184-2019 - page 17

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 14-8-2019
“Giáo dục TP.HCM phải
hướng đến chất lượng quốc tế”
TP.HCMmuốn đi đầu cả nước trong năng suất lao động thì không có con đường nào khác:
Giáo dục và đào tạo phải đạt trình độ quốc tế.
NGUYỄNQUYÊN
B
í thưThành ủyTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân đã
đặt ra yêu cầu như trên
đối với ngành GD&ĐT TP
tại hội nghị tổng kết năm học
2018-2019 và triển khai nhiệm
vụ năm học 2019-2020 do Sở
GD&ĐT tổ chức sáng 13-8.
Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao
TheobáocáocủaSởGD&ĐT
TP.HCM, nămquaTPđã triển
khai thí điểm giáo dục giới
tính cho trẻ mầm non từ ba
đến năm tuổi; tiếp tục tổ chức
nhận trẻ từ sáu tháng tuổi đến
18 tháng tuổi; nhận giữ trẻ
ngoài giờ và đẩy mạnh hoạt
động các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo tại các khu công nghiệp...
Đối với giáo dục tiểu học,
cơ bản đảm bảo đủ chỗ học
cho học sinh, tuy nhiên sĩ số
mỗi lớp còn cao, tỉ lệ học sinh
được học hai buổi/ngày giảm
so với năm học trước. TP
cũng đã bước đầu tập trung
chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật
chất, đồ dùng dạy học để triển
khai chương trình giáo dục
phổ thông mới, nhất là lớp 1.
Đối với giáo dục trung học,
hầu hết các trường đã sắp
xếp kế hoạch dạy học chủ
động, áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực và tổ
chức tốt các tiết học ngoài
nhà trường. Sở GD&ĐT đã
tập huấn cho 8.272 lượt giáo
viên, chỉ đạo đẩy mạnh đổi
mới hoạt động dạy học, tổ
chức hình thức dạy học theo
dự án, đẩymạnh phương pháp
giáo dục STEM…
Phát biểu tại hội nghị, ông
Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết
trong năm học tới, ngành
GD&ĐTTP tiếp tục tập trung
thực hiện đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT, tích cực
chuẩn bị các điều kiện để sẵn
sàng cho việc triển khai thực
hiện chương trình, sách giáo
khoa theo lộ trình, đồng thời
triển khai Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật
Giáo dục đại học và Luật
Giáo dục (sửa đổi) vừa được
Quốc hội thông qua; nâng cao
chất lượng giáo dục theo định
hướng hội nhập khu vực và
quốc tế…
Để thực hiện được các mục
tiêu trên, ngành GD&ĐT TP
sẽ triển khai nămnhómnhiệm
vụ chủ yếu: Đẩy mạnh cải
cách hành chính về GD&ĐT;
nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý của cán bộ quản lý
giáo dục các cấp; tăng cường
các nguồn lực đầu tư cho
GD&ĐT; tăng cường công
tác khảo thí và kiểm định
chất lượng giáo dục; đẩy
mạnh công tác truyền thông
về GD&ĐT.
Giáo dục và đào tạo
phải đạt trình độ
quốc tế
Tham dự hội nghị, bí thư
Thành ủy TP.HCM đã biểu
dương những kết quả ngành
GD&ĐT đạt được trong năm
qua, nổi bật là kết quả của kỳ
thi THPT quốc gia. Cụ thể,
TP.HCM có điểm trung bình
tốt nhất trong nămTP và xếp
hạng năm cả nước.
Bí thư Nhân cho rằng
TP.HCM đang đứng trước
thách thức phát triển. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế,
nguồn nhân lực chất lượng
cao đóng vai trò quan trọng.
Cho nên giáo dục TP phải
hướng đến chất lượng quốc
tế, có như vậy mới vượt trội
về năng suất, thu hút đầu tư
và áp dụng công nghệ cao.
“TP.HCM đã và sẽ tiếp tục
dành cho ngành giáo dục sự
quan tâm lớn nhất, sự ưu tiên
lớn nhất” - Bí thư Thành ủy
Nguyễn Thiện Nhân khẳng
định.
Bên cạnh đó, bí thư yêu
cầu ngành giáo dục TP phải
suy nghĩ hoàn thiện cơ chế
tài chính, giáo dục phải đạt
300 phòng/10.000 dân; trao
TP.HCM đã và sẽ
tiếp tục dành cho
ngành giáo dục sự
quan tâm lớn nhất,
sự ưu tiên lớn nhất.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân trao tặng huân chương Lao động cho các đơn vị.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
đổi và bàn bạc với UBNDTP
tìm kiếm các giải pháp chưa
hợp lý trong việc thực hiện
chi trả thu nhập tăng thêm;
khuyến khích phát triển giáo
dục ngoài công lập, hợp tác
công tư như thế nào, giải
quyết vấn đề biên chế giáo
viên ra sao trong khi số lượng
học sinh tại TP cứ tăng thêm
mỗi năm.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó
Chủ tịch thường trực UBND
TP.HCM, đề nghị lãnh đạo
UBND các quận, huyện rà
soát lại quy hoạch đất đai
tại địa phương, tập trung ưu
tiên đất cho giáo dục. Trong
đó đặc biệt quan tâm đến
những quận, huyện có tốc
độ tăng dân số cơ học cao,
gặp khó khăn đặc biệt trong
công tác xây dựng trường
học. Thường trực UBND
TP sẽ chủ trì để cùng tháo
gỡ khó khăn cho giáo dục,
phải đảm bảo đủ trường,
lớp, giảm sĩ số học sinh
theo quy định và phấn đấu
để 100% học sinh được học
hai buổi/ngày.
Mặt khác, phó chủ tịch
đề nghị ngành nội vụ và các
quận, huyện phải sớm thực
hiện việc giao biên chế giáo
viên, sớm phối hợp để các
trường tuyển dụng đủ giáo
viên trước ngày tựu trường.•
TừvụGateway, giậtmìnhvề cảnhbáo “trườngquốc tế”
Ba kiến nghị của ngành giáo dục
cần tháo gỡ
Về cơ sở vật chất trường, lớp: Áp lực dân số tăng cơ học
cao làm giảm tỉ lệ học sinh học hai buổi/ngày, sĩ số lớp học
tăng, nhiều đại biểu đề nghị tháo gỡ khó khăn trong các
quy định để triển khai mạnh mô hình tự chủ và hoạt động
xã hội hóa, nhất là trong việc thực hiện liên kết để có điều
kiện duy tu, bảo dưỡng.
Về đội ngũ, quy định về tiêu chuẩn cũng như cơ chế,
chính sách đối với giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học chưa
phù hợp, chưa tương xứng. Do đó nhiều quận, huyện gặp
khó khăn trong tuyển dụng. Bên cạnh đó, các trường còn
gặp khó khăn về cơ chế, chính sách trong tuyển dụng kế
toán, nhân viên y tế, giáo viên tư vấn, giám thị.
Các thầy cô kiến nghị sớm triển khai kế hoạch bồi dưỡng
chuẩn bị chương trình phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, của
TP, cũng như sớm có sách giáo khoa để giáo viên tiếp cận,
làm quen với chương trình mới. Có người đề nghị quan
tâm, sớm có phương án và triển khai tập huấn cho giáo
viên dạy môn tổ hợp.
Về chuyênmôn, các trường đánh giá cao việc giao quyền
tự chủ, các thầy cô đề nghị mạnh dạn mở rộng mô hình để
chứngminhhiệuquả, nhưmôhình“trường tiên tiến, hiệnđại”.
Mới đây nhất, ông Lê Ngọc
Quang,PhóGiámđốcSởGD&ĐT
TPHàNội,chobiết:“Trongquyết
địnhthànhlậptrườngmàkhông
có chữ quốc tế nhưng cứ đưa thêm từ này vào để thu hút học sinh
là sai. Trong thời gian tới Hà Nội sẽ công bố danh sách các trường
quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để toàn thể nhân dân, phụ
huynh học sinh biết”. Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám
đốc SởGD&ĐT TP.HCM, cũng chobiết hiện cómột số trường tư thục
gắn mác quốc tế, trong khi tại TP.HCM chỉ có 21 trường có yếu tố
nước ngoài hoạt động theo Nghị định 86/2018.
Vậy trường quốc tế thứ thiệt là sao, khác gì với trường có yếu tố
nước ngoài? Ở TP.HCMvà Hà Nội, trong rất nhiều trường vẫn được
mọi người cho là trường quốc tế thì trường nào là trường quốc tế
đúng quy định?
Xin được lưu ý là: Hiện tại, không có trường quốc tế ở bất kỳ địa
phươngnàocủaViệtNam(VN). “Trườngcóyếu tốnướcngoài” cũng
chỉ là cách gọi khác về các trường được thành lập, hoạt động theo
Nghị định 86/2018 (quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục).
Chính xác thì có những trường sau đây:
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Các cơ sở này do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ
vốn đầu tư, có thể nói gọn là trường có vốn nước ngoài.
Các trường này có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch
quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài
thôngdụng khác) với nội dung tươngđương. Cụ thể, đối với trường:
Tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự:
“Trường”, “cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng.
Trong đó, trường mầmnon, trường phổ thông (như trường tiểu
học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học) được tổ chức giảng dạy chương trình
giáo dục của VN và chương trình giáo dụcmầmnon, chương trình
giáo dục phổ thông của nước ngoài.
Các trườngnàyđượcphép tiếpnhậnhọc sinhVNvàohọc chương
trình giáo dục của nước ngoài. Số học sinh VN học chương trình
giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học
chương trình giáo dục của nước ngoài tại trường. Học sinh VN học
chương trình giáo dục nước ngoài phải được học các nội dung bắt
buộc theo quy định của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Trườngmầmnon tư thục, trường phổ thông tư thục của VN liên
kết với cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
Các trường này được giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp,
tức là chương trình giáo dục của nước ngoài tích hợp với chương
trìnhgiáodục củaVN. Người họchoàn thànhchương trìnhgiáodục
tích hợp cấp trung học phổ thông được cấp văn bằng tốt nghiệp
của VN và của nước ngoài.
Như vậy, theoquy định thì chỉ cóhai loại trườngđược phépgiảng
dạy chương trình giáo dục nước ngoài hoặc chương trình giáo dục
nước ngoài tích hợp với chương trình giáo dục VN là trường có vốn
đầu tư nước ngoài và trường tư thục có liên kết giáo dục với cơ sở
giáo dục nước ngoài.
Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm “trường quốc
tế”. Tuy nhiên, nếu dùng chữ “quốc tế” để chỉ trường có giảng dạy
chương trình giáo dục nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích
hợp như đối với hai trường hợp nêu trên được quy định theo Nghị
định 86/2018 thì cũng có thể chấp nhận được.
Vấn đề đáng bàn là có trường không giảng dạy chương trình giáo
dục nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp nào nhưng vẫn
tự xưng là “trường quốc tế” để chiêu sinhmà không bị bất kỳ chế tài
nào của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng
không cấmdùng chữ “quốc tế” để đặt tên (tên riêng) chomột trường.
Từchỗđó,mộttrườngkhôngcógiảngdạychươngtrìnhgiáodụcnước
ngoài vẫncó thểđặt tên là “trườngquốc tế”. Điềunàydễdẫnđến tình
trạng thật giả lẫn lộn, gây ngộ nhận cho các phụ huynh, học sinh.
THU TÂM
(Tiếp theo trang 1)
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook