162-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu19-7-2019
Thua kiện do
nhầm lẫn tẩu
tán tài sản
Việc chuyển nhượng nhà sau khi có bản án
sơ thẩmnhưng số tiền bán dùng để thực hiện
nghĩa vụ thì không được xem là tẩu tán tài sản.
MINHCHUNG
Ô
ng Nguyễn Châu Trực khởi
kiện đòi vợ chồng ông Huỳnh
NgọcTrung trả 500 triệu đồng.
Tháng 1-2014, TAND quận Bình
Tân, TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên
chấp nhận yêu cầu nên phía bị đơn
kháng cáo. Bốn tháng sau, TAND
TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên y án
sơ thẩm, tức vợ chồng ông Trung
phải trả tiền cho ông Trực.
Bán nhà nên bị thi hành
án khởi kiện
Quá trình thi hành bản án, Chi
cục Thi hành án dân sự (THADS)
quận Bình Tân xác minh điều kiện
THA và biết được vợ chồng ông
Trung có giấy chủ quyền một căn
nhà tại đường Tân Kỳ Tân Quý,
quận Bình Tân và đây là tài sản
duy nhất để THA.
Có điều là vào ngày 26-5-2014,
vợ chồng ông Trung đã ký bán căn
tại một văn phòng công chứng. Sau
đó, từ hồ sơ này, Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai quận Bình
Tân đã cập nhật quyền sở hữu căn
nhà cho người mua.
Thấy việcmua bán được thực hiện
sau ngày có bản án sơ thẩm và trước
ngày có bản án phúc thẩm nên Chi
Nhận định của tòa là đúng
Theo HĐXX, không thể
xem việc ký hợp đồng
mua bán căn nhà sau
khi có bản án sơ thẩm là
hành vi tẩu tán tài sản
nhằm trốn tránh nghĩa
vụ THA theo TTLT số
14/2010.
cục THADS quận đã cưỡng chế kê
biên căn nhà vào ngày 23-7-2015
với lý do có dấu hiệu tẩu tán tài sản,
trốn tránh nghĩa vụ THA.
Từ đó Chi cục THA quận đã căn
cứ khoản 2 Điều 75 Luật THADS
và Thông tư liên tịch (TTLT) số
14/2010 (giữa Bộ Tư pháp, TAND
Tối cao và VKSNDTối cao, hướng
dẫn một số thủ tục THADS) để khởi
kiện, yêu cầu TANDTP.HCM tuyên
bố vô hiệu đối với hợp đồng bán
nhà giữa vợ chồng ông Trung với
người mua nhà.
Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng
10-2018, người mua nhà cho rằng đã
thanh toán cho vợ chồng ông Trung
tiền và nhận chuyển nhượng căn
nhà hợp pháp, không liên quan đến
việc THAcủa ông Trung nên không
đồng ý với yêu cầu của THAquận.
HĐXX nhận định việc chuyển
nhượng căn nhà thực hiện sau khi
có bản án sơ thẩm nhưng số tiền bán
nhà đã được dùng để thanh toán nợ
cho ngân hàng vì khi tòa quận xử
sơ thẩm thì căn nhà đang được thế
chấp tại ngân hàng. Vì thế không thể
xem việc chuyển nhượng căn nhà
của vợ chồng ông Trung là hành vi
tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa
vụ THA theo TTLT số 14/2010. Từ
đó tòa bác yêu cầu khởi kiện của Chi
cục THA, tuyên hợp đồng mua bán
giữa vợ chồng ông Trung và người
mua nhà có giá trị pháp lý.
Không phải là tẩu tán
tài sản
Sau đó, VKSNDTP.HCM kháng
nghị bản án sơ thẩm với lý do việc
mua bán nhà diễn ra sau khi có bản
án sơ thẩm. Trong khi tại khoản 1
Điều 6 TTLT số 14/2010 quy định:
“Kể từ thời điểm có bản án, quyết
định sơ thẩm mà người phải THA
bán, chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm
cố tài sản của mình cho người khác,
không thừa nhận tài sản là của mình
mà không sử dụng khoản tiền thu
được để THA thì tài sản đó vẫn bị
kê biên để THA, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”.
Theo VKS, có căn cứ rõ ràng xác
định vợ chồng ông Trung có hành
vi trốn tránh nghĩa vụ THA nên
hợp đồng mua bán không có giá
trị pháp lý. Việc Chi cục THADS
quận Bình Tân khởi kiện yêu cầu
hủy việc chuyển nhượng trên là
đúng. Ngoài ra, người liên quan
trong vụ án này là ông Trực cũng
có đơn kháng cáo theo hướng chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của phía Chi
cục THADS quận.
Ngày 13-6 vừa qua, TAND Cấp
cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm,
cho rằng tại thời điểm vợ chồng ông
Trung vay 500 triệu đồng của ông
Trực (ngày 20-2-2013) thì căn nhà
đã được thế chấp cho ngân hàng
(hợp đồng thế chấp ký ngày 28-8-
2009). Thực tế thì số tiền bán nhà
đã được sử dụng để thanh toán nợ
cho ngân hàng và sau đó tiền này
cũng được vợ chồng ông Trung trả
cho ông Trực một phần.
Vì thế không thể xem việc ký hợp
đồng mua bán căn nhà sau khi có
bản án sơ thẩm là hành vi tẩu tán
tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ
THA theo TTLT số 14/2010. Từ đó
HĐXX phúc thẩm bác kháng nghị
của VKSND TP.HCM và kháng
cáo của người liên quan, tuyên yán
sơ thẩm.•
Mang nhầm dép rồi lấy luôn điện thoại
của bạn
VKSND huyện Đông Hòa, Phú Yên vừa phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can của cơ quan CSĐT công an cùng
cấp đối với Huỳnh Quang Vũ (SN 2001, trú TP Buôn Ma
Thuột, Đắk Lắk) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản theo khoản 1 Điều 175 BLHS.
Trưa 14-6, Vũ đến nhà bạn là Lê Văn Nghĩa tại xã Hòa
Hiệp Nam, huyện Đông Hòa chơi. Đến chiều cùng ngày,
bị can nhờ Nghĩa chở ra đường để đón taxi về.
Trên đường đi, Vũ mượn điện thoại (loại iPhone X) của
Nghĩa để gọi điện thoại cho bạn gái mình. Do trước đó Vũ
mang nhầm dép của người nhà Nghĩa nên Vũ bảo anh này
về nhà đổi lại.
Khi Nghĩa quay lại đổi dép cho bị can, Vũ lên taxi bỏ đi
và mang điện thoại đến tiệm cầm đồ ở TP Nha Trang bán
lấy 8 triệu đồng rồi bỏ trốn.
Tại bản kết luận của hội đồng định giá huyện Đông Hòa
thì chiếc điện thoại iPhone X có giá trị là 13,7 triệu đồng.
Ngay sau đó cơ quan CSĐT công an huyện đã khởi tố và
bắt tạm giam Vũ.
DƯƠNG ĐỨC
Người dắt mối vay lãi nặng hành hung
cha con chủ nợ
Ngày 18-7, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Nguyễn Thái Cường tù chung thân về tội giết người.
Theo hồ sơ, tháng 5-2018, Cường bảo lãnh cho chị P.
và chị N. (cùng ngụ quận 6, TP.HCM) vay của ông Lê
Anh Tuấn (ngụ quận 11, TP.HCM) 16 triệu đồng với lãi
suất lên đến 20%/tháng. Nhưng trả được hơn nửa tháng
thì hai chị này bỏ trốn nên ông Tuấn buộc Cường phải trả
nợ thay. Ba tháng sau thì Cường không còn khả năng để
trả cho ông Tuấn nữa trong khi ông này nhiều lần đe dọa
Cường.
Sáng 15-8-2018, ông Tuấn gọi điện thoại cho Cường
qua đóng lãi bốn ngày và phạt tiền đóng lãi trễ với số tiền
là 1,780 triệu đồng. Cường chỉ đưa cho ông Tuấn được 1,4
triệu đồng rồi hứa hôm sau sẽ trả tiếp. Ông Tuấn không
đồng ý nên hai bên lời qua tiếng lại và ông Tuấn đánh
Cường.
Ấm ức bỏ về, khi vừa ra cửa, bị cáo Cường nhìn thấy
một cây búa đinh liền cầm búa quay lại nói lớn: “Anh
ép tôi, anh ép tôi” rồi đánh nhiều cái vào người chủ nợ.
Nghe tiếng cha la hét, con trai ông Tuấn chạy tới đẩy ra
nhưng bị cáo vẫn liên tiếp đánh. Khi con ông Tuấn can
ngăn thì Cường đánh luôn vào đầu anh này. Hậu quả là
ông Tuấn tử vong trước khi nhập viện, còn con trai ông
thì bị thương tật 35%. Sau khi gây án, Cường trốn qua
Campuchia một thời gian rồi quay về đầu thú.
Tại tòa, bị cáo Cường thành khẩn khai nhận hành vi
phạm tội nhưng cho rằng bị chửi bới, đe dọa, dồn vào
đường cùng nên mới có hành vi bột phát. Bị cáo có 11
năm công tác trong quân đội nên hiểu rõ pháp luật, biết
hành vi của mình là sai trái nên mới ra đầu thú, xin được
giảm nhẹ.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm
trọng, xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác,
ảnh hưởng xấu tới trật tự xã hội, cần phải xử lý nghiêm.
Hành vi của Cường mang tính côn đồ, giết nhiều người và
quyết thực hiện tới cùng. Tuy nhiên, do bị cáo thành khẩn
khai báo, tự nguyện vận động gia đình bồi thường, có thời
gian dài công tác trong quân ngũ... nên tòa xem xét giảm
nhẹ một phần hình phạt.
HOÀNG YẾN
Bị cáo
Nguyễn
Thái
Cường
được
dẫn giải
về trại
giamsau
phiên xử.
Ảnh: HY
Theo ThS Huỳnh Thị Nam Hải (giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật
TP.HCM), việc hai cấp tòa căn cứ vàomục đích chuyển nhượng căn nhà để
xác định có hay không hành vi tẩu tán tài sản là phù hợp. Thực tế là số tiền
bán nhà đã được sử dụng để giải chấp ngân hàng, thực hiện nghĩa vụ cho
hợp đồng thế chấp đã có trước thời điểmvợ chồng ôngTrung vay tiền của
ông Trực. Số tiền thừa còn lại cũng đã được tự nguyện trả cho người được
THA nên không có cơ sở để cho rằng vợ chồng ông Trung tẩu tán tài sản.
Một nguyên chấp hành viên CụcTHADSTP.HCM (đề nghị không nêu tên)
cũng chung nhận định, cho rằng cần xác định mục đích của việc chuyển
nhượng căn nhà ở đây là gì. Nếu tài sản được bán nhằm đảm bảo nghĩa
vụ thanh toán cho ngân hàng trước đó và nếu có một phần tiền được trả
cho người được THA thì không thể xem hành vi đó là tẩu tán nhằm trốn
tránh nghĩa vụ THA.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook