139-2019 - page 16

16
• Mỹ:
Tối 20-6 (giờ địa phương), Tổng thống Donald
Trump được cho là đã phê chuẩn kế hoạch tấn công Iran
nhằm đáp trả việc bắn hạ máy bay không người lái của
Mỹ sau nhiều giờ tranh luận căng thẳng nhưng lại đột
ngột đổi ý và rút lại kế hoạch, theo tờ
The New York
Times
. Nhiều quan chức tiết lộ cuộc tấn công dự kiến sẽ
tiến hành vào sáng sớm 21-6 (giờ Iran) nhằm giảm thiểu
nguy cơ cho dân thường, với mục tiêu ưu tiên là hệ thống
radar và các khẩu đội tên lửa. Hiện chưa rõ nguyên nhân
cho sự thay đổi trong phút chót của ông Trump.
• Ấn Độ:
Chiều 20-6 (giờ địa phương), một chiếc xe
buýt di chuyển trong khu vực huyện Kullu thuộc bang
Himachal Pradesh đã bất ngờ lao xuống một hẻm núi sâu
150 m, khiến ít nhất 44 người thiệt mạng và 29 người bị
thương, hãng tin
AFP
đưa tin. Theo thông tin từ cảnh sát,
chiếc xe trước khi gặp tai nạn đã chở gần 60 người trên
xe, vượt quá giới hạn cho phép với nhiều người phải ngồi
lên cả nóc xe. Nguyên nhân ban đầu được cho là tài xế đã
mất kiểm soát khi đến một khúc cua hiểm với độ dốc hơn
75 độ.
• Nga:
Hãng tin
Reuters
ngày 20-6 dẫn lời phát ngôn
viên Liên minh châu Âu (EU) cho biết thành viên trong
khối đã nhất trí sẽ kéo dài lệnh cấm vận kinh tế đối với
Nga thêm sáu tháng nữa kể từ lần đầu áp đặt sau khi nước
này sáp nhập Crimea năm 2014. Lệnh này hiện có hiệu
lực đến tháng 7-2019 và việc gia hạn thêm sẽ tiến hành
trong vài ngày tới. Ngoài ra, EU cũng kéo dài lệnh cấm
doanh nghiệp trong khối làm ăn với Crimea thêm một
năm, tức đến tháng 6-2020.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBảy22-6-2019
Vì sao thương chiến Mỹ-Trung
khó hạ nhiệt sớm?
Hiện hai bên chưa có lịch nối lại đối thoại chính thức, sau khi vòng đối thoại gần nhất kết thúc vào tháng 5.
THIÊNÂN
C
uộc chiến thương mại
Mỹ-Trung bắt đầu từ
giữa năm ngoái, khi Mỹ
khơi mào đánh thuế hàng
Trung Quốc (TQ) nhập khẩu
và TQ trả đũa. Sau gần một
năm đối thoại, có lúc tưởng
chừng hai bên sắp đạt được
thỏa thuận nhưng rồi mọi
chuyện lại rơi vào bế tắc.
Hồi tháng 5, hy vọng về
một thỏa thuận thương mại
chấm dứt cuộc chiến giữa hai
nước đã nhen nhóm sau khi
phái đoàn hai bên lạc quan về
các điều khoản đã thống nhất
được. Tuy nhiên, hy vọng này
nhanh chóng không còn sau
khi Tổng thống Mỹ Donald
Trump hồi tháng trước cho
tăng thuế đánh lên hàng TQ
nhập khẩu với lý do tiến trình
đối thoại quá chậm chạp và
TQ liên tục thay đổi các điều
khoản đã thống nhất. Và TQ
cũng có bước trả đũa tương tự.
Mức độ trầm trọng trong
cuộc chiến thươngmại hai bên
càng tăng khi Mỹ gần đây siết
chặt các hạn chế thương mại
với Tập đoànHuawei củaTQ.
Hiện hai bên chưa có lịch nối
lại đối thoại chính thức, sau
khi vòng đối thoại gần nhất
kết thúc vào tháng 5.
Đối thoại thương mại có
thể sẽ được nối lại, tuy nhiên
trong một bài viết trên tờ
The
National Interest
, nhà kinh tế
học người Mỹ Greg Wright
(chuyên về thương mại thế
giới) nhận định cuộc thương
chiếnMỹ-Trung sẽ không thể
dịu sớm vì ba lý do:
Thứ nhất, có vấn đề
trong kiểm soát các
bất đồng cơ bản
Mọi cái thể hiện trong tiến
trình đối thoại từ trước đến
giờ cho thấy các nhà thương
lượng tiến được quá ít trên
con đường giải quyết các
bất đồng cơ bản giữa Mỹ và
TQ, theo nhà kinh tế Wright.
Trong các vấn đề cấp thiết
nhất bao gồm các đặc trưng
cấu trúc của kinh tế TQ mà
nước này không thấy có động
cơ, hoặc trong một số trường
hợp là không có khả năng
thay đổi. Nói một cách ngắn
gọn, Mỹ cho rằng chính phủ
TQ hoặc tham gia quá nhiều
hoặc không tham gia đủ vào
các vận hành của nền kinh tế
nước mình.
Vấn đề quan trọng và lâu
dài nhất là Mỹ cho rằng đà
phát triển nhanh của kinh tế
TQ trong những thập niên
gần đây một phần nhờ vào
việc trợ cấp, bảo hộ sâu rộng
những công ty, tập đoàn và
các ngành công nghiệp mục
tiêu của mình. Mỹ muốn TQ
minh bạch hơn về sự bảo hộ
này cũng như giảm mức độ
bảo hộ.
Bên cạnh đó, Mỹ cho rằng
chính phủTQkhôngmạnh tay
đủ trong bảo vệ tài sản trí tuệ
của các công ty nước ngoài ở
TQ. Mỹ cho việc thực thi tác
quyền ở TQ vẫn rất yếu. Các
công ty Mỹ vẫn bị buộc chia
sẻ công nghệ cho các đối tác
TQnhưmột điều kiện để được
làm ăn tại nước này. Mỹ tính
toán những việc này làm các
doanh nghiệp Mỹ mất hàng
trăm tỉ USD mỗi năm.
Nhưng khả năng TQ chấm
dứt bảo hộ thương mại hay
tăng cường thực thi luật bảo
vệ tài sản trí tuệ trong thời
gian ngắn tới khó có thể xảy
ra. Lý do vì điều đó sẽ khiến
kinh tế TQ chậm thêm và bất
cứ thay đổi nào trong chính
sách cũng sẽ có rủi ro.
Về dài hạn, TQ có thể sẽ bị
thuyết phục chuyển đổi kiểu
mẫu kinh tế nếu nước này thấy
có động cơ thích hợp. Vấn đề
là liệu chính phủ Trump có
đủ kiên nhẫn để thỏa hiệp các
mục tiêu ngắn hạn của mình
để đạt được hướng đi dài hạn
này không.
Thứ hai, không cân
đối giữa “cây gậy”
và “cà rốt”
Theo nhà kinh tế Wright,
quan điểm thương lượng của
Mỹ dựa quá nhiều vào “cây
gậy” mà quá ít vào “cà rốt”.
GiữaMỹ và TrungQuốc vẫn còn khoảng cách trong việc kết thúc cuộc chiến thươngmại.
Ảnh: REUTERS
Tổng thốngMỹDonaldTrump và Chủ tịchTQTậpCậnBình
sẽ gặp nhau bên lề hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh
tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật
Bản vào tuần tới, trong đó cuộc thương chiến giữa hai bên
là một nội dung nổi trội được bàn luận. Hãng
Reuters
dẫn
truyền thông TQ nhận định hai bên khó có thể giải quyết
bất đồng lập tức nhưng đây có thể là bắt đầu cho một giai
đoạn mới của các cuộc đàm phán.
Vấn đề quan trọng và lâu dài
nhất là Mỹ cho rằng đà phát
triển nhanh của kinh tế TQ
trongnhững thậpniêngầnđây
một phần nhờ vào việc trợ cấp,
bảo hộ sâu rộng những công
ty, tậpđoàn và các ngành công
nghiệpmục tiêu củamình. Mỹ
muốnTQminh bạch hơn về sự
bảohộnày cũngnhưgiảmmức
độ bảo hộ.
Nhà kinh tế họcMỹ
GREGWRIGHT
Tiêu điểm
Quan điểm thương
lượng của Mỹ dựa
quá nhiều vào “cây
gậy” mà quá ít vào
“cà rốt”.
250.000
người dân đã đổ ra đường để chào đón Chủ tịch Trung
QuốcTậpCận Bình trong chuyến thămcấp nhà nước đến
Triều Tiên diễn ra từ ngày 20 đến 21-6-2019, theo tờ
The
Straits Times.
Ông Tập Cận Bình sau đó đã chia sẻ “cảm
giác chúng ta như người một nhà” trong hội đàm sau
đó với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Kim khẳng định
chuyến thăm này sẽ tăng cường hơn các trao đổi chiến
lược giữa hai nước và làm sâu sắc tình hữu nghị giữa hai
nước. Đáp lại, ông Tập nói sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
trong quản trị công, đào tạo nhân lực trong các ngành
kinh tế và phúc lợi xã hội cho Triều Tiên.
V.CƯỜNG
Thậmchí trước cuộc thương
chiến, các công ty TQ đã đối
mặt với các khoản thuế lớn
khi xuất khẩu hàng sang Mỹ,
một số được Mỹ áp vào thời
điểm trước khi TQ tham gia
Tổ chứcThươngmại Thế giới
năm 2001. Và một điều quan
trọng nữa là việc đánh thuế
này có khả năng sẽ không
được bỏ, bất kể kết quả đối
thoại thế nào.
Một phần nhiều các khoản
đánh thuế này được biết đến
với cách gọi “thuế chống bán
phá giá”, áp dụng khi một
sản phẩm được bán ở Mỹ
với giá được xác định là quá
thấp. Các khoản thuế này gần
như cao gấp đôi các khoản
thuế mà chính quyền Trump
áp dụng với TQ trong cuộc
chiến thương mại hiện tại.
TQsẽkhôngnhânnhượngáp
lực của Mỹ, nhất là khi mình
đã phải chịu những khoản
thuế lớn lại vừa không có
khả năng thương lượng này.
Vì thế, theo nhà kinh tế
Wright, trừ phi Mỹ quyết định
chìa ra một ít cà rốt với TQ,
như giảm thuế, còn không thì
không nghi ngờ gì đối thoại
thương mại sẽ còn bị mắc
kẹt, hoặc nếu có tiếp tục thì
cũng không đạt nhiều kết quả.
Thứ ba, nhiều tổn
thất đồng nghĩa ít
thắng lợi
Tổn thất từ cuộc chiến
thương mại đến lúc này đã
rất cao nhưng có thể sẽ còn
cao hơn. Và điều này có thể
làm giảm khả năng chấm dứt
cuộc chiến.
Thời điểm này, người tiêu
dùng có thể chưa nhận ra tác
động của cuộc chiến thuế quan
giữa hai nước vì việc đánh thuế
này trải dài khắp hàng ngàn
mặt hàng, cũng như nhờ các
công ty Mỹ phản ứng, điều
chỉnh để duy trì cạnh tranh.
Tuy nhiên, dù thế nào cuộc
chiến thuế quan này cũng
khiến mỗi người dân Mỹ
mất khoảng 11 USD/tháng,
theo nghiên cứu gần đây của
Ngân hàng Dự trữ NewYork
và hai đại học Columbia và
Princeton.
Dù có thể chưa cảm nhận
tổn thất từ những đợt đánh
thuế trước mà Mỹ áp lên
hàng TQ nhưng khả năng
lớn người dân Mỹ sẽ cảm
nhận được tác động của đợt
tăng thuế từ 10% lên 25%
mà ông Trump áp lên 200 tỉ
USD hàng TQ hồi tháng 5.
Ông Trump còn nói ông có
kế hoạch sẽ đánh thuế toàn
bộ mặt hàng TQ nhập vào
Mỹ trong vài tháng tới nếu
hai bên không thống nhất
được thỏa thuận.
Với việc dồn dập đánh thuế
từ phía Mỹ thế này càng cấp
thiết phải có sự nhượng bộ
lớn hơn từ TQ. Nhưng khả
năng này cũng ngày càng trở
nên khó xảy ra. Đây là lý do
chính mà các nhà kinh tế gần
như đồng lòng thống nhất
rằng các cuộc chiến thương
mại không phải “dễ thắng”
như lời ông Trump từng nói.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook