184-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Cao tốcTP.HCM-TrungLương
(TP.HCM, LongAnvàTiềnGiang)
dài 62 km, tổngmức đầu tư hơn
9.884 tỉ đồng. Thi công từ năm
2004 và đưa vào sử dụng năm
2010. Năm 2012, tuyến cao tốc
nàybắt đầu thuphí đểhoànvốn
chongân sáchnhà nước đã ứng
trước 9.880 tỉ đồng. Đến ngày
1-1-2019, cao tốc dừng thu phí
do Công ty Yên Khánh hết hợp
đồngchuyểnnhượngquyềnthu
phí.Tiếpđó,Tổng cụcĐườngbộ
tiếpnhận cao tốc và giao lại cho
Cục Quản lý đường bộ IV.
Tiếp tục thu phí cao tốc
TP.HCM - Trung Lương?
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là công trình đường bộ đạt chuẩn cao tốc
đầu tiên tại Việt Namhiện đang xuống cấp, dần trở thành quốc lộ.
KIÊNCƯỜNG
N
gày 13-8, trao đổi với
PV
Pháp Luật TP.HCM
,
ôngNguyễnVănThành,
Cục trưởng Cục Quản lý
đường bộ IV (đơn vị quản
lý cao tốc TP.HCM - Trung
Lương),
cho biết hiện nay
tình trạng lưu thông trên cao
tốc của các phương tiện gặp
nhiều vấn đề về an toàn, tốc
độ không đảm bảo, vì vậy
Cục Quản lý đường bộ IV đã
có văn bản gửi tổng cục kiến
nghị sớm thu phí trở lại cao
tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cao tốc xuống cấp
Theo ông Thành, kể từ
đầu năm 2019, khi tuyến cao
tốc dừng thu phí, xe tải, xe
container ồ ạt đi vào khiến cao
tốc bị xuống cấp trầm trọng,
thậm chí các làn dừng khẩn
cấp cũng bị ảnh hưởng. Trong
động thái mới nhất, ngày 5-8,
Hiệp hội Các nhà đầu tư công
trình giao thông đường bộViệt
Nam đã đi khảo sát thực tế và
có văn bản gửi Văn phòng
Chính phủ cùng các cơ quan
chức năng cảnh báo những
nguy cơ xuống cấp nghiêm
trọng của tuyến đường cao
tốc TP.HCM - Trung Lương
thời gian qua.
Cụ thể, theo hiệp hội, lượng
phương tiện tham gia giao
thông trên cao tốc tăng đột
biến và không được kiểm soát
đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao
thông, ách tắc trên toàn tuyến,
và đã xuất hiện một số đoạn
hư hỏng. “Từ đường cao tốc
đạt chuẩn đang dần trở thành
quốc lộ do không kiểm soát
được các thành phần, tải trọng
của phương tiện tham gia lưu
Năm 2013, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự
án hạ tầng Cửu Long (Công ty Cửu Long) thuộc Bộ GTVT bán
quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho Công
ty CP Tập đoàn Yên Khánh (Công ty Yên Khánh) với giá 2.004 tỉ
đồng, thời gian thu phí năm năm (từ năm 2014 đến hết năm
2018). Công ty Yên Khánh được thực hiện thu phí tại bốn trạm
trên tuyến đường gồm: ChợĐệm, Tân An, Bến Lức vàThân Cửu
Nghĩa. Tuy nhiên, doYên Khánh chậmnộp tiềnmua quyền thu
phí nên bị phạt, số tiền phạt và lãi chậm nộp thực hiện hợp
đồng theo tính toán củaTổngCông tyCửu Long là 264,7 tỉ đồng.
Ngày 29-7,TANDTP.HCMxửphúc thẩmvụCông tyYênKhánh
kiệnCông ty Cửu Long liên quan đến quyền thu phí trên đường
cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Theo tòa phúc thẩm, yêu cầu
của Công ty Cửu Long đòi Công ty Yên Khánh thanh toán số
tiền lãi chậm thanh toán 265 tỉ đồng là có căn cứ nhưng sơ
thẩm chỉ chấp nhận số tiền tính bằng 8% giá trị hợp đồng là
chưa đúng, cần phải sửa án. Ngoài ra, thời hạn thu phí theo
hợp đồng đã hết, Công ty Yên Khánh phải bàn giao cho Công
ty Cửu Long quyền thu phí tại bốn trạm trên đường cao tốc
TP.HCM - Trung Lương.
thông, làm giảm tốc độ khai
thác, thời gian lưu thông dài
hơn, tăng chi phí logistics,
ảnh hưởng đến kết cấu công
trình, hạ tầng” - văn bản hiệp
hội nêu rõ. Đặc biệt, trên tuyến
cao tốc có 13 cầu vượt sông,
cầu cạn với tải trọng thiết kế
< 30 tấn, việc không kiểm soát
tải trọng của các phương tiện
tham gia giao thông tiềm ẩn
nhiều rủi ro, gây hư hỏng các
công trình cầu cũng như gây
mất an toàn giao thông.
Anh Trọng Đại, một tài xế
thường xuyên sử dụng cao
tốc về miền Tây, cho hay việc
không thu phí khiến rất nhiều
xe container, xe tải đi vào tuyến
đường này. Chạy trên cao tốc
nhưng tốc độ rất chậm, kẹt xe
liên miên, tài xế rất mệt mỏi.
Kiến nghị sớm
thu phí trở lại
“Chúng tôi đã có gửi văn
bản cho Tổng cục Đường bộ
(Bộ GTVT) trên cơ sở các số
liệu, thống kê xe, tình trạng
xuống cấp hiện nay. Việc khi
nào thu phí trở lại là do tổng
cục quyết định nhưng chúng
tôi kiến nghị nên tiến hành thu
phí trở lại sớm để đảm bảo
các vấn đề về khai thác và an
toàn như đã phân tích” - ông
Thành nói.
Đồng tình, Hiệp hội Các nhà
đầu tư công trình giao thông
đường bộ Việt Nam cho rằng
việc không tiếp tục tổ chức
thu phí đã gây lãng phí trong
việc sử dụng ngân sách nhà
nước, dẫn tới mất nguồn thu
phục vụ cho công tác quản lý
vận hành, duy tu, bảo trì, bảo
dưỡng cao tốc. Bên cạnh đó,
việc dừng thu phí cũng gây rủi
ro dây chuyền cho phương án
tài chính tuyến Trung Lương
- Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần
Thơ do tâm lý người dân đã
được sử dụng miễn phí đoạn
TP.HCM - Trung Lương. Tình
huống khác, trong trường hợp
đoạn TP.HCM - Trung Lương
hư hỏng mà không có kinh
phí khắc phục vì các tồn tại
như hiện nay thì sẽ làm giảm
lượng phương tiện tham gia
lưu thông toàn tuyến cao tốc
TP.HCM - Cần Thơ.
“Để đảm bảo an toàn giao
thông và ngăn chặn sự xuống
cấp các công trình, hiệp hội
kiến nghị Bộ GTVT với vai
trò bộ chủ quản chỉ đạo Tổng
cục Đường bộ Việt Nam khẩn
trương hoàn thành đề án thu
phí cao tốc TP.HCM - Trung
Lương để kiểm soát chủng
loại và tải trọng của phương
tiện, tạo nguồn thu ngân sách
và đảm bảo chi phí thực hiện
quản lý vận hành, bảo dưỡng
thường xuyên, phát huy hiệu
quả khai thác đường cao tốc” -
PGS-TSTrần Chủng, Chủ tịch
hiệp hội, kiến nghị.•
Đồng ýđề nghị tạm
dừngquyhoạchPhú
Quốc thànhđặc khu
Bộ Xây dựng vừa có văn bản thống nhất với ý kiến
đề nghị tạm dừng quy hoạch đặc khu của UBND tỉnh
Kiên Giang vì việc lập quy hoạch tại thời điểm này
chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định của
pháp luật.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
bằng văn bản ngày 13-8
về việc tỉnh Kiên Giang vừa đề nghị tạm dừng lập quy
hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu, Bộ Xây dựng
cho hay đã có hai văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về
nội dung này gồm: Văn bản số 1839/2019 về việc triển
khai lập quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu
kinh tế và Văn bản số 1655/2019 về ý kiến đối với kiến
nghị bổ sung của UBND tỉnh Kiên Giang
“Bộ Xây dựng đã nêu rõ việc tổ chức lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đảo Phú Quốc theo
định hướng đơn vị hành chính-kinh tế, đặc biệt tại thời
điểm này là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành về quy hoạch” - Bộ Xây
dựng thông tin.
Bộ này cũng cho hay đã thống nhất với kiến nghị
của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tạm dừng việc lập
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đảo Phú
Quốc theo định hướng đơn vị hành chính-kinh tế đặc
biệt. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND
tỉnh Kiên Giang tổ chức lập mới quy hoạch chung xây
dựng đảo Phú Quốc theo ý kiến đồng ý về chủ trương
của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 739/2018,
quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt nhằm định hướng phát triển
không gian đảo Phú Quốc trong giai đoạn tới, tạo tiền
đề cho Phú Quốc phát triển nhanh và bền vững, phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã đề nghị Thủ
tướng Chính phủ cho tạm dừng việc lập quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội đảo Phú Quốc thành đặc khu
kinh tế cho tới khi luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc
biệt được thông qua. Đồng thời, đề xuất được sử dụng
ngân sách lập mới quy hoạch đảo Phú Quốc theo hướng
trở thành khu kinh tế Phú Quốc. 
Lý do Kiên Giang đưa ra là do đến nay tỉnh này đã
thực hiện một số thủ tục lập quy hoạch, tuy nhiên dự
thảo luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt vẫn chưa
được Quốc hội dự kiến thời gian thông qua. Do đó, việc
lập quy hoạch Phú Quốc theo hướng trở thành đặc khu
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý…Nếu
phải chờ luật mới làm quy hoạch thì sẽ khó khăn cho
Phú Quốc trong định hướng tiếp các mục tiêu, phương
hướng phát triển, sẽ vướng mắc trong quá trình thu hút
kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án đầu tư. 
Theo đó, Kiên Giang đề nghị được áp dụng hình
thức lựa chọn và chỉ định đơn vị tư vấn nước ngoài lập
quy hoạch và được thực hiện cơ chế tự thỏa thuận với
tư vấn nước ngoài trong việc lập mới quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội đảo Phú Quốc theo hướng
trở thành khu kinh tế Phú Quốc.
TRỌNG PHÚ
Cần Thơ: Một quận có 6/7 phường
bị sạt lở
Ngày 13-8, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cùng các sở,
ngành đã đi kiểm tra thực tế để tìm nguyên nhân và đưa
ra giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông tại quận
ÔMôn.
Theo báo cáo của UBND quận ÔMôn, trên địa bàn
hiện có 36 điểm đã sạt lở với tổng chiều dài hơn 4.000
m, xảy ra ở 6/7 phường. Quận đã gia cố được 16 điểm
và hiện còn 20 điểm chưa được gia cố. Riêng tình hình
sạt lở tuyến sông ÔMôn xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Tại buổi làm việc, ông Lê Quang Mạnh, Chủ tịch
UBND TP Cần Thơ, yêu cầu lãnh đạo UBND quận phối
hợp với Sở Xây dựng cần nghiên cứu quy hoạch tổng
thể lâu dài, xây dựng các phân khu chức năng. Tiếp tục
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phòng, chống thiên
tai để kịp thời hỗ trợ, tìm biện pháp khắc phục khi có
sạt lở xảy ra. Thường xuyên kiểm tra, rà soát nhằm kịp
thời phát hiện những điểm có nguy cơ sạt lở cao để vận
động, di dời người dân đến nơi ở an toàn.
CẨMGIANG
Từ đầu năm2019, khi tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí thì xe tải, xe container ồ ạt
đi vào khiến cao tốc bị xuống cấp trầmtrọng. Ảnh: THANHVÂN
Việc không tiếp tục tổ
chức thu phí đã gây
lãng phí trong việc
sử dụng ngân sách
nhà nước, dẫn tới
mất nguồn thu phục
vụ cho công tác quản
lý vận hành, duy tu,
bảo trì, bảo dưỡng
cao tốc.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook