180-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư8-8-2018
(PL)- Chiều 7-8, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị
cáo Hồ Thị Phương Hoàng 13 năm sáu tháng tù về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và phải bồi thường toàn bộ
số tiền chiếm đoạt hơn 1,7 tỉ đồng.
Tháng 6-2014, Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
có tuyển dụng và phân công Hoàng về nhận công tác tại hiệu
thuốc Ninh Hòa, làm kế toán kiêm thu tiền tại hiệu thuốc.
Trong thời gian làm việc, Hoàng trực tiếp thu tiền hoặc thu tiền
lại từ các nhân viên thu tiền khác tại hiệu thuốc Ninh Hòa và
các quầy, đại lý thuốc trực thuộc công ty.
Theo quy định, hằng ngày Hoàng phải lập bảng kê dựa trên
các phiếu thu đã thu tiền từ các khách hàng nộp về công ty.
Nhưng Hoàng lập bảng kê và nộp tiền về công ty ít hơn số
thực thu. Bị cáo dùng thủ đoạn viết phiếu thu ít hơn số tiền
thực tế khách hàng đã nộp, sửa số tiền đã thu trên phiếu ít hơn
số tiền thực tế đã thu. Ngoài ra, bị cáo còn giữ lại một số phiếu
thu và tiền đã thu từ khách hàng
không lập bảng kê nộp về công
ty…Tính đến tháng 3-2017,
Hoàng đã chiếm đoạt hơn 1,7 tỉ
đồng từ số tiền thu được của 83
quầy thuốc trên địa bàn thị xã
Ninh Hòa.
HOÀNGVĂN
Bị cáoHồ Th PhươngHoàng tại tòa.
Ảnh: HV
Nữ kế toán nhà thuốc 3 năm bỏ túi hơn
1,7 tỉ đồng
Bộ Tư pháp đề xuất cơ chế trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong việc ban hành và thi hành văn bản trái luật.
Bộ Tư pháp vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh
giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật.
Theo đó, qua kiểm tra văn bản do các bộ, ngành, địa
phương ban hành, bộ này đã phát hiện hơn 5.600 văn bản trái
pháp luật. Trong đó, trên 1.200 văn bản trái thẩm quyền ban
hành và nội dung, hơn 3.800 văn bản sai sót về căn cứ pháp
lý và thể thức kỹ thuật trình bày, gần 600 văn bản không phải
là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm
pháp luật. “Số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện
ở các lĩnh vực khác nhau khá lớn, gây ra những thiệt hại, tác
động tiêu cực đến các quan hệ xã hội trong đời sống kinh
tế-xã hội” - Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Tính riêng năm 2017, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật (Bộ Tư pháp) đã kiểm tra, phát hiện và kết luận
157 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền. Trong
đó có 26 văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ và 131 văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh. Đây chủ yếu
là văn bản trái pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.
Bộ Tư pháp đánh giá văn bản trái pháp luật được phát hiện
ở tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, nội dung trái pháp luật
đa dạng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với các mức độ
khác nhau.
Về hậu quả, Bộ Tư pháp cho biết do không có đầy đủ
thông tin nên chưa đánh giá tổng thể, đầy đủ, toàn diện về tác
hại. Nhưng các văn bản trái luật thường có tác động tiêu cực
đa chiều, vừa làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Chẳng hạn, văn bản quy định về thủ tục hành chính không
đúng thẩm quyền làm phát sinh chi phí về hồ sơ, giấy tờ, thời
gian để thực hiện. Văn bản có nội dung trái luật đưa vào thực
thi gây thiệt hại về kinh tế, thời gian, công sức của người
dân, doanh nghiệp, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Ví dụ các
quy định không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu
diễn nghệ thuật tại vũ trường, quán karaoke là chưa sát thực
tế…Văn bản trái luật còn làm phát sinh chi phí phục vụ quá
trình xử lý.
“Về lâu dài, văn bản trái luật không được xử lý kịp thời sẽ
làm mất niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp
luật, giảm ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, có thể dẫn
đến những hậu quả khó lường” - Bộ Tư pháp cảnh báo.
Theo đó, cơ quan này đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo
các cơ quan liên quan sớm trình Quốc hội dự thảo Luật sửa
đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó hoàn thiện cơ chế xử lý văn bản trái pháp luật
nhanh chóng, triệt để. “Đặc biệt, nghiên cứu, đề xuất trách
nhiệm của cơ quan tham mưu, trách nhiệm cụ thể người
đứng đầu... Đồng thời đưa ra cơ chế trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong việc ban hành và thi hành văn bản trái
pháp luật...” - bộ này kiến nghị.
VIẾT LONG - NAM GIANG
Hậuquả lớn từhơn5.600vănbản trái luật
TRẦNVŨ
C
ác cơ quan tiến hành tố tụng
tỉnh Cà Mau đang đau đầu
vì hai vụ án cố ý gây thương
tích không thể tiếp tục điều tra do
liên quan đến các vết thương của
người bị hại. Qua giám định, hai
người bị hại đều có tỉ lệ thương
tích trên 11% nhưng cơ quan điều
tra không thể tách được tỉ lệ phần
trăm đối với vết thương cũ và mới.
Trong khi không phải lúc nào phía
người bị hại cũng hợp tác trong quá
trình điều tra.
Con mắt bị đánh từng mổ
cườm đá
Ngày 26-3-2017, tại ấpTânPhong,
xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, Cà
Mau, con của ông LâmVăn Chiếm
chạy xe đạp va quẹt vào cháu của
ông Nguyễn Văn Hùng. Ông Hùng
và ông Chiếm vốn gần nhà nên biết
nhau khá rõ.
Vì vụ va quẹt giữa hai cháu mà
người lớn hai gia đình chạy ra đôi
co và xảy ra cự cãi dẫn đến đánh
nhau. Hai nhóm người, mỗi gia
đình một bên nhảy vào hỗn chiến
khiến nhiều người bị thương. Kết
quả là anh Nguyễn Văn Cảnh, con
Những vết thương
làm bó tay cơ quan
điều tra
Giámđịnh y khoa để xác định tỉ lệ thương tích của người bị hại
đôi khi cũng gặp khó bởi có những tình huống hy hữu xảy ra
trước và sau vụ án.
Sau khi b đ nh, mắt phải của anh Cảnh b mù nhưng không rõ tỉ lệ thương tích
bao nhiêu. Ảnh: TRẦNVŨ
Ngày xuất viện, ông Út
tự chạy xe máy chở vợ
nhưng không may trên
đường về, ông bị ngã xe,
té xuống đường và lại
phải quay vào bệnh viện
điều trị vết thương mới.
trai của ông Hùng, bị thương tích
nặng nhất mù mắt phải. Theo kết
quả giám định y khoa, tổn hại sức
khỏe là 31%.
Ba tháng sau, CơquanCSĐTCông
anhuyệnCáiNước ra quyết địnhkhởi
tố vụ án cố ý gây thương tích theo
Điều 104 BLHS 1999. Tuy nhiên,
đến ngày 26-1 cơ quan này phải ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án vì hết
thời hạn điều tra.
Nguyênnhânvụ ánkéodài, theo cơ
quanCSĐTcông an huyện là bởi mắt
phải của bị hại Cảnh từng có bệnh lý,
phảimổ cườmđá.Nay công ankhông
tìmđược hồ sơ, chứng cứ để tách tỉ lệ
%của vết thương domổ cườm tạo ra.
Vì thế không thể kết luận được bị hại
có tỉ lệ thương tích bao nhiêu trong
vụ ẩu đả nên chưa đủ cơ sở để thực
hiện các quy trình điều tra tiếp theo.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về vụ án này, ông Nguyễn Phi Hùng
(người phát ngôn Công an tỉnh Cà
Mau) cho biết hiện chỉ còn một
cách là đi giám định lại thương tích.
Trên cơ sở phân tích khoa học về
tỉ lệ thương tích do mổ cườm đá
là bao nhiêu % sẽ có hướng xử lý.
Tuy nhiên, phía gia đình anh Cảnh
không hợp tác nên Công an huyện
Cái Nước chưa thể truy tố vụ án mà
phải tạm đình chỉ điều tra.
Trong khi đó cha của bị hại Cảnh
tái khẳng định không đồng ý cho
con ông đi giám định lại thương
tích. Lý do là có giám định nhiều
lần cũng không thể rõ hơn trong
khi công an có thể nhờ các bác sĩ
chuyên về mắt xác định tỉ lệ % vết
mổ cườm đá.
Trước khi giám định,
bị hại… té xe
Một vụ án khác cũng đang gặp
khó khăn tương tự khiến cơ quan
điều tra đành phải chịu thua và đình
chỉ điều tra.
Theo đó, bị hại trong vụ án này
là ông Nguyễn Văn Út (ngụ ấp Tân
Thành A, xã Tân Dân, huyện Đầm
Dơi). Một tối tháng 10-2017, gia
đình người hàng xóm có khách (là
Võ Văn Lụa, quê Cần Thơ) nên tổ
chức uống rượu bia và hát karaoke.
Thấy tiếng ồn lớn quá, ông Út
không ngủ được nên đi qua cự nự
với người hàng xóm. Hai bên cự cãi
qua lại và ông Út đã xông vào đánh
nhau với ông Lụa. Kết quả ông Út
bị đa chấn thương, phải nằm điều trị
tại bệnh viện huyện một tuần. Ngày
xuất viện, ông Út tự chạy xe máy
chở vợ về trong điều kiện trời tối,
sức khỏe chưa ổn định. Không may
trên đường về, ông Út bị ngã xe, té
xuống đường và lại phải quay vào
bệnh viện điều trị vết thương mới.
Do trước đó ông Út có đơn yêu
cầu khởi tố ông Lụa nên ngày 27-
11-2017 (sau khi bị té xe 23 ngày),
ông Út được công an huyện đưa đi
trưng cầu giám định. Kết quả giám
định cho thấy tỉ lệ tổn thương sức
khỏe của ông Út là 12%.
Đầu năm 2018, Cơ quan CSĐT
Công an huyện ĐầmDơi khởi tố vụ
án cố ý gây thương tích theo Điều
134 BLHS 2015. Nhưng bốn tháng
sau công an phải ra quyết định đình
chỉ điều tra vụ án với lý do không
phân tích được vết thương do té xe
và do đánh nhau nên không có cơ
sở tiếp tục điều tra.
Ông Út khiếu nại công an huyện,
cho rằng vết thương bị đánh nằm
ở cánh tay trái. Còn vết thương
do ông bị ngã xe là bên phải, chỉ
trầy xước đầu gối phải và một vài
nơi khác không liên quan đến vết
thương 12% do bị đánh. Theo ông
Út, công an huyện đã không làm
rõ vết thương do té xe dù ông cung
cấp người làm chứng, ông té rất
nhẹ, không có thương tích đáng kể.
Về vụ này, ông Võ Phi Hùng
(người phát ngôn Công an tỉnh Cà
Mau) đồng quan điểm với Cơ quan
CSĐT Công an huyện Đầm Dơi.
Theo đó khi không thể tách biệt
vết thương mới ra thì không thể sử
dụng tỉ lệ thương tích trên người
tổng thể là 12% để làm căn cứ truy
tố trong vụ án.
Ông Võ Phi Hùng cũng cho biết
sẽ cho kiểm tra nội dung khiếu
nại của ông Út về việc công an
huyện đã làm rõ bị hại bị té xe
hay chưa.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook