274-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư27-11-2019
Tiêu điểm
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
H
òa giải, đối thoại tại tòa là
khâu nằm trong hay ngoài
tố tụng, vấn đề này được các
đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập
khá kỹ khi thảo luận ngày 26-11
về dự thảo Luật hòa giải, đối thoại
tại tòa án.
Chánh án TANDTối cao Nguyễn
Hòa Bình cho rằng nhiều người tán
thành việc phải ban hành luật này.
Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến băn
khoăn về vị trí của hòa giải, đối
thoại tại tòa án.
Lo ngại sẽ nhiêu khê,
kéo dài thời gian
Bàn về dự luật, ĐB Nguyễn Tạo
(Lâm Đồng) cho rằng: Pháp luật
hiện hành đã có các thiết chế về hòa
giải, đối thoại tại tòa án như trong
tố tụng về dân sự, hành chính; hòa
giải ngoài tòa án, ngoài tố tụng như
Luật Thương mại, lao động; đất
đai có hòa giải ở cơ sở. ĐB Tạo
là một trong số ít ĐB đề nghị “hết
sức cân nhắc về sự cần thiết của dự
án luật này”.
“Thực tiễn cho thấy đối với những
tranh chấp phức tạp phát sinh trong
thời gian dài đã qua nhiều hình thức
hòa giải, tư vấn rồi mới đến khởi
kiện, khiếu kiện ra tòa án. Và giai
đoạn hòa giải, đối thoại, tiền tố tụng
tại tòa án đã trở thành nhiêu khê,
kéo dài tranh chấp, gây phiền hà,
tốn kém thời gian, tiền bạc, chi phí
của các bên.
Nhiều người e ngại nếu ta quy
định không chặt chẽ thì đây là lý
do kéo dài thời gian “vô phúc đáo
tụng đình” của người dân khi có việc
Hômnay xửmẹ củanữsinhgiaogàbị sát hại
Sáng nay (28-11), TAND tỉnh Điện Biên mở phiên sơ
thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Hiền (44 tuổi) về tội mua bán
trái phép chất ma túy. Bà Hiền là mẹ của nữ sinh CMD - cô
gái đi giao gà rồi bị bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại dã man.
Ngoài bà Hiền, bốn bị cáo khác cùng bị truy tố về tội
danh trên gồm Vì Văn Toán (37 tuổi), Vì Thị Thu (vợ
Toán), Bùi Văn Công (44 tuổi) và Lường Văn Hùng (28
tuổi). Đây phần lớn là những kẻ đã bắt cóc, hiếp dâm rồi sát
hại dã man con gái bà Hiền.
Theo cáo trạng, cuối tháng 5-2017, năm bị cáo trên mua
bán hai bánh heroin (tổng trọng lượng hơn 700 g) tại xã
Thanh Yên và xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Cũng
trong tháng 5-2017 và tháng 2-2019, Thu còn bán cho
Công và Phạm Văn Nhiệm 12 viên ma túy tổng hợp có
trọng lượng 1,08 g, sau đó bán tiếp 15 viên ma túy tổng hợp
cho Nhiệm.
Cơ quan tố tụng xác định Hiền là người đặt vấn đề và
trực tiếp giao dịch hai bánh heroin với Công, còn Thu là
người tìm mua hai bánh heroin về bán cho Công. Quá trình
điều tra, bốn bị cáo Toán, Thu, Công và Hùng đều thành
khẩn khai báo. Duy nhất bị cáo Hiền không thừa nhận việc
mua bán ma túy, không quen biết những người này.
Dù vậy, cơ quan tố tụng khẳng định có đủ cơ sở để truy
tố năm bị cáo về tội mua bán trái phép chất ma túy theo
khoản 4 Điều 194 BLHS năm 1999 với khung hình phạt
cao nhất đến tử hình. Riêng bị cáo Vì Văn Toán còn bị
truy tố thêm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy.
Ở một diễn biến khác, VKSND tỉnh Điện Biên đã hoàn
tất cáo trạng, truy tố chín bị can với sáu tội danh khác
nhau trong vụ án con gái bà Hiền bị sát hại. Vì Văn Toán
là đồng phạm của Hiền trong vụ án ma túy sắp xét xử
cũng chính là chủ mưu trong vụ sát hại con gái bà. Toán
bị truy tố về tội giết người và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản, đối diện mức án cao nhất là tử hình.
TUYẾN PHAN
Sẽ điều chỉnh, bổ sung để dự luật
chất lượng hơn
Sau khi 23 ĐB thảo luận, Chánh án TANDTối cao Nguyễn Hòa Bình cho
rằng cácĐB rất quan tâmvề nội dungnày, đã nghiên cứu rất kỹ về nội dung
của luật, tuyệt đại đa số tán thành với sự cần thiết phải ban hành đạo luật.
“Sự tán thành này khôngphải vì tòa án đã chuẩnbị một cách chất lượng,
trách nhiệm về nội dung dự thảo luật mà chính vì tác dụng và ý nghĩa
của luật với cuộc sống, với nhân dân” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói
và cho biết sẽ tiếp thu, tiếp tục bổ sung làm rõ để diễn đạt lại. Chánh án
cũng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ cùng Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp
luật của QH điều chỉnh, diễn đạt cho đầy đủ, bổ sung làm cho chất lượng
dự án luật cao hơn, khả thi khi đi vào cuộc sống.
QH đánh giá cao và hoan nghênh
sáng kiến này của TANDTối cao trình
dự án luật này ra QH để có thêmmột
cơ chế nữa trong vấn đề giải quyết
tranh chấp, khiếu kiệnphải đưa ra tòa.
Phó Chủ tịch QH
UÔNG CHU LƯU
“Chúng tôi phân ra hai
loại: Một loại là hòa giải
trước tố tụng và một loại
hòa giải trong tố tụng.
Hòa giải của chúng ta là
hòa giải trước tố tụng, nó
có vẻ như tương đồng với
hòa giải cơ sở hay hòa
giải lao động...”
Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Hòa Bình
Hòa giải, đối thoại
tại tòa: Trong hay
ngoài tố tụng?
Nhiều đại biểuQuốc hội đồng tình nên có Luật hòa giải,
đối thoại tại tòa án, nhưng cũng có đại biểu băn khoăn vì
pháp luật hiện hành đã có các thiết chế này, đồng thời
chưa rõ đây là khâu trong hay ngoài tố tụng.
liên quan tới tòa án, làm giảm khả
năng hòa giải” - ĐB Tạo phân tích.
Sau khi đề xuất những vấn đề
có tính nguyên tắc trong hòa giải
tại tòa án như dự luật nêu, ĐB Tạo
nói: “Đề nghị tên gọi của luật này
là Luật Hòa giải, đối thoại trước tố
tụng tại tòa án, tôi xin nhấn mạnh
cụm từ “trước tố tụng tại tòa án””.
Không phải là hòa giải,
đối thoại trong tố tụng?
ĐB Hoàng Văn Hùng (Thái
Nguyên) cũng băn khoăn về vấn đề
này. Ông cho rằng hòa giải, đối thoại
theo dự luật này không nằm trong
tố tụng nhưng kết quả hòa giải, đối
thoại lại được Nhà nước công nhận
và đảm bảo thực hiện bằng quyết
định của tòa án. ĐB Hùng nói hòa
giải, đối thoại kiểu này phải được
tiến hành tại tòa án.
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) khi
phân tích về kháng nghị quyết định
hòa giải, đối thoại theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm cũng cho rằng:
Theo trình tự như dự thảo luật thì
hòa giải, đối thoại do hòa giải viên
tiến hành, thẩm phán được chỉ định
tham gia để xác nhận và sau đó là
ra quyết định hòa giải. Các hòa
giải viên cũng không phải là một
chức danh tư pháp. Do vậy, quyết
định đó không phải là quyết định tư
pháp. Bởi vậy, không nên đặt vấn
đề kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm.
“Nếu kháng nghị theo thủ tục này,
vụ án sẽ được xem xét lại theo trình
tự giám đốc thẩm và tái thẩm của
tố tụng. Như vậy, đây là một trình
tự ngoài tố tụng nhưng lại được
xem lại theo trình tự trong tố tụng
là không hợp lý” - ĐB Tám nêu.
Bàn về bản chất của hoạt động
hòa giải, đối thoại tại tòa án, ĐB
Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) căn cứ
vào tờ trình của Chánh án TAND
Tối cao và nói rằng: “Hòa giải, đối
thoại tại tòa án theo dự thảo luật
không phải là hoạt động hòa giải,
đối thoại trong tố tụng đã được quy
định tại BLTTDS, Luật Tố tụng hành
chính”. Theo ĐB Hà, cách đặt tên
luật cũng như quy trình hòa giải,
đối thoại có sự tham gia của thẩm
phán sẽ dẫn đến cách hiểu đây là
hoạt động hòa giải, đối thoại trong
tố tụng do tòa án tiến hành và phải
tuân thủ theo các quy định của
BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính
về hòa giải, đối thoại.
Chánh án Tối cao giải
thích rõ hơn về dự luật
Sau khi các ĐB phát biểu, Chánh
ánTANDTối caoNguyễnHòa Bình
phân tích, làm rõ thêm nhiều vấn
đề, trong đó có vấn đề mà các ĐB
quan tâm về bản chất của hòa giải,
đối thoại tại tòa án. Theo Chánh án,
hòa giải này không trùng với các
thiết chế hòa giải khác.
“Chúng ta có chín thiết chế hòa
giải, trong tờ trình chúng tôi đã nêu
nhưng nhiều ĐB quá trình phát biểu
thì lại nêu là hơi trùng lặp trong
quá trình phát biểu. Chúng tôi phân
loại ra hai loại: Một loại là hòa giải
trước tố tụng và một loại hòa giải
trong tố tụng. Hòa giải của chúng
ta là hòa giải trước tố tụng, nó có
vẻ như tương đồng với hòa giải cơ
sở hay hòa giải lao động hay hòa
giải thương mại. Ở đây có điểm
khác biệt, ở các hòa giải trước chưa
đến mức kiện ra tòa, còn ở đây đã
kiện ra tòa rồi. Nếu tòa không tiếp
tục hòa giải nữa thì phải mở phiên
tòa xét xử, tức là một vụ án dân sự
hoặc một vụ án hành chính đã bắt
đầu. Cho nên với nỗ lực cần phải
tiếp tục hòa giải nữa, chúng ta suy
nghĩ về thiết chế này” - Chánh án
phân tích.
Chánh án cho rằng nỗ lực hòa
giải phải xuyên suốt trong quá trình
tố tụng. Thậm chí đến phiên giám
đốc thẩm, các bên vẫn được khuyên
ngồi lại với nhau để hòa giải. “Nếu
hai bên đồng ý hòa giải, chúng tôi
dừng phiên tòa để cho hai bên hòa
giải, kể cả bản án đã có giám đốc
thẩm” - Chánh án nói.
Còn với hòa giải như trong dự luật
này, Chánh án nói: “Khác ở chỗ hòa
giải viên năng động hơn, linh hoạt
hơn, mềm dẻo hơn, còn thẩm phán
không được phép đưa ra lời khuyên
trong khi hòa giải viên chỉ căn cứ
vào luật là bên A đúng, bên B sai,
nếu xử thì bên A phải đền cho bên
B bao nhiêu tiền kể cả vốn, lãi”.•
Chánh án Tòa án nhân dân tối caoNguyễnHòa Bình giải trình về ý kiến của các đại biểu
Quốc hội. Ảnh: TTXVN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook