227-2019 - page 12

12
VIẾT LONG-ĐỨCMINH
N
gày 2-10, Ủy ban Về
các vấn đề xã hội của
Quốc hội họp phiên
toàn thể, trong đó có cho ý
kiến tiếp thu giải trình, chỉnh
lý dự thảo Bộ luật Lao động
(sửa đổi).
Chính phủ hay Quốc
hội quyết định lộ
trình tăng tuổi hưu?
Theo dự thảo mới nhất của
dự luật, Chính phủ tiếp tục
đưa ra hai phương án tăng
tuổi nghỉ hưu.
Cụ thể, phương án một, từ
năm 2021, mỗi năm tăng ba
tháng với nam và bốn tháng
với nữ, để tuổi nghỉ hưu của
nữ là 60 tuổi vào năm 2035
và của nam là 62 tuổi vào
năm 2028.
Phương án hai, Bộ luật Lao
động sẽ quy định nguyên tắc
tăng tuổi nghỉ hưu (nam 62,
nữ 60), từ ngày 1-1-2021.
Theo đó, Chính phủ sẽ quy
định lộ trình tăng tuổi nghỉ
hưu đối với từng nhóm lao
động khác nhau.
Hai phương án đều quy
định việc tăng tuổi hưu thực
hiện đối với người lao động
trong điều kiện lao động bình
thường. Với người lao động bị
suy giảm khả năng lao động;
làm nghề, công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp
hơn nhưng không quá năm
tuổi so với quy định.
Theo báo cáo tiếp thu, giai
trinh của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, phương ánmột đáp
ứng được yêu cầu quy định cụ
thể trong luật về lộ trình cho
từng năm để thực hiện nâng
tuổi nghỉ hưu và xác định
được thời điểm hoàn thành.
Tuy nhiên, việc áp dụng
chung cùng một lộ trình với
các nhóm đối tượng lao động
rất khác nhau trong thị trường
lao động rất đa dạng hiện nay
phải bằng bao cấp của người
khác hay của ngân sách như
hiện nay.
Trong khi đó, ông Trương
Anh Tuấn, Phó Trưởng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Nam
Định, lại tán thành phương
án một. Đồng thời, ông đề
nghị cần chú ý trong công tác
tuyên truyền, để người dân rõ
được thế nào là “trong điều
kiện lao động bình thường”.
“Người dân cần được biết
những ngành, nghề nào áp
dụng quy định nghỉ hưu sớm
(năm năm). Đồng thời, phải
để mỗi đại biểu Quốc hội, cơ
quan có liên quan khi người
lao động hỏi là trong điều
kiện của tôi bao nhiêu tuổi
nghỉ hưu thì có thể trả lời
được. Như hiện nay, người
ta hỏi công việc của tôi có
được nghỉ hưu sớm không thì
tôi cũng băn khoăn…” - ông
Tuấn nhấn mạnh.
Liên quan đến giờ làm
việc trong tuần, ông Bùi
Văn Cường, Bí thư tỉnh Đắk
Lắk, cho rằng hiện nay khu
vực hành chính làm việc 40
giờ/tuần, còn khu vực doanh
nghiệp làm việc 48 giờ/tuần
là bất bình đẳng. Không thể
để khu vực doanh nghiệp làm
việc quần quật còn khu vực
hành chính nhàn nhã.
Theo đó, ông nhất trí với
đề xuất của Tổng Liên đoàn
Lao độngViệt Nam trước đây
là giảm giờ làm việc khu vực
kinh doanh, sản xuất xuống
44 giờ/tuần.
Trong khi đó, Ủy viên
thường trựcỦybanVề các vấn
đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng
nêu lại con số trước đây hay
nói 30% cán bộ, công chức
không cần thiết trong bộ máy
và cho rằng nếu để người thì
phải tăng giờ làm việc chứ
không thể để như bây giờ.
“Tôi thấy nhiều người cứ
hưởng lương mà không làm
việc, nhiều cán bộ nhàn nhã
quá, thiếu trách nhiệm, trong
khi đó chúng ta lại đi kéo dài
thời gian làm việc của những
người chân lấm tay bùn, của
những người mồ hôi dưới đổ
lên, mồ hôi trên đổ xuống” -
đại biểu Nhưỡng nói.•
“Phải cho dân biết những
nghề nào tăng tuổi hưu”
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy
viên thường trực Ủy ban Về
các vấn đề xã hội, lưu ý trong
bối cảnh chúng ta chưa thể gia
tăngcôngnghệmới, chưa tăng
năng suất được, trong một số
khuvực, bộphậnvẫnphải chấp
nhận câu chuyện làm thêm.
Tiêu điểm
là chưa thực sự phù hợp với
hoàn cảnh, trình độ phát triển
của ngành và nghề lao động
Việt Nam. Nên sẽ có tác động
khác nhau và có thể gây ra sự
phức tạp, hệ lụy cần phải được
cơ quan soạn thảo đánh giá
kỹ lưỡng, cẩn trọng, nhất là
trong bối cảnh chưa tạo được
sự đồng thuận cao trong dư
luận người lao động.
Đối với phương án hai,
Ủy ban Thường vụ Quốc
hội nhận thấy bảo đảm tính
linh hoạt, không quy định
một lộ trình chung cho tất cả
nhóm đối tượng lao động có
đặc điểm ngành nghề, điều
kiện, môi trường làm việc
rất khác nhau... mà phải tùy
vào từng nhóm lao động cụ
thể để Chính phủ có thời
gian khảo sát, đánh giá kỹ,
có bước đi điều chỉnh nâng
tuổi nghỉ hưu phù hợp, không
nhất thiết phải giống nhau
giữa các nhóm lao động rất
đa dạng.
Tuy nhiên, phương án này
chỉ ghi chung về tuổi nghỉ hưu
là 62 tuổi đối với nam và 60
tuổi đối với nữ, chưa xác định
Phương án một
đáp ứng được yêu
cầu quy định cụ
thể trong luật về lộ
trình cho từng năm
để thực hiện nâng
tuổi nghỉ hưu và xác
định được thời điểm
hoàn thành.
thời gian hoàn thành mà giao
Chính phủ quy định.
“Cử tri hỏi tôi cũng
băn khoăn”
Góp ý, Ủy viên thường trực
Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Lưu Bình Nhưỡng đồng tình
phương án hai. Tuy nhiên,
ông đề nghị cần nghiên cứu
một số ngành, nghề được
nghỉ hưu sớm, đặc biệt tạo
điều kiện nghỉ hưu linh hoạt
cho lao động nữ.
Bên cạnh đó, vị đại biểu
cũng đề nghị tới đây phải sửa
cả Luật BHXH theo hướng
người lao động được hưởng
lương trả chậm chứ không
Hai đề xuất của Tổng Liên đoàn
Lao động chưa được đưa vào dự luật
Thời gian vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam có
đề xuất tăng ba ngày nghỉ trong năm (dịp Quốc khánh và
ngày Gia đình Việt Nam) và giảm thời gian làm việc trong
tuần từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần. Tuy nhiên, dự luật
mới nhất giữ nguyên số ngày nghỉ trong năm và thời gian
làm việc trong tuần.
Kỳhọp thứ8 tới đâyQuốchội tiếp tục choý kiếnvề việcmở
rộng khung thỏa thuận thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ
lên400giờ,làmthêmgiờtrongnăm,việctăngtuổinghỉhưu…
Đời sống xã hội -
ThứNăm3-10-2019
Dự thảo Bộ
luật Lao động
đưa ra hai
phương án
nghỉ hưu, giữ
nguyên ngày
nghỉ lễ trong
năm, thời
gian làmviệc
trong tuần…
Ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnhĐắk Lắk, đóng góp ý kiến tại buổi họp. Ảnh: HOÀNGHẢI
18bác sĩ tách thành công cặp song sinhdínhbụng
Ca phẫu thuật với sự tham gia của 18 bác sĩ (BS), gồm
êkíp phẫu thuật và gây mê hồi sức, đã tách thành công hai
bé sơ sinh dính liền phần gan. 
Trưa 2-10, BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV Nhi
đồng 1 (TP.HCM), cho biết các BS tại bệnh viện đã phẫu
thuật tách rời thành công cặp bé gái song sinh (1,5 tháng
tuổi) dính liền nhau ở phần bụng. Ca phẫu thuật có sự
tham gia của 18 BS, gồm êkíp phẫu thuật và gây mê hồi
sức, chưa kể hậu phẫu.
Vào lúc 8 giờ, hai bé được bắt đầu gây mê, thời gian
gây mê kéo dài hơn dự kiến do một bé yếu hơn. Đến
10 giờ 15, êkíp mổ chính thức rạch dao đầu tiên để tiến
hành tách rời hai cơ thể. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi
như kế hoạch ban đầu. Đến 11 giờ 15, hai bé được tách
rời thành công.
Trước đó, sản phụ (ngụ Quảng Nam) được chẩn đoán
tiền sản tại BV Từ Dũ (TP.HCM) phát hiện hai bé gái
song sinh có bụng dính nhau, từ phần ức đi xuống. Hai bé
được BV Từ Dũ và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) phối hợp,
theo dõi sát. Khi hai bé được mổ bắt con tại BV Từ Dũ
thì ngay sau đó đã được đưa về BV Nhi đồng 1 để nuôi
dưỡng và tiến hành phẫu thuật để tách rời.
Tại BV Nhi đồng 1, các kết quả kiểm tra cho thấy hai
bé có phần gan dính nhau, thông nối mạch máu lớn trong
gan. Ngoài dính nhau phần gan, chưa phát hiện các dị tật
về hệ tiêu hóa, tim mạch.
Lúc tiến hành phẫu thuật, cân nặng của hai bé đạt được
7,9 kg so với lúc mới sinh chỉ 4 kg. Sở dĩ ca phẫu thuật
được tiến hành lúc hai bé 1,5 tháng vì nếu thực hiện trễ
hơn sẽ nguy hiểm cho tính mạng của các bé, đồng thời
ảnh hưởng tâm lý người nhà. Dự kiến ca phẫu thuật sẽ kéo
dài 4 tiếng.
Nói về khó khăn của ca phẫu thuật, BS Hiếu cho biết
hai bé song sinh còn rất nhỏ nên phần gan rất dễ vỡ, màng
bao gan không dai như trẻ lớn.
“Khi gan vỡ, máu chảy sẽ rất khó cầm nên êkíp phẫu
thuật phải rất thận trọng trong khâu cắt gan, cầm máu,
kiểm soát khống chế mạch máu thông nối giữa hai bên.
Đối với trẻ lớn, mất 100 cc máu chưa ảnh hưởng gì nhiều
nhưng ở những bé nhỏ, mất 80-100 cc sẽ tác động huyết
học rất nguy hiểm” - BS Hiếu phân tích.
Cũng theo BS Hiếu, sau khi mổ, hai bé sẽ bị thiếu da
nên đòi hỏi êkíp phẫu thuật phải phủ da khéo léo để che
kín phần ngực, đảm bảo thẩm mỹ cho hai bé được bình
thường như bao bé khác.
HOÀNG LAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook