232-2019 - page 9

9
Kêu gọi “tẩy chay” AirVisual:
Vũ Khắc Ngọc xin lỗi
“Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh giá tiêu cực về
AirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới hoạt động của ứng
dụng này ở Việt Nam”- tài khoản Facebook Vũ Khắc
Ngọc đăng ngày 8-10.
Thời gian qua chất lượng không khí tại TP.HCM và
Hà Nội xuống thấp. Từ đó đã có nhiều luồng ý kiến trái
chiều liên quan tới độ xác thực với những cảnh báo từ
các ứng dụng đo không khí nhưAirVisual. Từ những
luồng ý kiến này, một nhóm người dùng mạng đã bức
xúc và có những bình luận chỉ trích gay gắt kèm đánh
giá một sao dành cho ứng dụngAirVisual trên cửa hàng
App Store, Google Play và fanpage của đơn vị này.
Trong đó, tài khoản được nhiều người theo dõi trên
Facebook của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc đã đăng tải bài
viết kêu gọi mọi người tẩy chayAirVisual sau khi ứng
dụng này thống kê Hà Nội lọt tốp những khu vực ô
nhiễm nhất thế giới.
Tuy nhiên, mới đây tài khoản này đã gửi lời xin lỗi tới
đội ngũ phát triểnAirVisual trên trang cá nhân của mình
với nội dung: “…Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh
giá tiêu cực vềAirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới
hoạt động của ứng dụng này ở Việt Nam. Tôi hy vọng
khi những hiểu lầm về cách xếp hạng củaAirVisual đã
được làm rõ, các bạn sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động
tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, xác thực
và có những đóng góp tích cực trong việc đưa ra các giải
pháp cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố
lớn của chúng tôi”.
Tài khoản Facebook Vũ Khắc Ngọc với hàng ngàn
người theo dõi được cho là nơi đã phát động chiến
dịch tẩy chay ứng dụng theo dõi chất lượng không khí
AirVisual. Điều này đã gây nhiều hệ quả bất lợi cho nhà
phát triển ứng dụng, một trong số đó là khiến nhà phát
triển ứng dụng phải chặn quyền truy cập ở Việt Nam.
CHÂU NGUYÊN
Hàng trăm tấn rác “tấn công”
bãi biển Vũng Tàu
Sáng 8-10, TPVũng Tàu đã huy động hàng trăm lượt
cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ đội, phường, xã, tổ chức
ra quân dọn dẹp biển Bãi Sau. Vài ngày qua, đặc biệt
trong ngày 7 và sáng 8-10, lượng rác từ ngoài biển trôi
về bờ biển Bãi Sau ở mức kỷ lục, dày đặc và trải dài vài
kilomet, số lượng ước tính lên tới vài trăm tấn.
Ông Phạm Khắc Tộ, Trưởng ban Quản lý các khu du
lịch Vũng Tàu, cho biết các khu du lịch dọc biển Bãi
Sau đã phải huy động nhân viên để dọn rác, thuê xe vận
chuyển đi bên cạnh sự hỗ trợ của công ty công trình
đô thị.
“Chưa bao giờ số lượng rác thải trôi về biển Vũng Tàu
nhiều như năm nay. Ngày 7-10, rác trước khu vực cột
cờ đã được dọn dẹp sạch. Nhưng chỉ sau một đêm, đến
sáng 8-10, rác từ biển lại trôi dạt vào, dày đặc. Ngoài
rác là các loại hoa đước, dừa nước, trong đó còn có rác
sinh hoạt, bao nylon, chất thải nhựa. Hằng năm, đến thời
điểm này, rác từ các nơi như miền Tây, Cần Giờ, Long
Hải theo con nước đẩy về biển Vũng Tàu. Tuy nhiên,
năm nay lượng rác quá nhiều. Việc dọn dẹp có thể kéo
dài cả tuần” - ông Tộ nói.
“Tôi ở đây đã 34 năm, tắm biển thường xuyên nhưng
chưa bao giờ thấy rác nhiều như thế. Vũng Tàu vài năm
nay đã cấm ăn nhậu, xả rác dưới biển nên không thể có
lượng rác khổng lồ như vậy được. Không biết đến bao
giờ mới dọn dẹp xong” - ông Phạm Đăng Trọng, nhà ở
gần biển Bãi Sau, cho biết. 
Đoàn Thanh niên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND TP
Vũng Tàu và các phường ven biển đang tiếp tục huy
động thêm các lực lượng nhanh chóng dọn rác. Các khu
du lịch, nhiều bạn trẻ, người dân đi tắm biển cũng cùng
nhau vớt rác đưa lên tập kết trên bờ để xe rác chở đi.
TRÙNG KHÁNH
Rác
thải
tràn
vào bờ
biển
Vũng
Tàu.
Ảnh:
TRÙNG
KHÁNH
KIÊNCƯỜNG
“C
ho đến nay, TP vẫn
chưa nhận được ý
kiến thẩmđịnh nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn
điều chỉnh của dự án metro
số 1 từ Bộ KH&ĐT và Bộ
Tài chính”. Chủ tịch UBND
TP.HCMNguyễnThànhPhong
cho biết như trên trong văn bản
gửi hai bộ này về việc thẩm
định nguồn vốn tuyến metro
này ngày 7-10.
Nguy cơ tạm dừng
thi công
UBNDTP.HCMcho biết đã
hoàn thành tổ chức đánh giá
toàn bộ tình hình thực hiện dự
án. Hoàn thành tổ chức thẩm
định nội bộ việc điều chỉnh dự
án, bao gồm thẩm định nguồn
vốn, khả năng cân đối vốn điều
chỉnh của dựánmetro số1 (Bến
Thành - Suối Tiên) và đã gửi
hai bộ trên vào đầu tháng 9.
Tuy nhiên, cho đến nay TP
vẫnchưanhậnđượcýkiến thẩm
định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn điều chỉnh của dự
án metro số 1 từ hai bộ. Trong
khi đó, thời hạn hoàn tất hồ sơ
điều chỉnh dự án, phê duyệt
điều chỉnh cho dự án dự kiến
phải kết thúc trước ngày 31-10
để TP.HCMkịp thời gian trình
HĐND TP.HCM vào kỳ họp
cuối năm.
Theo UBNDTP, nếu tiến độ
thực hiện các thủ tục thẩmđịnh,
phê duyệt điều chỉnh cho hai
dự án tiếp tục kéo dài, chậm
trễ sẽ phát sinh nhiều hệ lụy,
ảnh hưởng tiêu cực đến mối
quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam và các quốc gia nước
ngoài tài trợ cho dự án. Đặc
biệt, ảnh hưởng đến khả năng
tài trợ tiếp theo cho các dự án
đầu tư nói chung và các dự
án đường sắt đô thị nói riêng
trong tương lai. Bên cạnh đó,
dư luận trong và ngoài nước sẽ
có nhận định, đánh giá không
tốt vai trò trong công tác quản
lý, điều hành thực hiện các dự
án vốn vay nước ngoài trong
lĩnh vực đường sắt đô thị.
Ngoài ra, sự chậm trễ này
cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử
dụng vốn vay không hiệu quả,
lãng phí do phải trả phí cam
kết và phí thu xếp cho các hiệp
định vay trong khi không giải
ngân được vốn vay. “Nếu các
thủ tục phê duyệt điều chỉnh
không kịp hoàn thành trong
tháng 11, việc chậm trễ thanh
Metro số 1 trước
nguy cơ ngừng thi công
Tiến độ thực hiện các thủ tục thẩmđịnh, phê duyệt điều chỉnh cho hai
dự án kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tài trợ tiếp theo cho các dự án.
Tuyếnmetro số 1 vẫn đang được thi công. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Thời hạn hoàn tất hồ
sơ điều chỉnh dự án,
phê duyệt điều chỉnh
cho dự án phải kết
thúc trước ngày
31-10 để TP.HCM
kịp trình HĐND
TP.HCM vào kỳ họp
cuối năm.
Ngày8-10,traođổivớiPV
PhápLuậtTP.HCM
vềcâuhỏiliệutuyến
metro số1 cónguy cơ tạmdừngnhư vănbản củaUBNDTPgửi hai
bộhaykhông, ôngBùi XuânCường,TrưởngbanQuản lýđườngsắt
đôthịTP.HCM(MAUR),chobiếthiệncácnhàthầucủatuyếnnàyvẫn
đangthicôngbìnhthường.Tuyếnmetrosố1hiệnđạt67%khốilượng
tổngthểvàđangởgiaiđoạntậptrungtoànbộnguồnlựcnhằmđảm
bảo tiếnđộhoàn thành công trình, đưa vào khai thác quý IV-2021.
toán cho các nhà thầu chắc chắn
dẫn đến nguy cơ ngừng, giãn
tiến độ thi công, thậm chí dẫn
đến tranh chấp, kiện tụng với
các nhà thầu nước ngoài” - văn
bản của UBND TP nêu rõ.
Với yêu cầu bức thiết nêu
trên, UBND TP.HCM kiến
nghị bộ trưởng Bộ KH&ĐT
đặc biệt quan tâm, thu xếp chủ
trì một buổi làm việc với bộ
trưởng Bộ Tài chính, chủ tịch
UBNDTP.HCM. Qua đó, cùng
với đại diện các cơ quan liên
quan trong thời gian từ ngày 7
đến 11-10 để lắng nghe, trao
đổi, tháo gỡ kịp thời những
khó khăn, vướng mắc trong
công tác thẩm định nguồn vốn
và khả năng cân đối vốn điều
chỉnh của hai dự án.
Phản hồi từ
Bộ Tài chính
Cũng trong ngày 7-10, Bộ
Tài chính đã có văn bản trả lời
BộKH&ĐTvề việc thẩmđịnh
nguồn vốn và khả năng cân đối
vốn thực hiện dự án đường sắt
đô thịTP.HCM, tuyến số1 (Bến
Thành - Suối Tiên).
Theo đó, có bốn phần chính
được Bộ Tài chính nêu ý kiến:
Vềcácnguồnvốnnướcngoài đã
huy động, về cơ chế tài chính,
về khả năng bố trí nguồn vốn
trong kế hoạch đầu tư công
trung hạn, về quy trình thủ tục.
Thứ nhất: Theo bộ, tính đến
thời điểm này, căn cứ các công
hàm trao đổi giữa chính phủ
Việt Nam và Nhật Bản, bộ đã
thực hiện ba hiệp định vay.
Hiệp định vay thứ nhất với giá
trị 20,887 tỉ yen Nhật, sử dụng
gói thầu tư vấn và gói thầu sử
dụng nhà ga (không có thiết
bị), hiệp định này đến nay đã
kết thúc giải ngân. Hiệp định
vay thứ hai với giá trị vay là
44,302 tỉ yen Nhật, chưa xác
định cụ thể số vay lại. Hiệp
định vay thứ ba với 90,175 tỉ
yen Nhật, chưa ký hợp đồng
cho vay lại. Ngoài ra, khoản
vay thứ tư được TP.HCM đề
cập chưa được đề xuất theo quy
định của Luật Quản lý nợ công,
chưa đàm phán công hàm trao
đổi và hiệp định vay.
Vấn đề thứ hai, về cơ chế tài
chính: Bộ cũng nêu ý kiến về
nguyên tắc xác định cơ chế tài
chính với giá trị tổng mức đầu
tư ban đầu - giá trị vốn đầu tư
tăng thêm (UBND TP vay lại
100%phần vốn vay nước ngoài
tăng thêm). Về giá trị vốn vay
cấp phát, vay lại, đối với tổng
mức đầu tư điều chỉnh: Toàn
bộ phần vốn vay Nhật Bản
trong tổng mức đầu tư tăng
thêm được cấp có thẩm quyền
quyết định sẽ áp dụng cơ chế
cho vay lại 100%.
Về giá trị vay lại trong tổng
mức đầu tư điều chỉnh, bộ đề
nghị UBNDTP.HCMxác định
rõ tổngmức đầu tư được duyệt
là bằngViệt Namđồng hay yen
Nhật, căn cứ xác định, tỉ giá
quy đổi, trên cơ sở đó làm rõ
cơ cấu vốn vay, vốn đối ứng
phù hợp theo chế độ quy định.
Trường hợp cần vay thêm, đề
nghịUBNDTP.HCMcóđềxuất
gửi Bộ KH&ĐT báo cáo gửi
Thủ tướng xemxét, quyết định.
Vấnđề thứba, đối với nguyên
tắc bố trí vốn: Bộ Tài chính đề
nghị Bộ KH&ĐT rà soát, cân
đối phù hợp. Đối với nguồn
vốn vay lại, đề nghị UBND
TP.HCM đánh giá khả năng
vay, trả nợ, cân đối nguồn này
trong kế hoạch của TP. Phần
vốn đối ứng (5.491,6 tỉ đồng),
bộ đề nghị UBND TP thu xếp
theo quy định. Đối với dự toán
năm 2020, trên cơ sở dự toán
của TP.HCM, Bộ Tài chính
đã tổng hợp và đang trình các
cấp có thẩm quyền bố trí cho
TP vay lại để thực hiện dự án
là hơn 11.254 tỉ đồng.
Vấn đề cuối cùng, về quy
trình thủ tục: Bộ đề nghị TP rà
soát các quy trình thủ tục điều
chỉnh dự án theo quy định về
quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ.•
Metro số 1 vẫn thi công bình thường
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook