0272017 - page 6

6
THỨBA
7-2-2017
Pháp luật & Cuộc sống
Xỉn,nhảymúatrênđườngcóthểbịphạt1triệuđồng
Sauchầunhậu,nhómthanhniênđãtrànraquốclộ1Anhảymúangaytrướcđầuôtôvớitiếngnhạclớncảntrởgiaothông.
Như đã phản ánh, chiều2-2, sau tiệc cưới ở xóm9, xã
CẩmTrung, huyệnCẩmXuyên, HàTĩnh kết thúc,một
nhóm thanhniên kéo nhau ra giữa quốc lộ 1A. Họ nhảy
múa với tiếngnhạc lớn trong tình trạng có biểuhiện say
xỉn. Hành vi nàygây cản trởgiao thông khiến nhiều ô tô
phải chạy chậmhoặc dừng. Khi công an xã cómặt thì họ
mới giải tán. Sauđómột clip dài hơn hai phút quay cảnh
này được đưa lênmạnggây xôn xao. Chiều 5-2, công an
huyện đã giao choCông an xãCẩmTrung xácminh làm
rõ.
Theo luật sư (LS)NguyễnThànhCông (ĐoànLS
TP.HCM), trước tiên đây là hànhvi rất phản cảm cho xã
hội. Nógâynguy hiểm cho chínhbản thânnhững người
thực hiện lẫn người và phương tiệnđang tham gia giao
thông trên đường. Đây còn là hànhvi vi phạm pháp luật
giao thôngđường bộ, gâymất trật tự an toànvà cản trở
giao thông. Quốc lộ 1A là đường cómật độ giao thông
cao, là đường huyếtmạch lưu thông của cả nước nên
mọi hành vi xâmhại đến sự an toàn tại đây đềubị xử lý
nghiêm.
Trong vụ nàymaymắn là chưa có tai nạn xảy ra và
nhóm thanh niên đã nhanh chóng giải tán khi lực lượng
chức năng xuất hiện. Tuy nhiên, theopháp luật và căn
cứvào thực tế, rất cần thiết phải xử lý nghiêm để rănđe
chung cho toànxã hội.
Cụ thể, nếu gây ra tai nạn giao thông chongười đi xe
máy hay các va chạmmà nguyên nhân là người điềukhiển
phương tiện vì lách tránh đámđôngnàygây ra thì sẽ bị xử
lý tươngứng với loại thiệt hại đã xảy ra. Nếu bị ô tô, xe
máy, phương tiện cơgiới khác đâm va trúng thì họ phải tự
chịu thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe củamình. Ngoài ra,
nhóm thanhniên này có thể cònphải bồi thường về các
thiệt hại dân sựđã xảy ra. Nghị định 167/2013 cũng có
quyđịnh cụ thểmức xử phạt vi phạmhành chính về các
trườnghợp tụ tậpgây cản trởgiao thông trênđường bộ.
Áp theo trường hợpnàyvớimức độvi phạm chưa gây
ra hậu quả thì có thể căn cứvàođiểm b khoản1Điều 5
để xửphạt vớimức phạt cho từng cá nhân từ 100.000
đến 300.000đồng.Với tình tiết say rượu, bia gâymất trật
tự công cộng hoặc tụ tập nhiềungười ởnơi công cộng
gâymất trật tự công cộng thì có thể áp dụngđiểm c hoặc
điểm đkhoản2 của điềunày để xửphạt từng cá nhân từ
500.000 đến1 triệu đồng.
NGÂNNGA
Hànhvicủabốnthanhniênđã
đủcấuthànhtộibắtngườitrái
pháp luậtvìđãdùngvũ lựcnhư
khóataybắtépcôH.phải lên
xemáyvàápgiảiđitớinơikhác
theoýcủahọ.
Lợidụng tục“bắt
vợ”, coi chừngở tù
Lợidụngphongtụctốtđẹpđểxâmhạiđếndanhdự,nhân
phẩm,tínhmạng,sứckhỏecủangườikháclàphạmluậthìnhsự
vàcóthểbịxửtù.
HUYỀNLOAN-ĐẮCLAM
C
hiều 6-2, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
,Trung táĐinh
Anh Dũng, Trưởng Công an
huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, cho
biết đang tích cựcđiều travụ “bắt
vợ” trái pháp luật gây xôn xao dư
luận.Quaxácminhbanđầu, thanh
niên tên Q., dân tộc Thái có tình
cảmvới côVTH (24 tuổi, dân tộc
Thái, trúbảnQuắn, xãLiênHợp).
Tuy nhiên, Q. và ba người bạn đã
tổ chức bắt H. trên đường khiến
côgái hoảng loạn, vùngvẫy, tháo
chạy. H. không bị thương tích và
bốn thanh niên không bắt giữ H.
quá lâu.
Bị cưỡng épbắt đi
Trước đó, cộng đồngmạng xôn
xaovới clipdài gầnbaphút ghi lại
cảnh “cướp vợ” xảy ra vào chiều
2-2 tại xã Châu Lộc. Cô H. đang
đứngbênđườngchờbắt xeđòvào
miềnNam làm việc thì một nhóm
thanh niên ép cô lên xe máy. Cô
đã vùng chạy nhưng không thành,
chiếc xemáy chở ba người không
độimũbảohiểm laođi.Nhóm thanh
niên chobiết đây làviệcbắt người
về làmvợ theophong tục tậpquán
của địa phương. Nhiều người lên
tiếng can ngăn rằng hôn nhân là
việc tự nguyện, không thể cưỡng
ép nhưng nhóm thanh niên vẫn ép
cô lênxeđưađi.CôH. ngồi trênxe
vùngvẫy trongbất lựcvà lahét thất
thanh. Trước đóH. đã phải lánh ở
nhàngười thânnhiềungàyđểkhỏi
bị bắt đưa về làm vợ…
TheoTrưởngCônganhuyệnQuỳ
Hợp, hiện côH. đã vàomiềnNam
BốnthanhniênhợpsứckhốngchếbắtcôH.về làmvợcủaQ.
(ẢnhSohacắttừclip)
Tụcbắt vợcủangườiH’Mông:Một nét vănhóa
Đi chợ, ngắmđược cônàoưng ý, chàng trai sẽngỏ lời. Cáchđưa tình
có thể làmột điệumúa khènhaymột đoạnnhạc thổi bằng sáohoặc lá
cây. Côgái nếuđồngýcũng sẽgiảvờbỏchạy, vừachạyvừangoái cổ lại
chờđợi.Trướcsựchứngkiếncủanhiềungười, chàng traiphải cầmcổ tay
côgái vàkéo côvềphíamình, nghĩa làđã thànhmột đôi. Côgái dùbiết
trướcmọi chuyệnvẫn cảm thấybất ngờ, kêu toáng lên. Côgái cònphải
giảvờkêucứu, khóc lócđểmọi người nhàmìnhbiếtđếncứu.Người con
gái bị kéovề làmvợmàkhôngkhóc lóc, kêu la thì sẽbị giađìnhvà làng
xóm coi khinh. Đồng thời, nếunhư côgái khóc càng to, phảnứng càng
quyết liệt thì đôi đó cànghạnhphúc, con cháuđầynhà. Người H’Mông
quanniệm có “bắt”vợ thì người đànôngmới chứngminh sự thật lòng
với người yêu, sựmưu trí, dũngcảmcủamình. “Bắt”vợ là thử tháchcuối
cùngđể trai gái trở thànhvợchồngcủanhau.
làm việc và chưa có đơn đề nghị
xử lý bốn thanh niên trên. Công
an huyện sẽ cung cấp thông tin cụ
thể saukhi hoàn tất việcxácminh,
điều trasựviệc.Trongkhi theoChủ
tịchUBND xã Châu Lộc Nguyễn
DuyHưng, hiện côH. đã rời khỏi
địa phương nên không biết trước
đóhai người đã tìmhiểu, yêunhau
hay chưa.
Lợi dụngphong tục là
phạm luật
Phong tục bắt vợhaybắt chồng
thườngdiễn raởmột sốvùngđồng
bào dân tộc thiểu số như người
Thái, người H’Mông. Chẳng hạn
bắt vợ là một thủ tục làm tắt của
những cặpmà “tình trongnhưđã,
mặt ngoài còn e”. Tức là đôi trai
gái yêu nhau, muốn tiến đến hôn
nhânnhưngđể rútngắn thờigianvà
tiềnbạc thì nhà trai tổchứcbắt vợ.
Theo luật sưTrầnVănĐạt (Đoàn
Luật sư tỉnhBìnhThuận), cũngnhư
những giao dịch khác trong đời
sống, việc bắt vợ hay bắt chồng
chỉ được diễn ra sau khi đã có sự
đồng thuận của cácbên liênquan.
Nếunókhông có tínhiệu thểhiện
sự đồng ý của một bên thì người
thực hiện hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật. Nếu không chấn
chỉnh dễ dẫn đến lạm dụng, xâm
hại đến phụ nữ và trẻ em gái.
Điều 123BLHS hiện hành quy
địnhvề tội bắt giữngười trái pháp
luật có thể bị xửphạt từ cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 10 năm.
Dấuhiệu của tội trên làhànhvi
ngăn cản, tước đoạt sự tựdohoạt
động, tự do dịch chuyển thân thể
củangười khác trái luật về căn cứ
thẩmquyềnvà thủ tục.Hànhvi của
nhóm thanhniênđã đủ cấu thành
việcbắt người trái pháp luật vì đã
dùng vũ lực như khóa tay ép cô
H. phải lên xe đến nơi theo ý họ.
Nếu trongquá trìnhbắt ngườimà
gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe của côH. thì tùy trườnghợp
còn bị truy cứu về các tội phạm
tươngứngvới hànhvi xâmphạm.
LS Đạt phân tích hành vi này
còn có thể bị truy cứu các tội như
hiếp dâm (nếu xâm hại tình dục
phụ nữ), hiếp dâm trẻ em (nếu
xâmhại bé gái dưới 13 tuổi). Giả
sử khi bị bắt trái phép và cô H.
đồng ý ở lại làm vợ hoặc sau khi
người khác can thiệp mới được
thả ra thì vẫn bị xem xét hình sự.
Tình tiết cô H. đồng ý chỉ được
xem là tình tiết giảm nhẹ. “Tôi
nghĩ cơ quan chức năng cần xử
lý nghiêm để bảo vệ những tập
tục tốt đẹp, tránh bị lạm dụng,
ảnh hưởngđếnphẩm giá của phụ
nữ và trẻ em gái” - LSĐạt nói.
TSPhanAnhTuấn (Trưởng bộ
môn Luật hình sự, Trường ĐH
LuậtTP.HCM) cũng cho rằng căn
cứ vào hình ảnhmà clip quay lại
thì có dấu hiệu của tội bắt giữ
người trái pháp luật. Tuy nhiên,
TS Tuấn băn khoăn ở việc xử lý
bởi phải dựa trênvănhóa dân tộc
ở địa phương đó. Nếu người dân
địa phương có phong tục coi đây
làchuyệnbình thường thì cầnphải
cân nhắc. Còn nếu phong tục đó
khôngcònhoặcviệcbắt vợkhông
đúngbản chất phong tục thì đó là
trái luật. Trong vụ này, khi côH.
bị bắt, nhiều người chứng kiến
có can ngăn chứng tỏ họ không
đồng tình với việc làm của bốn
thanh niên.
Luật gia Đồng Mạnh Hùng
(Hội Luật gia TP.HCM) và luật
sư Đặng Thành Trí (Đoàn Luật
sưTP.HCM) cùngnhậnđịnh rằng
hành vi của nhóm thanh niên có
dấuhiệuphạm tội như trênnhưng
nên cânnhắcxử lýnhẹ.Theoông
Hùng, việc làmcủabốn thanhniên
chưa gây hậu quả nên chỉ cần xử
lý hành chính về việc gây rối trật
tự công cộng. Ngoài ra, cơ quan
chức năng cũng cần làm rõ hiểu
biết củanhữngngườinàyvềphong
tục bắt vợđể tránhviệc do ít hiểu
biếtmàphạm luật.Còn luật sưTrí
nói: “Vì chưa có hậu quả nghiêm
trọngxảy ra, hơnnữanhóm thanh
niêncũng làngười dân tộc thiểu số
nên nhận thức pháp luật có phần
hạn chế.Dođó, chỉ cầnphạt bằng
hình thức cảnh cáo là răn đe và
giáo dục”.
n
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook