180-2016 - page 14

14
THỨSÁU
8-7-2016
Phóng sự - Chuyên đề
TQsẽphải thận trọngứngxửsauPCA
TânHoa xã ngày 6-7 đưa tin trong cuộc điện đàm, Bộ
trưởngNgoạigiaoTQVươngNghịđãbácbỏ tínhhợppháp
củaPCA trong vụ kiệnbiểnĐông, nói rằng“tròhềnày cần
kết thúc”.TheoTânHoaxã, trongcuộcđiệnđàm,ôngVương
nói rằngdùphánquyết của PCA là như thế nàođi chăng
nữa thì“TQsẽbảovệvữngchắchòabìnhvàsựổnđịnh trên
biểnĐông”.
Mặcdùthếnhưngkhảnăngtiếnhànhcácbiệnphápcứng
rắnđể trảđũa: Tiếnhànhbồi lấp thêm thực thể, lậpADIZ,
tiếnhành xungđột hay chiến tranh vẫn khódiễn ra. Nếu
Philippines,Mỹ không cónhữngphảnứnggaygắt thì việc
lậpADIZhay chiến tranh cũng chỉ bồi thêm thiệt hại, gây
tổn thấtchonướcnày,nhất làđối với tuyênbố“trỗidậyhòa
bình”vàchiến lược“mộtvànhđai,một conđường”vốnphụ
thuộc rất nhiều vào cácnước trong khu vực. Đó là chưa kể
càngquyết liệt, khuvựccànghướngvềphíaMỹ.
ĐỖTHIỆN
B
iểnĐông sau phán quyết của PCAcó giảm đi sự phức
tạp vàmức độ căng thẳng.
Ngại kẻhunghăng?!
Những người theo khuynh hướng kiến tạo tin rằng
mọi quốc gia đều sẽ tuân theo luật pháp quốc tế bởi họ
mong muốn thực thi các nguyên tắc, chuẩn mực chung
mang tính pháp lý, đồng thời lo sợ những “chi phí” về
mặt danh dự, uy tín cũng như sự áp đặt trừng phạt từ
các bên liên quan. Trái lại, những ai theo khuynh hướng
duy lý, chú trọng lợi ích và quyền lực lại cho rằngmột
quốc gia có tuân theo luật quốc tế hay không còn phụ
thuộc vào các hình thức trừng phạt, áp lực quốc tế cũng
như những “chi phí” cơ hội khác.
Tuy về mặt lý thuyết, Trung Quốc (TQ) là thành viên
của Công ước LiênHiệpQuốc về Luật Biển (UNCLOS)
nhưng đến lúc này không có dấu hiệu cho thấyBắcKinh
sẽ tuân theo luật pháp chung, có chăng làhọđang cốdiễn
giải luật quốc tế theo cách hiểu của họ. Cái giá mà TQ
phải trả trong vụ kiện này cho đến lúc này dường như
chưa thể xác định: Mỹ vẫn chưa lên tiếng sẽ làm gì nếu
TQkhông tuân theobản án; chínhquyềnmới Philippines
chưa rõ quan điểm...
Đó là chưa tính đến những cái màTQ có thể “mặc cả”
trong và sau khi vụ kiện hoàn tất: Một chính sách viện
trợ và các khoản đầu tư cho nhiều quốc gia; những công
trình lưỡngdụngkiên cốvàmang tính chiến lược trên các
thực thểmàTQ chiếmđóng; thậm chí là nhữngđe dọa về
việc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) khi nước
này cảm thấy cần thiết.
Đây là các lý do đầu tiên khiến các nước khác trong
khu vực rất cân nhắc đến việc tiến hành các vụ kiện
tương tự ngay cả khi rất nhiều chuyên gia phương Tây,
thậm chí những người chuyên về luật quốc tế kêu gọi
một vụkiện cộngđồnghơn trước nhữnghànhđộngbành
trướng của TQ.
Bên cạnh đó, đến nay chưa có gợi ý nào thuyết phục
chonhữngvụkiện tiếp theo,
kiện cái gì và kiện như thế
nào. Nhiều bài phân tích đã
chỉ ra rằng “khe hẹp” thông
minh nhất để kiện TQ (mà
Manilađã làm) chính làgiải
thíchquy chếvùngbiển của
các thực thể mà TQ chiếm
đóng.Nóvừacóýnghĩagián
tiếp làm ảnh hưởng đến yêu
sáchđường lưỡi bò củaTQ,
vừa không động chạm đến
bên thứ ba (trongASEAN)
cũng có những tranh chấp
trên biểnĐông.
Ngay từ khi TQ gia tăng các hành động hung hăng ở
biểnĐông từ năm 2013 trở lại đây, các nước láng giềng
rất có khả năng đã nghiên cứu đến việc đưaTQ ra tòa án
quốc tế. Nhưng tranh chấp chủ quyền không chỉ là câu
chuyệnđúng-sai vềpháp luật quốc tế,mà còn liênđới đến
chính trị, kinh tế, an ninh của các quốc gia và khu vực.
Kiện - không kiện là điềumà các nước đang cân nhắc.
Thử tháchASEAN
Phản ứng của ASEAN bị tác động bởi sự can thiệp
của TQ với từng thành viên của tổ chức này. Thất bại
bất ngờ trong tuyên bố chung về biển Đông mới đây
cho thấy sự ảnh hưởng của TQ với ASEAN là một
thách thức khó lường trước. Thêm vào đó, phản ứng
của chính quyền tân Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte đến nay vẫn không rõ ràng, khác với sự cứng
rắn của người tiền nhiệmBenignoAquino. Philippines
có thể sẽ cómột chiến thắng pháp lý cùng việc gia tăng
hậu thuẫn từMỹ làm ưu thế mặc cả. Trái lại, sự trừng
phạt Philippines từTQ với mức độ nặng hay nhẹ được
phía TQ ít nhiều bắn tín hiệu: Dựa vào thái độ phản
ứng của Philippines. Chính quyền Duterte chắc chắn
sẽ thận trọng để tận dụng phán quyết của PCA lẫn “bạn
đồng minh” Mỹ một cách khôn khéo, vừa tạo lợi thế
nhưng phải tránh bị tổn thương. Các học giả TQ cũng
cho rằngTQ đang chờ đợi những tín hiệu hòa hoãn hơn
từ Philippines để quay lại bàn đàm phán song phương
như ý đồ của Bắc Kinh.
Cũng khá lạc quan khi trong số các quốc giaASEAN
có “liên quan” đến tranh chấp biển Đông, ngoài một số
quốc gia bị lôi kéobởi TQ, các quốc gia còn lại vẫnđang
quyết liệt vào cuộcnhằmđảmbảomộtASEANkhảdĩ với
giải quyết tranh chấp biểnĐông. Bộ trưởngQuốc phòng
Singapore Ng Eng Hen tuyên bốASEAN hoàn toàn có
cơ sở để giải quyết những tranh chấp giữa một số quốc
giaASEAN và TQ.
Mỹ sẽ tậndụngphánquyết PCA thếnào?
Nhiều ý kiến đánh giá rằng phản ứng củaMỹ sau khi
PCAđưa ra phán quyết sẽ còn làmột ẩn số, rất khó dự
báo chính xác. Tất nhiên, không tranh cãi thêm về hoạt
động tuần tra tựdohànghải (FONOPs) củaWashington,
vốn đã gia tăng từ năm ngoái. Tuy nhiên, cho đến trước
khi PCA có phán quyết, TQmột mực tuyên bố bác bỏ
phán quyết PCA và dọa gia tăng áp lực tại biển Đông,
thậm chí khả năng trừng phạt Philippines cũng nằm
trong dự báo thì phíaMỹ vẫn chưa có những phản ứng
nổi bật chính thức. Sự thận trọng này không phải là
không có lý do.
Nhiều chuyêngiaquốc tế cho rằngphánquyết củaPCA
sẽ mở đường cho FONOPs diễn ra mạnh mẽ hơn, nhộn
nhịp hơn. Tuy nhiên, những va chạm trực tiếp giữa Mỹ
và TQ có lẽ sẽ khó diễn ra bởi chínhWashington cũng
cân nhắc những lợi ích của nước này tại khu vực tương
quan với lợi ích trong quan hệ với Bắc Kinh. Một kịch
bản khả dĩ là Mỹ sẽ tận dụng phán quyết của PCA để
làmmột nền tảng về pháp lý, với danh nghĩa đồngminh
Philippines để can thiệp vào mối quan hệ bất cân xứng
sứcmạnhgiữaBắcKinhvàManila, điểnhìnhnhư tại bãi
cạn Scarborough bị TQ kiểm soát.
Mỹ có thể hỗ trợ tàu cá và lực lượng tuần duyên của
Philippines trước tàu TQ hoặc triển khai lực lượng hải
quânMỹ cùng thực hiện những cuộc tuần tra. Tất nhiên
sẽ có rủi ro, thế nênWashington và Manila buộc phải
có những tính toán chiến thuật để gắn kết và phối hợp
nhịp nhàng. Trường hợp của Philippines sẽ làmột ví dụ
cho cấu trúc triển khai sức mạnh tái cân bằng khu vực
châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nói chung và biển
Đông nói riêng, thông qua hệ thống đồng minh, “bán
đồngminh”, “hợp tácmềm” với các đối tác tại khu vực
để đối trọng TQ.■
-----------------------------------------------------
(*)Bài viết thamkhảovà tríchdịch từ
TheNation,
Nationalinterest, Smh
.
CụcdiệnbiểnĐông
sauphánquyếtPCA
sẽ rasao?
(*)
PhánquyếtPCAmởđườngchoMỹcandựsâuhơntạibiểnĐôngthôngquađồngminhPhilippines?Ảnhminhhọa:EPA
SauphánquyếtcủaTòaTrọngtàiThườngtrực,Mỹcóthểsẽcandựsâuhơn
tạibiểnĐông,trongkhiASEANvẫnđangđốimặtvớitháchthứctolớn.
ChođếntrướckhiPCAcó
phánquyết,TQmộtmực
tuyênbốbácbỏphán
quyếtPCAvàdọagiatăng
áp lựctạibiểnĐông,thậm
chíkhảnăngtrừngphạt
Philippinescũngnằm
trongdựbáothìphíaMỹ
vẫnchưacónhữngphản
ứngnổibậtchínhthức.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook