139-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy22-6-2019
Những công trình“ngâm”
hàng thập niên ở TP.HCM
Nhiều dự án công trình giao thông, quy hoạch ngầm, nhà ga…ở TP.HCM
kéo dài hàng thập niên vẫn chưa được triển khai.
PHANCƯỜNG
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn
Vĩnh Ninh, Phó giám
đốc Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM, cho hay:
“Theo thông báo mới nhất của
UBNDTP.HCM thì dự án quốc
lộ 13 (đoạn từ chân cầu Bình
Phước đến ngã tư Bình Triệu)
sẽ giao cho chúng tôi nghiên
cứu, đề xuất chủ trương đầu tư,
báo cáo thường trực ủy ban để
triển khai trong thời gian tới”.
Gần hai thập niên
chờ đợi tuyến cửa ngõ
Về thời gian tiến hành thi
công dự án quốc lộ 13, ôngNinh
cho hay trong tháng 7-2019 có
thể triển khai.
Dự án quốc lộ 13 nằm trong
dự án thành phần xây dựng cầu
Bình Triệu 2 được hình thành
từ 18 năm trước (năm 2001).
Dự án ban đầu được thiết kế
với chiều dài 4,5 km, từ ngã
tư Bình Phước đến chân cầu
Bình Triệu, là cửa ngõ Đông
Bắc hết sức quan trọng của
TP.HCM. Các chuyên gia kinh
tế cho rằng khi dự án được
thực hiện sẽ tạo bước đột phá
để TP.HCM kết nối với tỉnh
Bình Dương - vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, thông
với các tỉnh Bình Phước và
hàng loạt tỉnh Tây Nguyên.
Theo kế hoạch ban đầu, dự
án sẽ mở rộng 32 m, sau đó
TP.HCM yêu cầu nâng lên 53
m, rồi 60 m với tổng vốn đầu
tư là 4.733 tỉ đồng nhưng vì
không đủ vốn nênTP rút xuống
mở rộng còn 43 m, tổng vốn
đầu tư còn 3.182 tỉ đồng. Tuy
nhiên, một lần nữa ngân sách
TP vẫn không đủ trong khi số
tiền bồi thường, giải phóng
mặt bằng bị đội vốn quá lớn.
Do đó dự án vẫn còn nằm trên
giấy gần 20 năm nay.
ÔngNinh thông tin thêm, chủ
trương chung của TPgiải quyết
vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ
giao cho quận/huyện trên tuyến
này xây dựng các phương án.
Sở GTVT TP.HCM cũng cho
biết từ đầu năm 2018, TP đã
bắt tay cùng tỉnh Bình Dương
tiến hành các phương án đền
bù giải tỏa để dự án sớm được
tiến hành.
Có quy hoạch vẫn
chưa thể triển khai
Đó là dự án bãi đậu xe ngầm
Công viên Lê Văn Tám, dự
án cũng đang bị “ngâm” từ
10 năm trước. Thông tin mới
nhất về dự án này, ông Vũ
Xuân Nguyên, Trưởng Phòng
xây dựng công trình Sở GTVT
TP.HCM, cho biết: “Hiện chủ
đầu tư đang gặp khó về việc
xây dựng phương án tài chính
sao cho có thể hoàn vốn được,
vì có thể sức hút của bãi đậu
xe ngầm đã giảm, họ đang tính
toán như thế nào cho hợp lý”.
Năm 2009, với tình trạng
thiếu nghiêm trọng bãi đậu xe
tại trung tâmTP, UBNDTPđưa
ra phương án xây dựng bãi đậu
xe ngầm tại Công viên Lê Văn
Tám. Dự án có tổng vốn đầu
tư 110 triệu USD (hơn 2.500
tỉ đồng), được xây dựng ngầm,
có tổng diện tích sàn 103.225
m
2
, gồm năm tầng đậu xe, hạ
tầng kỹ thuật (70% diện tích)
và ba tầng thương mại, dịch
vụ công cộng (30% diện tích).
Khi hoàn thành, công trình
cung cấp 28 chỗ đậu xe buýt
và xe tải, 1.250 chỗ đậu xe du
lịch và 2.024 chỗ đậu xe máy.
Phương án bảo tồn và di dời
cây xanh cũng đã được lập.
Sau khi hoàn tất hạng mục
công trình ngầm, cảnh quan
công viên sẽ được phục hồi
theo đúng thiết kế cảnh quan
(thi tuyển phương án trong quá
trình xây dựng), tạo cảnh quan
đẹp và khang trang với các bồn
hoa, cây cảnh, đài phun nước…
Theo ông Nguyên, dự án này
được TP tạo mọi điều kiện cho
nhà đầu tư như về quy hoạch,
giải phóng mặt bằng, cơ chế,
chính sách cho đến việc yêu
cầu các bên liên quan phối hợp
nhưng đến nay dự án vẫn “giậm
chân tại chỗ”. “TP đã ra tối hậu
thư cho nhà đầu tư nếu không
trình kế hoạch triển khai trong
thời gian tới thì có thể nhà đầu
tư này không được tham gia
đầu tư bãi đậu xe ngầm Công
viên Lê Văn Tám nữa” - ông
Nguyên nói.
Một dự án nữa cũng treo
gần thập niên là ga Bình
Triệu mới. Ngay từ năm 2002,
UBND TP.HCM đã đưa ra
bản quy hoạch xây mới ga
này. Nhưng vì nhiều vướng
mắc mà dự án đến nay chưa
được thực hiện.
Đếnngày8-4-2013,Thủtướng
Chính phủ đã phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch giao thông vận
tải TP.HCM đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020. Theo
đó, đồng ý xây dựng mới các
ga trong khu đầu mối đường
sắt TP.HCM, bao gồmga khách
kỹ thuật phía Bắc là ga Bình
Triệu với diện tích 41 ha, ga
khách trung tâm là ga Sài Gòn
với diện tích 6,14 ha.
Ngoài việc xây ga, quy hoạch
giao thông vận tải cũng sẽ nâng
cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam
đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng
(ga Sài Gòn), riêng đoạn từ ga
BìnhTriệu đến ga Hòa Hưng sẽ
thành đường sắt trên cao. Từ đó
đến nay, TP đã nhiều lần kiến
nghị Bộ sớm triển khai theo
quy hoạch nhưng dự án vẫn
“án binh bất động”.
“Về dự án gaBìnhTriệu, hiện
cơ quan chức năng đã cắm ranh
mốc dự án và bàn giao cho địa
phương quản lý nhưng dự án
vẫn chưa tiến triển do thiếu
kinh phí” - ông Nguyên thông
tin thêm.•
Dự án quốc lộ
13 hình thành
từ 18 nămtrước
nhưng tới nay
vẫn chưa được
triển khai. Ảnh:
HOÀNGGIANG
Cần quyết liệt đẩy mạnh triển khai dự án
Về những dự án công trình giao thông để“ngâm”hàng thập
niênnói trên, PGS-TSNguyễnBáHoàng, Phóhiệu trưởngTrường
ĐH GTVT TP.HCM, nhận xét: Những dự án chậm tiến độ sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến hệ thống giao thông của TP.HCM, phá vỡ
luồng quy hoạch chung của TP, làm ùn tắc, ách tắc, gây khó
khăn thêm cho việc đi lại của người dân. Chậm tiến độ cũng
do nhiều nguyên nhân nhưng cơ quan chức năng cần quyết
liệt hơn để đẩy nhanh các dự án.
“Những dự án chậm
tiến độ sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến hệ thống
giao thông, phá vỡ
luồng quy hoạch
chung của TP.HCM,
gây khó khăn cho việc
đi lại của người dân.”
TS
Nguyễn Bá Hoàng
Phải đẩy nhanh dự án Nhổn - Ga Hà
Nội xong trước kế hoạch
Sáng 21-6, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Thế Hùng đã tới kiểm tra một số dự án trọng điểm
của TP như Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, tuyến
đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội…
Được biết dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đặt
tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, có diện tích 13,8
ha, tổng mức đầu tư được duyệt gần 16.300 tỉ đồng do
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.
Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Thế Hùng đã chỉ
đạo ban quản lý dự án, nhà thầu thi công phải đảm
bảo tuyệt đối an toàn cho công tác thi công với mục
tiêu an toàn là trên hết. “Các đơn vị liên quan phải
giao ban hằng tháng về tiến độ dự án và lãnh đạo TP
sẽ kiểm tra ba tháng/lần” - ông Hùng nhấn mạnh.
Tại tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội,
đại diện ban quản lý dự án báo cáo Phó chủ tịch về
tiến độ thực hiện. Theo đó, toàn bộ gói thầu đang
được khẩn trương hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Dự án đã hoàn thành 51% khối lượng; riêng đoạn
tuyến trên cao đã hoàn thành gần 99%.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội rất hoan nghênh
tinh thần nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy
nhiên, ông Hùng cũng yêu cầu phải đẩy tiến độ thi
công dự án sớm hơn so với kế hoạch hai tháng. “TP
sẽ bố trí vốn đầy đủ cho nhà thầu để thực hiện nhanh
và hiệu quả các hạng mục công trình, đồng thời cũng
sẽ nghiệm thu rất sớm đoàn tàu” - ông Hùng nói.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng các nhà
ga là điểm nhấn thiết kế cho toàn tuyến, ngoài đảm
bảo về công năng sử dụng còn cần ưu tiên cho kiến
trúc, hài hòa với cảnh quan chung để làm nổi bật văn
hóa của Hà Nội. “Như vậy, người dân sẽ thích thú
hơn khi tham gia loại hình vận tải hành khách công
cộng này” - ông Hùng đánh giá.
T.PHÚ
TP.HCM xử phạt hơn 21 tỉ đồng
vi phạm giao thông
Thanh tra giao thông (thuộc Sở GTVT TP.HCM)
cho biết trong sáu tháng đầu năm 2019 đơn vị đã xử
phạt hơn 21 tỉ đồng đối với các trường hợp vi phạm.
Cụ thể, ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra
giao thông, Sở GTVT TP.HCM, thông tin: Qua các
cuộc phối hợp kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên
đề và công tác kiểm tra thường xuyên trên địa bàn
đã xử lý hơn 5.000 vụ vi phạm với tổng số tiền xử
phạt hơn 21 tỉ đồng.
Trong đó, lĩnh vực bị xử phạt nhiều nhất là chở
hàng quá tải: Cụ thể, thanh tra giao thông đã xử lý 901
trường hợp với tổng số tiền xử phạt trên 14 tỉ đồng.
Theo Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, trong sáu
tháng cuối năm, lực lượng thanh tra sẽ tiếp tục thực
hiện các đợt thanh tra theo kế hoạch. Đồng thời xây
dựng các kế hoạch chuyên đề khác, phối hợp với các
lực lượng liên quan để triển khai.
Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp triển khai cao điểm
kiểm tra quy định về nồng độ cồn, chất kích thích
đối với người điều khiển phương tiện. Trong đó, Sở
đã phối hợp với các đội CSGT tham gia các đợt ra
quân xử lý vi phạm theo quy định về nồng độ cồn,
chất kích thích đối với người điều khiển phương
tiện vận tải hàng hóa ra vào các cảng, bến; các tài xế
kinh doanh vận tải hành khách trên đường và tại các
bến xe liên tỉnh.
“Trong quá trình kiểm tra, xử lý các trường hợp vi
phạm, thanh tra còn gặp sự chống đối của các trường
hợp vi phạm. Tuy nhiên, các kênh phản ánh của báo
chí đã hỗ trợ rất nhiều cho đội thanh tra giao thông
trong thời gian qua” - ông Khánh nhấn mạnh.
ĐÀO TRANG
Cơ quan chức năng xử phạtmột trường hợp chủ xe
chở quá tải ở TP.HCM. Ảnh: Đ.TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook