0272017 - page 14

14
THỨBA
7-2-2017
Hồ sơ - Phóng sự
Ngày28-12-2016,Bứa - tứchọasĩHoàngNhưThủyAnmở
cuộc triển lãm số tranh33bức, vẽbằngcánh tay trái còn lại
củamình tại nhà triển lãmTrung tâmHòaBình, TPĐà Lạt,
LâmĐồng.Triển lãmkéodài đếnngày10-1-2017.
Sinhnăm1948 tạiHuế, tốtnghiệpngànhcanhnông sau
khi học TrườngCĐ Sư phạmNông Lâm Súc Sài Gòn, Bứa
vàođời bằngnghềdạy toán và văn chươngởTùngNghĩa,
ĐơnDương,ĐàLạt (LâmĐồng) từ trước1975đến saunày.
Ông làngườivẽbìavà thiếtkếbasốđầu tiên tạpchí
Lang
Bian
của Hội Văn học nghệ thuật LâmĐồng khi hội mới
thành lậpnăm1987.
NGUYỄNHÀNGTÌNH
N
ghệdanh rất đẹp làhọa sĩHoàngNhưThủyAnnhưng
ông tên thật làHoàngNhưBứa. Cái tênBứa luôn cô
đơngiữađámđông.Bứanhiều lầnmuốnđi tu.Hễcứ
thấy chênh vênh, thất hẫng, buồn tủi là Bứa nghĩ đến nhà
thờ, nhàchùa.Nhưngđi tu thì khôngcònđượcmơmộngvà
vẽ tranh, vậynênhành trìnhđi tu củaBứa “dởdang”hoài.
Hồnnhiênnhư trẻ thơ
Bứa cho rằng cuộc đờimọi thứđềuphải đẹp, trong sáng,
chân thật.Bứa tincái xấu, cái ác, cái dối giankhông thể tồn
tại được trên đời. Bứa rất dễ vui và cũng rất dễ buồn.Một
kẻ to xác, nhiều tuổi trong thân hồn đứa trẻ. Hở cái làBứa
khóc, bất cứ lúc nào, sụt sùi, tức nướcmắt thành dòng hẳn
hoi và kéo dài. Bứa nhạy cảm, thơ ngây, mongmanh.Một
Bứa với thời nào cũng… lạc.
Cứ thấy phụ nữ nào đẹp là Bứa rung động. Tự yêu thôi
chứchẳngbaogiờđụngvàohọ, làm tổn thươnghọ.Bứacao
tođiển trai, lãng tử, vẽ tranh tài hoa nênxưa giờ côgái nào
cũng thích,muốngiaodunhưngchảai chọnđểgắnbó.Rồi
thì cũng cómột phụnữ thấyBứa đẹpmã nên lấy.Được hai
năm, khi đứa con của hai người chưa đầymột tuổi, người
phụ nữ kia bỏBứa đi theo người đàn ông khác.Mẹ Bứa ở
Huế thương thằng cháu quá, lên đưa về chăm, rồi đến lượt
chị củaBứa ởQuyNhơn ra tay rước cháuvônuôi.
Thằng bé con rồi cũng thành thiếu niên, được đưa quay
lại Đà Lạt sống với bố. Hai cha con lây lất từng năm và
tóc Bứa cũng bạc dần. Rồi thằngVăn cũng bước vào tuổi
lấy vợ, có con. Có cháu nội rồi mà Bứa vẫn còn làm nũng
với con trai và với bè bạn. Tôi là thằng giang hồ, chảmáu
mủ hay nợ nần gì với Bứa, chỉ là lâu không ghé thăm, vậy
nhưng gặp tôi giữa đường, Bứa chặn lại giận lẫy: “…Tao
giờchảcần thằngnào làbạnnữa!”.ThằngVănchữngchạc,
tóc tai gọngàng trongkhi cha nóhết thả dài đến lưngquần
lại cạo trọc, rồi chơi đầu đinh. Cứ nhìn Bứa bước ra khỏi
nhàmà trước ngực cònđeo cái túi dâybé conhìnhquả dâu
tây chín đỏ như bọn trẻ trườngmầm non thì mường tượng
được “bản thể của ngài”.
Gửimộng vào tranh
Bứa vụng về mọi chuyện
đời. Tranh thì đẹpmà ngoại
giao trênmây thế thì làmquái
gì thiết lập được quan hệ để
người tabiết đến tranhmình
màbán.Trongcáccănphòng
trọcũng làxưởngvẽđó,Bứa
nhìn tranhvà tranhnhìnBứa.
TranhcủaBứaychangcon
ngườiBứa.Nótinhkhiết,trong
vắt từmàusắc,đườngnétđếnchủđề.Trongsốấycóbứchình
một anh nhà thơ gầy gò hiện ra bằngmột hóa thân giữa con
người với một loài thúmộng lành, vácmột cành lá xanh bé
tẹođi giữa sắccamvàng.KhiBứabánbức tranhnàychomột
nhà sưu tậpởHongKong, họa sĩHồHữuThủởSàiGòn lúc
nàycómặt,đãnóivớiBứa:“Ôngbáncáichândungông rồi!”.
Từkhi đi dạyhọcBứađãvẽ.Vẽmàunước thì ít tốn tiền.
Chuyểnsangsơndầu, vớinhiềungười làbình thườngnhưng
với Bứa vật liệunày là đắt đỏquá sức. Bứa từngngồi chực
trước một ngân hàng ở trung tâmĐà Lạt để hy vọng gặp
được lãnh đạo ngân hàng xin vay 500.000 đồng để về Sài
Gònmuasơndầu.Chođếnkhigặpđượchọ, họbảophải thế
chấp. Bứa vô sản thì “thế” bằng cái gì? Hai năm sau, một
ôngquan chức biết Bứa từhồi cùngxuốngđườngphảnđối
chế độ NguyễnVăn Thiệu nên đứng ra bảo lãnh cho Bứa
vay. Bứa vềSàiGòn,mua được sơn dầu.
Bứa vẽ chuyên nghiệp, tranh lạ, đẹp, giá trị cao, làmột
trongbahọasĩhàngđầucủamỹ thuậtĐàLạtđươngđại (cùng
họasĩNguyễnTháiTuấnvàNguyễnMinhThành)nhưngxứ
nàymấyaimua tranh treođâu.Cógiai đoạnBứaphảimang
tranhbánchohãngbiahơiđịaphương, chobưuđiệnvàđậm
nhất là gá nợ chomột tay kinh doanh tranh thêu ởĐà Lạt.
Thiênhạmua épgiá tranhBứa.Trong cuộc lê thêquẫyđạp
giữamơmộngvàáocơm,Bứavẫnmiệtmài dànhdụm làm
năm cuộc triển lãm riêngởĐàLạt và hai cuộc chungởSài
Gòn tại GalleryTựDovàKhôngGianXanh.
Vẽ với cánh tay còn lại
Một chiều cận Tết năm 2012, Bứa lang thang quanh hồ
XuânHương. Đột nhiên người khụy xuống. Người ta đưa
Bứa đến bệnh viện. Ba tháng chuyển qua ba nhà thương,
Bứa xuất viện với nửa người bên phải không còn cử động
được, như chim bị xệ cánh. Cái tay phải Bứa cầm cọ coi
như“xong”, hết tácdụng.Bứađaukhổ.Khôngđượcvẽvới
Bứa là sựđaukhổcònhơnbị vợbỏhaycơnnghèokhó triền
miên.Một năm rưỡi cố tậpnhưngvẫnkhôngphụchồi được
cánh tayphải, cònchân thì lết cànhắc từngchút.Bứakhóc,
hằngngày trongxưởngvẽ,Bứangồinhìnđốngsơndầudưới
sàn kia nhưmèo nhìnmỡ để tủ kính; nhìn giá vẽ như nhìn
thiên đường đã mất. Tôi nhìn Bứa, thương đến chết lặng.
Những lúc ấy, tôi thà đi quanhxưởngvẽ củaBứa, nhìnvào
sựhoang tàn, đổnát cònhơnnhìnBứa.Khi liệtmất cánh tay
thuận, chính sựcôđộcvàcái nghèo tậnđáyđãđẩyBứa trỗi
dậy.Vậy làBứabắt cái taycòn lại phải hoạt độngmỹ thuật.
Bứa khởi động lại từđầunghề hội họa. Nhữngnét vẽ nhọc
nhằn, xót xa. Mất thêm nửa năm để “đào tạo” cho tay trái
nhuần.Cánh tay ấyquánghịchnênBứavẽ chậm, kỹ, chăm
chút hơn cánh tay thuận. Những bức tranh bằng cánh tay
trái ra đời. Quái lạ là tranh cònđẹphơn trước kia. Hai năm
qua, Bứa đã vẽ 33 bức bằng cánh tay tội nghiệp đó. Ngoài
tôi ra, không ai biết Bứa đã làmnênđiềukỳdiệunày. Cuối
năm 2016, những người trong giới mới giật mình khi thấy
Bứa đưa số tranh này ra triển lãm ởTrung tâmHòa Bình.
Mọi người thấyBứa tái sinh. Có kẻ tinh khôn còn dụBứa
đưa số tranhnàyvào treo suốt sáu thángởđiểmdu lịch của
mình để bán vé cho du khách vào xem và… khoe về tình
trạngbại liệt của tác giả, đổi lại họ choBứa ít tiềnđể sống,
trước khi Bứamở triển lãm công khai (?).
“Chúnghèo lắm, đừng lấy cắp”
Bứa đã có 43 năm đếnĐà Lạt. Căn nhà Bứa đang ở nhờ
trước cửa để hàng chữ như năn nỉ bọn thanh niên hư hỏng:
“Chú làm thơ nghèo khổ, đừng lấy cắp của chú. Cần gì chú
giúp. Ký tên: ChúBứa”. Đã nghèo, lại nghệ sĩ tính quá cỡ
nữa, sáchimặccảm.Bứa từngdámởcảhốccầu thangởmột
trường trunghọcmàmìnhđang làmgiáoviênkiamà,mặccho
đồngnghiệpvàhọc tròhằngngàybước lênxuốngcầu thang.
Bứa là họa sĩ nổi tiếng nhưng không xuất thân từ trường
mỹ thuật.Bứanổi tiếngđi dạykhôngbaogiờ cógiáo trình.
Không biết cái tênBứa làm học trò dễ nhớ hay vì kiểu dạy
lạ lùngmàgiờgặpnhữngngười từnghọcBứa, họđềukhen
và tựhàovềngười thầyBứa.Cóngười cònbảongàyđóchỉ
có thầyBứa là hay tranh thủ xúi học trò đi biểu tình chống
NguyễnVănThiệu.
Mỗi khiBứavẽ, nếukhôngmởnhạcKitaro thì cũngphải
Trịnh Công Sơn, chứ không thì Bứa vẽ không được. Đôi
lần tôi lén thử tắt nhạc thì y như rằngBứa buông cọ ngay.
Sau48năm rờixaquênghèo làngThủyAn, vùngCầuHai
nước lợdưới chânnúiBạchMãcủaxứThừaThiên, kết quả
đờiBứakhôngcógì ngoàimấybức tranhkia.NếuBứaham
tiến thân thì biết đâu sự cốnghiến chogiáodục cùng thành
tích “xuốngđường” kia đã đưaBứa thành cánbộhayquan
chức. Bứa bỏ đời công chức để tìm cuộc đời tự do bênmỹ
thuật từ29năm trước.
Dưới từngbức tranhcủamình,Bứakýnghệdanh làHoàng
NhưThủyAn - tên làngquêxứcũ.Thếmàai cũnggọi chào
là “anhBứa”. Hình như cái âm thanh “Bứa” đã dễ thương,
réo rắt nghệ thuật rồi, từ cái tên thậtHoàngNhưBứa.
n
Họasĩtàibaấyngoàichuyệnvẽtranhthìvụngvềmọichuyện,kểcảgiaotiếp
đểbántranh.Khibịliệttayphải,ôngđãvượtlênchínhmình,tạođượcnhiều
tuyệttácbằngtaytrái.
Chuyệnvềhọasĩ
dịnhân tênBứa
Bứađangởnhờ,trước
cửanhàđểhàngchữnhư
nănnỉbọnthanhniênhư
hỏng:“Chú làmthơnghèo
khổ,đừng lấycắpcủachú.
Cầngìchúgiúp”.Kýtên:
“ChúBứa”.
1.
HọasĩBứabênbứctranhvẽ
bằngtaytrái.
Ảnh:NGUYỄNHÀNGTÌNH
2.
Nănnỉ…kẻtrộm.
Ảnh:NGUYỄNHÀNGTÌNH
3.
Bứavẽbằngcánhtaytrái
còn lại.
Ảnh:NGUYỄNHÀNGTÌNH
1
2
3
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook