208-2019 - page 9

9
Trong khoảng thời gian từ năm
2016đếnnay,UBNDTPđãcónhiều
văn bản chỉ đạo các sở Xây dựng,
TN&MT và các đơn vị có liên quan
về việc cấp GCN cho các hộ dân.
Cùng đó, Sở Xây dựng cũng có
hàng loạt văn bản đôn đốc giải
quyết các vấn đề có liên quan. Và
về phía Ngân hàng SCB cũng đã
đồng ý giải chấp 280 căn hộ theo
đề nghị của Sở TN&MT.
cho dân, ngân hàng cũng đã thực
hiện nhưng khi nộp hồ sơ thì Văn
phòng Đăng ký đất đai TP lại yêu
cầu phải có văn bản đồng ý của Sở
TN&MT? Tại sao trước đó đã thống
nhất giải chấp 280 căn hộ nêu trên
nhưng khi ngân hàng đến liên hệ
thủ tục làm giấy thì lại yêu cầu phải
giải chấp toàn bộ dự án?
Trao đổi với
PhápLuật TP.HCM
, bà
Bùi Thị Bích Tuyền, Giám đốc Văn
phòng Đăng ký đất đai TP, cho biết
theoĐiều 72Nghị định 43 hướng dẫn
Luật Đất đai thì ngân hàng cần liên
hệ Sở TN&MT để nộp hồ sơ. Trong
thời gian không quá 30 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Sở TN&MT
có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng
sử dụng đất, nhà ở, công trình đã xây
dựng và điều kiện chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, bán nhà ở của
chủ đầu tư dự án.
Theo bà Tuyền, sau khi hoàn
thành kiểm tra, Sở TN&MT có trách
nhiệm gửi thông báo cho chủ đầu
tư dự án về kết quả kiểm tra; gửi
thông báo kèm theo sơ đồ nhà, đất
đã kiểm tra cho Văn phòng Đăng
ký đất đai để làm thủ tục đăng ký
VIỆTHOA
T
rong hai số báo trước,
Pháp
Luật TP.HCM
phản ánh người
dân chung cư Rubyland (quận
Tân Phú, TP.HCM) sau hơn 10 năm
vào ở vẫn chưa được cấp giấy chứng
nhận (GCN) quyền sở hữu căn hộ
chung cư.
Một trong những nút thắt quan
trọng nhất chính là việc chủ đầu tư
thế chấp toàn bộ GCN quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất của dự án cho Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB). Trong đó có
280 căn hộ hình thành trong tương
lai trong khi đã bán cho người dân.
Chung cư Rubyland là một trong
nhiều chung cư bị chủ đầu tư cắm
GCN vào ngân hàng khi đã bán cho
người mua trên địa bàn TP.HCM.
Đồng thời, khối tài sản này cũng
biến thành nợ xấu khi chủ đầu tư
không còn khả năng trả nợ.
Dự án này tưởng chừng bế tắc
trong việc ra GCN cho 280 hộ dân
thì giữa năm 2018, Ngân hàng SCB
chấp thuận giải chấp 280 căn hộ ra
khỏi tài sản thế chấp để làm cơ sở cấp
GCN theo đề nghị của Sở TN&MT.
Đây cũng là chung cư đầu tiên trên
địa bàn TP có GCN bị thế chấp mà
được ngân hàng chịu giải chấp và
đứng ra làm thủ tục để ra giấy chủ
quyền cho khách hàng.
Vấn đề là tại sao Sở TN&MT đã
đề nghị Ngân hàng SCB giải chấp
280 căn hộ để làm cơ sở cấp giấy
Người dân chung cư Rubyland trongmột lần đối thoại với đại diện chủ đầu tư. Ảnh: VIỆTHOA
nhà, đất cho bên mua đối với các
trường hợp đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
“Khi có văn bản này thì chúng tôi
tiến hành cấp giấy bình thường cho
các căn hộ đủ điều kiện theo xác
nhận của Sở TN&MT” - bà Tuyền
khẳng định.
Chúng tôi liên hệ với ông TrầnVăn
Thạch, Phó Giám đốc Sở TN&MT,
thì được biết Sở cũng đã nhận được
văn bản đề nghị xác định phương
án cấp giấy cho 280 căn hộ nêu trên
của Ngân hàng SCB.
“Về mặt chủ trương thì việc cấp
giấy cho các căn hộ trong dự án
Rubyland đã được thống nhất giữa
các cơ quan. Tuy nhiên, phương án
cấp cụ thể như thế nào thì chúng tôi
đang giao chuyên môn tham mưu.
Khi đã ra phương án cụ thể sẽ tổ chức
cuộc họp lấy ý kiến của các bên liên
quan. Sau đó sẽ có văn bản giao Văn
phòng Đăng ký đất đai cấp giấy theo
quy định” - ông Thạch nói.•
Khi đã ra phương án
cụ thể, Sở TN&MT
TP.HCM sẽ tổ chức cuộc
họp lấy ý kiến của các bên
liên quan. Sau đó sẽ có
văn bản giao Văn phòng
Đăng ký đất đai cấp giấy
theo quy định.
ÝkiếncủaSởTài nguyênvàMôi trường
TP.HCMvề việc cấp giấy ở Rubyland
Về chủ trương thì việc cấp giấy cho các căn hộ trong dự án Rubyland đã được thống nhất giữa các cơ quan
chức năng.
Doanh nghiệp chế biến tôm bị đình chỉ
hoạt động chín tháng
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng vừa ký
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty
TNHH MTV Thương mại, Sản xuất, Xuất khẩu Trần Thảo
(viết tắt là Công ty Trần Thảo, trụ sở tại ấp 3, xã Bình Thới,
huyện Bình Đại, Bến Tre). Số tiền phạt 710 triệu đồng về
hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Thời gian nộp phạt của Công ty Trần Thảo là bốn tháng
23 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Hết thời hạn nộp
phạt, nếu công ty này không tự nguyện chấp hành sẽ bị
cưỡng chế theo quy định.
Cùng đó, Công ty Trần Thảo còn bị đình chỉ hoạt
động chín tháng. Biện pháp khắc phục là buộc công ty
này thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Công ty này còn phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử
lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống thu gom,
xả thải ra nguồn tiếp nhận, đảm bảo nước thải sau xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi
trường. Ngoài ra, Công ty Trần Thảo phải có biện pháp
xử lý mùi hôi, không gây ảnh hưởng môi trường xung
quanh…
Công ty Trần Thảo hoạt động từ tháng 3-2019, chuyên
chế biến và xuất khẩu tôm. Trong thời gian hoạt động,
người dân xã Bình Thới phát hiện công ty này đã xả nước
thải trực tiếp ra cống dẫn vào các mương rạch.
Người dân xã Bình Thới đã nhiều lần kiến nghị tới các cơ
quan chức năng yêu cầu kiểm tra, xử lý Công ty Trần Thảo.
UBND xã Bình Thới cũng đã nhiều lần kiểm tra, lập biên
bản và làm việc với đại diện công ty này, yêu cầu công ty
khắc phục nhưng vẫn chưa có kết quả.
Các cơ quan chức năng của huyện và Sở TN&MT tỉnh đã
nhiều lần kiểm tra, phát hiện công ty này mắc nhiều lỗi như
không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê
duyệt theo quy định, không có hệ thống xử lý nước thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật…
ĐÔNG HÀ
Lý do xe buýt ngày càng kém hấp dẫn
HĐND TP.HCM vừa có buổi khảo sát tình hình vận hành
và phát triển hệ thống xe buýt trên địa bàn TP giai đoạn
2016-2020. Tham dự buổi khảo sát có bà Nguyễn Thị Lệ
(Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP), ông Trương
Trung Kiên (Trưởng ban Đô thị HĐND TP) cùng các đại
biểu HĐND TP.
Tại buổi khảo sát, đại diện Sở GTVT báo cáo: Tính đến
tháng 8-2019, TP có 137 tuyến xe buýt. Từ năm 2014, khối
lượng vận chuyển xe buýt bắt đầu giảm. Tuy nhiên, từ năm
2018, hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC)
lại chuyển biến theo xu hướng tích cực.
Dù vậy, theo Sở GTVT, hiện VTHKCC chỉ mới đáp ứng
được 9,2% nhu cầu giao thông đô thị ở TP. Theo kế hoạch,
đến năm 2020, khối lượng VTHKCC phải đáp ứng được
15%-20% nhu cầu giao thông đô thị TP. TP đã và đang triển
khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển VTHKCC để đạt
được kế hoạch đề ra.
Hiện các phương tiện cá nhân trở nên phổ biến ở TP dẫn
đến tình trạng gia tăng mật độ lưu thông trên đường, tác
động đến chất lượng dịch vụ xe buýt cũng như nhu cầu sử
dụng giao thông công cộng ngày càng suy giảm.
Chưa kể hệ thống bến bãi còn hạn chế, chính sách
thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư cơ
sở hạ tầng còn chưa nhiều dẫn đến việc triển khai thực
hiện các dự án bến bãi theo hình thức hợp tác công tư
(PPP) còn chậm.
Theo đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở,
ngành, quận, huyện tiếp tục phối hợp, góp ý hoàn thiện
đề án tăng cường VTHKCC kết hợp kiểm soát sử dụng
phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa
bàn TP. Đồng thời quan tâm để bố trí đủ kinh phí trợ giá
cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP.
UBND TP xem xét, thông qua chủ trương thực hiện các
dự án, giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt thuộc
“Chương trình chống ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao
thông giai đoạn 2021-2025”.
HOÀNG HIẾU
Nhàmáy chế biến tôm, xuất khẩu của Công ty Trần Thảo. Ảnh: BĐK
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook