
kỹ thuật chuyên sâu hướng ngành y tế ngang tầm các
nước tiên tiến trong khu vực.
Dịp này, BSTrươngHữuKhanh, TrưởngkhoaNhiễm
BVNhi đồng 1, đã vinh dựđượcChủ tịchnước tặng
thưởnghuân chươngLaođộnghạngNhì; TS-BSNguyễn
ThanhHùng, Giám đốcBVNhi đồng 1và ôngTrần
HữuTâm, GiámđốcTrung tâmKiểm chuẩnxét nghiệm,
nhận huân chươngLaođộng hạngBa; TS-BSTăngChí
Thượng, PhóGiámđốc SởY tếTP, nhậndanh hiệuChiến
sĩ thi đua toànquốc và nhiều cá nhân, tập thể khác nhận
bằng khen củaThủ tướngChính phủvàUBNDTP.
DUYTÍNH
BS-TSTrầnTuấn
(trái)
vàtácgiảbàiviếtởvườnđồicủaôngtạiYênThế.Ảnh:CTV
NHÂNNGÀY THẦY THUỐCVIỆTNAM (27-2)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook