139-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Tôi đề nghị trong quy chế phối hợp
giữa các đơn vịTP.HCMvới các tỉnh, khi
một đơn vị ở địa bàn này phát hiện đối
tượng và đuổi bắt là có quyền bắt luôn
ở địa bàn khác…
Ông
NGÔ MINH CHÂU
,
Phó chủ tịch
UBND TP.HCM
chỉ gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm
môi trường, nguy cơ sụt lún mà còn
làm ảnh hưởng đến tính mạng người
dân” - ông Dũng nói.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ,
Phó giám đốc Sở TN&MT TP, việc
phát hiện, xử lý khai thác cát trái
phép gặp khó khăn. Theo quy định
pháp luật, việc tịch thu tang vật đối
với hành vi khai thác cát trái phép
phải từ 50 m
3
trở lên nên khi bị phát
hiện, các đối tượng thường điều khiển
phương tiện bỏ chạy, xả cát xuống
biển nhằm tẩu tán.
“Việc tiếp cận và xử lý các
trường hợp vi phạm cũng gặp
khó khăn do thời tiết diễn biến
bất thường, nhất là vào ban đêm,
sóng to gió lớn nên việc truy bắt
rất khó khăn, nguy hiểm” - bà
Mỹ cho biết.
Tăng phối hợp giữa TP và
các địa phương
Để đẩy mạnh phòng, chống việc
khai thác cát trái phép, ông Tô
Danh Út, Chỉ huy trưởng Bộ đội
biên phòng TP.HCM, cho biết đơn
vị đang phối hợp với Phòng CSĐT
về môi trường (Công an TP.HCM)
thống nhất nội dung đấu tranh với
hoạt động khai thác, vận chuyển cát,
sỏi trái phép trên địa bàn TP. “Đơn
vị cũng đang phối hợp với các đơn
vị liên quan khảo sát vị trí, xây dựng
chốt kiểm soát trên biển và đưa ra
mô hình chốt, đồng thời phối hợp
với bộ đội biên phòng các tỉnh giáp
ranh, Vùng 3 Cảnh sát biển nhằm
xây dựng quy chế phối hợp” - ông
Út nhấn mạnh.
Theo bà Mỹ, để thực hiện hiệu
NGUYỄNCHÂU
Việc phối hợp giữa các sở,
ngành, địa phương, giữa TP
với các tỉnh trong đấu tranh
phòng, chống khai thác cát trái phép
còn hạn chế”. Ông Nguyễn Thành
Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM,
phát biểu tại hội nghị Triển khai
giải pháp thực hiện đề án “Phòng,
chống khai thác cát trái phép trên
vùng biển Cần Giờ, vùng giáp ranh
giữa TP và các tỉnh”, do UBND
TP.HCM tổ chức chiều 21-6.
Xử khó do vướng luật
Hiện nay tình trạng khai thác cát
trái phép ở Cần Giờ đang ở mức báo
động. Các đối tượng ngày càng tổ
chức tinh vi, liều lĩnh. Chính vì thế
cơ quan chức năng gặp không ít khó
khăn để phát hiện, xử lý.
Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch
UBND huyện Cần Giờ, cho hay tại
địa phương, trong năm 2018 các cơ
quan chức năng đã phát hiện và xử lý
65 trường hợp khai thác, vận chuyển
cát trái phép. Riêng trong năm tháng
đầu năm 2019 đã phát hiện và xử lý
12 trường hợp với tổng số tiền phạt
trên 278 triệu đồng.
“Các đối tượng tổ chức khai thác
cát khá quy mô, diễn ra rầm rộ,
nhất là vào ban đêm với nhiều thủ
đoạn né tránh sự kiểm tra của các
cơ quan chức năng. Việc này không
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Ảnh: N.CHÂU
Bộ đội biên phòng TP.HCMđang xử lýmột trường hợp khai thác cát trái phép.
Ảnh: NGUYỄNTÂN
Xử hình sự để chống “sa tặc”
TP.HCMsẽ xây dựng chốt kiểm soát trên biển, phối hợp với bộ đội biên phòng các tỉnh giáp ranh,
Vùng 3 Cảnh sát biển nhằm truy quét “sa tặc”.
quả công tác phối hợp giữa các
địa phương, TP.HCM và các tỉnh
giáp ranh cần rà soát các quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực
khoáng sản; xem xét, đề xuất bổ
sung, sửa đổi theo hướng tăng
mức xử phạt đối với hành vi khai
thác cát trái phép, kinh doanh, vận
chuyển cát không rõ nguồn gốc;
tăng cường các biện pháp xử lý,
chế tài các phương tiện và người
tham gia điều khiển phương tiện
khai thác cát trái phép, đảm bảo
đủ sức răn đe nhằm phòng ngừa
tái diễn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn
Thành, Phó chủ tịch UBND quận
9, kiến nghị áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung tịch thu phương
tiện, tang vật sử dụng trong khai
thác cát trái phép. “Vì Nghị định
số 33/2017, chỉ quy định tịch thu
phương tiện khi chở từ 50 m
3
cát
khai thác trở lên. Các đối tượng
đã lợi dụng quy định này tiến hành
bơm hút cát trái phép không quá
50 m
3
hoặc tháo đổ xuống sông
khi bị phát hiện” - ông Thành nói.•
Đề xuất tăng cường các
biện pháp xử lý, chế tài
các phương tiện và người
tham gia khai thác cát
trái phép, đảm bảo đủ
sức răn đe…
Niêm yết quyết định cưỡng chế tại
văn phòng Alibaba
Đoàn công tác của UBND xã Châu Pha (thị xã Phú Mỹ,
Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa trực tiếp đến điểm giao dịch của
Công ty CP Địa ốc Alibaba (ấp Tân Tiến, xã Châu Pha) để
niêm yết công khai quyết định cưỡng chế buộc thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Nguyễn Ngọc Sự
(45 tuổi, huyện Gia Lâm, Hà Nội) do đã có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Sở dĩ quyết định cưỡng chế trên được niêm yết tại điểm
giao dịch của Công ty CP Địa ốc Alibaba vì trên phần đất
ông Sự đứng tên đang bị xử phạt hành chính có một số công
trình, hạng mục xây dựng của công ty này.
Theo quyết định cưỡng chế được ông Nguyễn Văn Thắm
- Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ ký, ông Sự buộc phải khắc
phục hậu quả do đã làm thay đổi hiện trạng và mục đích sử
dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp mà
không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đó là các
thửa đất số 10, 11, 12, 15, 17, 22, 23, 32, 34, 43, 165, 166,
173, 175 thuộc tờ bản đồ số 19 và thửa đất số 294, tờ bản
đồ số 10 tọa lạc tại thôn Tân Tiến, xã Châu Pha. Tổng diện
tích các thửa đất là khoảng 24.500 m
2
.
Theo quyết định của UBND thị xã Phú Mỹ, ông Sự bị
buộc phải khôi phục tình trạng của các thửa đất trên như
trước khi vi phạm (tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trên
đất). Thời gian thực hiện là 15 ngày kể từ ngày ông Sự
nhận được quyết định này. Nếu ông Sự không tự nguyện thi
hành, cơ quan chức năng sẽ thực hiện ngừng cung cấp điện,
cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm trên đất.
Trước đó, ông Sự cũng từng bị địa phương xử phạt hành
chính số tiền 3,5 triệu đồng vì có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai, sử dụng không đúng mục đích
khu đất nêu trên. Tuy nhiên, ông Sự đã không khắc phục
hậu quả, khôi phục hiện trạng như UBND thị xã Phú Mỹ
yêu cầu.
Ngoài ra, ngày 13-6, UBND xã Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ)
cũng tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần đường xây dựng
trái phép trên khu đất nông nghiệp rộng khoảng 8 ha. Nhiều
nhân viên của Công ty Alibaba đã phản đối, có biểu hiện
ngăn cản việc cưỡng chế. Hai nhân viên của công ty này đã
bị tạm giữ và đang bị điều tra về hành vi cố ý hủy hoại tài
sản (xe cuốc) của đoàn cưỡng chế.
TRÙNG KHÁNH
Đề nghị đốt miễn phí 3.000 tấn rác ở
Cần Thơ
Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB (xã Trường
Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) vừa có văn bản đề nghị
UBND TP Cần Thơ cho phép công ty được thực hiện xử lý
rác đang được chôn lấp tại các bãi rác trên địa bàn TP.
Theo Công ty EB, hiện Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Cần
Thơ của công ty này đang vận hành ổn định, các chỉ tiêu xử lý
nước thải, khói phát sinh trong quá trình đốt đạt yêu cầu quy
định. Để góp phần xử lý các vấn đề môi trường của TP, thực
hiện trách nhiệm đối với xã hội, công ty nhận thấy có thể hỗ
trợ TP xử lý một số rác thải sinh hoạt đã được chôn lấp tại các
bãi rác do TP quản lý; có thể giải quyết một phần các vấn đề ô
nhiễm nước, đất, mùi hôi tại các bãi rác chôn lấp này.
Theo đó, Công ty EB kiến nghị giai đoạn hiện tại sẽ
đốt thử nghiệm khoảng 3.000 tấn rác thải; mỗi ngày xử lý
khoảng 100 tấn rác, thời gian là 30 ngày. Số rác trên sẽ được
vận chuyển về nhà máy, trộn với số rác mới ở nhà máy. Công
ty EB đảm bảo các tiêu chí về phát thải trong thời gian đốt
thử nghiệm và sẽ gửi các kết luận tổng kết có liên quan đến
UBND TP và Sở TN&MT để làm tài liệu tham khảo cho
phương án xử lý các bãi rác chôn lấp sau này.
Công ty EB cho biết sẽ tạm thời không thu phí đối với
việc xử lý rác này. Sau khi TP có chủ trương và nhà máy có
đầy đủ điều kiện xử lý rác thải qua chôn lấp, công ty và TP
sẽ căn cứ vào kết quả đốt thử nghiệm cùng thương lượng
để sử dụng khoản chi phí xử lý này đóng góp lại cho địa
phương thực hiện dự án.
Trước đề nghị này, UBND TP Cần Thơ đã giao cho giám
đốc Sở TN&MT nghiên cứu, tham mưu đề xuất cụ thể trình
UBND TP xem xét, quyết định trong tháng 6.
HẢI DƯƠNG
Cần xử nghiêm để răn đe
Phát biểu tại hội nghị, ôngNguyễnThành Phong, Chủ tịchUBNDTP.HCM,
cho rằng việc phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, giữaTP với các tỉnh
còn hạn chế. Bên cạnh đó là việc thiếu phương tiện, trang thiết bị cũng như
nhân lực phục vụ tuần tra, kiểm soát trong khi địa bàn quản lý rộng. Ông
Phong đề nghị thời gian tới cần có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa
các sở, ngành, địa phương. Đồng thời cần mở các đợt cao điểm kiểm tra
các điểm nóng về khai thác cát trái phép; chủ động bố trí phương tiện để
kiểm tra, xử lý hành vi khai thác cát trái phép ở các tuyến sông, vùng biển
Cần Giờ. Bên cạnh xử lý tịch thu phương tiện, xử phạt hành chính, cần xử
lý hình sự một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng để tăng tính răn đe.
Đối với kinh phí đầu tư, bổ sung trang thiết bị, cần chọn một số hạng mục
quan trọng đầu tư cho từng sở, ngành, địa phương, Sở KH&ĐT, SởTài chính
phối hợp xem xét và bố trí nguồn kinh phí này.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook