150-2016 - page 18

14
THỨ TƯ
8-6-2016
Phóng sự - Chuyên đề
Lệngủbiểncókhắpcác làngbãingangởNghệAn,HàTĩnh,
QuảngBình,QuảngTrị,ThừaThiên-Huế...bởiđó làkhônggian
sinhhoạt thoát khỏi oi bứcmùahè củanhững thángngày
thiếu thốn.Ngàynay,nóinhưcụNguyễnVănHòaởKỳNam
(KỳAnh, HàTĩnh) thì ngủbiểnđểxả streesvì banngàyviệc
vềbộn,banđêmômchiếucùngnhúmchăn rabiển thìgặp
hầuhếtbạnbè, người làngngười xóm.
CụHòachohay:“Tintứcgìcủathếgiớihaytrong làng,trong
nướccứ rangủbiển làbiếtđượchết, từbọn thanhniênđọc
trênđiện thoại đến cái đài nhỏngười cao tuổimang theo”.
Cònở làng tôi,bọnconnít rabiểnngủhayđọcđồngdaovề
tìnhngười quanhững con cá:
Cábiển cảbầy là con cáđục/
Cắt ranhiềukhúc là con cá chình/ Trai gái rập rình là con cá
he/Chồngnói vợnghe làconcámác/Chung tiềnđánhbạc là
con cá cờ/ Tối ngủhay sờ là con cángứa/Ngàyănhai bữa là
concácơm/Ănchẳngkịpđơm làconcáhấp/Rủnhau lêndốc
là con cá leo/Miệng thởphì phèo là con cáđuối/Nhọnmồm
nhọnđít làconcádẹc/Nấuranhãonhoẹt làconcákhoai/Hay
ăn trộmngoài làconcánhám/Lệchkệch làngcàng làcáông
căng/Giàrụnghếtrăng làconcámóm/Bộđi lómkhóm làcon
cábò/Ănchẳngbiếtno làconcánóc/Cógai trênốc làconcá
ngạnh/Cóhai cái cánh làconcáchuồn/Rủ trai vàobuồng là
concángộ/Nghe lời traidỗmanggói sang sông/Bỏmẹ theo
chồng làconbạcmá/Biển thời lắmcá, sông thời lắm tôm/Đó
làcáinguồnsinhnhaikiếmsống
.Mỗimùangủnhư thếđược
khai tâm thậthayvềbiểncảquêhương thậtdiễmphúc.
MINHQUÊ
T
rời nắng Nam, gió Lào thổi ràn rạt, làng biển Thanh
Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) kéo
nhau ra bờ biển ngủ giải nóng.Mùa hè năm nào cũng
vậy, người dân ra biển ngủ ban đêm nhưmột lệ tục đảm
bảo tinh thần được sảng khoái. Năm nay, họ ra biển ngủ
với một lòng thương nhớ.
Nghi thức xa xưa
Ông PhạmVănĐồng đã gần 70 tuổi, cuộc đời của ông
sinh ra và lớn lên gắn chặt với nghề biển. Bọn trẻ nhỏ
trong xóm cứ đến hè lại được ông rủ ra biển ngủ. Làng
ônggọi biển là bể và ngủđược gọi là ngáy. Thường chiều
muộn, người ởđâyvẫngọi nhau: “Ra bể ngáyò” (ra biển
ngủ nhé).
Ông Đồng kể: “Ngủ biển sáng dậy sức khỏe sảng
khoái vì không khí trong lành. Mùa nóng mà không ra
biển là chịu không được. Mỗi ngày đều phải ra biển để
đi làm nghề, tối ra biển để ngủ cho lại sức, cho mát mẻ
là ai cũng ưng”.
ÔngĐồngcóbaonhiêu tuổi thì cóbấynhiêumùahèngủ
biển. Từ xa xưa, những bậc khai canh làng theo thuyền
từ miền Bắc vào đất này lập nghiệp, 12 dòng họ đã lần
lượt rời thuyền lên bờ để dựng nhà, khai hoang. “Nhóm
người đến trước ngủ ở biển để chờ nhóm người lên sau
trên những chiếc thuyền vượt khơi từ xa vào bờ. Ngủ để
đợi lâu thành lệ, thành tục nên sau này khi làng xóm ổn
định thì nghi thức ngủ biển vẫn được duy trì, vừa để giải
nóng nhưng vừa để tưởng nhớ những người mãi không
cập được bờ” - cụĐồng bày tỏ.
Không chỉ làng Thanh Bình mà khắp dọc dài những
làng biển ở tỉnh Quảng Bình từmũi đèo Ngang vào đến
NgưThủy với 121 km đều có tục ngủ biển vàomỗi mùa
hè. Câu chuyện họ kể tương tự cụ Đồng nói nhưng mỗi
làng cómột cách ngủ biển khác nhau.
Ở vùng Ngư Thủy, cụ Trương Hoàng nói: “Ngủ biển
ở làng tui ngoài không gian mát mẻ ra thì còn chờ cá
vào.Mỗi bìnhminh là dân làng thức giấc ngaymép biển
để phụ làm lưới, giặt lưới, lấy cá, gánh cá... Hàng trăm
năm nay đều rứa nên nó thành lệ, một cái lệ tự nhiên chứ
không gò bó”.
Còn ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh), cụ Hoàng Nhỏ cho
hay: “Thời trước, đàn ông ra biển hết, còn đàn bà thì dắt
con nít ra biển ngủ trên cát ngóng đợi người đàn ông trụ
cột trong nhà về. Hôm sau cá về là gánh cá vượt cát đi
bán luôn, nhà cửa làm bằng cỏ rười, không có trộm cắp
nênyên tâm rabiểnngủmàđợi chồng con, đợi người yêu
trai tráng cho hy vọng gặp gỡ hôm sau được đoàn viên
với thuyền cá đầy ắp. Có những cơn giông tố bất ngờ
làm cho người nàymất, người kia không về thì ngủ biển
để chia sẻ, để hưởng vọng thờ tự với mảnh đời xấu số”.
Ngủbiểnhọp chợ và cưới phiên
Ở làng Thanh Bình, cụ Dương Khư kể: “Tui mù lòa
từ nhỏ nhưng ngủ biển năm nào cũng không vắng mặt.
Chừ bọn con nít có quạt mát, có nhà mắc điều hòa rồi
nhưng chúng vẫn rủ nhau đi ngủ biển mỗi đêm hè. Dân
biểnmà không ra ngủ biển thì khó chịu lắm, nó thấm vô
máu thịt, hồn cốt bọn con nít, nó truyền trong suy nghĩ
của người lớn cho con cái nên cứ biết nói, biết đi là được
cho ra ngủ biển”.
Cụ PhạmTụng nói thêm: “Bây giờ người già vẫn đưa
bọn trẻ trong làng rangủbiển.Chúnggiờhọchànhnhiều,
biết sáchvởnhiềunhưngkiến thức biển làng chúng thiếu
lắm.Đưachúng rađứanàocũngưngđi cả, rabiển thì nhìn
lên trời để chỉ cho các chòm sao, các vì sao, kể chuyện
ngày xưa không cómáymóc hiện đại thì đi biển như thế
nào. Cách nhìn con nước ra sao để đoán lúc nào có cá,
lúc nào không. Con trăng tròn ra sao thì cá không còn
đóngđèn, lúc đó làngbiểnphải nghỉ làm lênbờ.Đànông
trong làng lại kể những cách sinh tồn khi lỡ thuyền đầy
nước, cách bắt cá bằng các loại câu, rồi cách tìm luồng
ruốc biển... đều khai tâm cho sắp nhỏ được biết để mai
này có đi xa quê còn nhớ chốn củamình gốc gác nào”.
Cụ Nhỏ kể: “Ở làng tui, bọn thanh niên trước lúc lên
đường nhập ngũ thường kéo nhau ra ngủ biển vài đêm,
chúng ra để hít thật sâu cái mùi cát làng, để cómất mát
chúng cũng là con cái của làng”.CụNhỏvừanói vừanhìn
lên trang thờgia đình, đứa con của cụ - liệt sĩHoàngVăn
Túy hy sinh ởGạcMa năm 1988 rồi nói: “Hắn ngủ biển
mấy hôm rồi đi, chừ hắn không về nhưng dân làng biển
trước khi đi mà ra ngủ như
thế là cũngvững lòng lắm”.
Một chuyện thú vị khác
màcụĐồngkể trêncát làng:
“Ngủbiển trướcđâycòn làđể
bàn chuyện cưới phiên.Ngư
dân thời hợp tác xã đi làm
cùngnhau, trai tráng rađánh
bắt cả, ai yêu ai như thế nào
đều dành cho đêm ngủ biển
mà tìm hiểu chứ không có
mấy thời gian tìmhiểu trong
làng.Đêmmùahè thì cứ tìm
hiểu nhau, sau đó hẹn ngày
cưới, cảmột thuyềnbè, cảmột đội thuyềnnhiềungười đi
mà hẹn ngày có trùng nhau thì ngư dân phải chia phiên
ra cưới hỏi để bạn thuyền đi được hết. Cưới phiên là như
vậy”.Theo cácbậc caoniên, cưới phiênngày trước làvậy
để đảm bảo ai cũng có cámừng đủ đầy ngày hạnh phúc.
Tôi về làng, mùa hè năm nay cũng ra biển ngủ, mấy
đứa con nít xủi chân trên cát. Ra phía biển là niềm hy
vọng sinh khí của làng giữamùa hạ oi bức.Mấy đứa nhỏ
cùng đi bộ vượt cát, đứa nào cũng ưng, chiếc chiếu sờn
góc trải lên, gióbiển thổimátmặt nhưngmùa này thuyền
không xuống biển nhưmọi năm trước.Một nỗi niềm chờ
đợi baonhiêungàyqua.Ngủbiểnđợt này ai cũnghỏi khi
nào có tin nguyên nhân con cá đầy nghĩa tình với làng
biển vì sao qua đời. Riêng bọn con nít thì vui đùa đến vô
tư rồi chìm vào giấc ngủ ngay trên cát, trong ầm ào tiếng
sóng biển đêm.■
Rủnhauđi…ngủbiển
Ảnh1:
Ngủbiểnở làng
ThanhBình,Quảng
Xuân,QuảngTrạch,
QuảngBình.
Ảnh2:
Nhữngđứatrẻ
làngbiểnsauđêmngủ
vớicát.
Ảnh3:
Vợvàconsauđêm
ngủbiểnđợichồngtrởvề
sauchuyếnđibiển.
Ảnh:MINHQUÊ
Hèđến,ngườidânởcáclàngdọcbờbiểnmiềnTrungkéonhaurabiển
ngủquađêm.
“Bọnthanhniêntrước
lúc lênđườngnhậpngũ
thườngkéonhaurangủ
biểnvàiđêm,chúngra
đểhítthậtsâucáimùi
cát làng,đểcómấtmát
chúngcũng làconcái
của làng.”
1
2
3
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook