274-2019 - page 9

9
Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô
(Thành Đô) vừa phát đi thông báo đến các khách hàng tại tổ
hợp Cocobay Đà Nẵng về việc ngừng chi trả lợi nhuận của
loại hình condotel tại dự án.
Thông báo do ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT
của Thành Đô, ký cho hay do khung pháp lý của loại hình
condotel chưa được quy định cụ thể, hoạt động kinh doanh
bất động sản loại hình này vẫn còn nhiều bất cập, thủ tục
pháp lý tại địa phương có nhiều vướng mắc nên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động khai thác, vận hành của tổ
hợp Cocobay.
Ngày 16-11, Thành Đô đã tổ chức “Hội nghị khách
hàng Cocobay Đà Nẵng 2019” để trình bày đến khách hàng
về nỗ lực của công ty trong thời gian qua với những khó
khăn, tồn tại của dự án.
Kể từ ngày 1-1-2020, do những khó khăn về dòng tiền như
đã thông báo ở hội nghị khách hàng, Thành Đô buộc phải
chấm dứt việc chi trả thu nhập cam kết theo phụ lục 06 của
hợp đồng mua bán (HĐMB).
Khoản thu nhập cam kết từ khi ký HĐMB cho đến ngày
31-12-2019, Thành Đô đã chi trả (không thu hồi) và sẽ tiếp
tục chịu trách nhiệm chi trả cho chủ sở hữu.
Bằng thông báo này, Thành Đô đưa ra bốn nhóm giải pháp
cho khách hàng lựa chọn. Nhóm một là tiếp tục hợp tác, đồng
hành cùng Thành Đô, nhóm này có ba lựa chọn. Khách hàng
có thể lựa chọn chuyển đổi từ condotel thành căn hộ chung
cư. Phí chuyển đổi dự kiến 15% trên giá mua bất động sản
theo HĐMB đã ký.
Lựa chọn thứ hai là giữ loại hình condotel như HĐMB
đã ký, không nộp phí chuyển đổi, không được ở và giao lại
cho đơn vị vận hành để chia sẻ lợi nhuận theo nguyên tắc ký
hợp đồng 10 năm từ ngày 1-1-2020. Ba năm đầu, chủ sở hữu
nhận thu nhập cố định theo mặt bằng chung của thị trường.
Bảy năm tiếp theo, nhận thu nhập cố định hoặc hưởng tỉ lệ
80% phần lãi từ hiệu quả kinh doanh…
Lựa chọn thứ ba là khách hàng nhận ưu đãi khi mua các
sản phẩm bất động sản mới của dự án. Ở nhóm giải pháp hai,
Thành Đô thanh lý HĐMB, bàn giao lại tài sản cho chủ sở
hữu để tự kinh doanh, sử dụng, tự chuyển nhượng.
Nhóm giải pháp thứ ba là thanh lý HĐMB, hoàn lại tiền
cho chủ sở hữu. Thành Đô sẽ trả lại nguyên gốc theo giá trị
tài sản ghi tại HĐMB sau khi khấu trừ các chi phí liên quan
và chủ sở hữu bàn giao nhà lại cho Công ty Thành Đô. Thời
hạn chi trả tiền thanh lý chậm nhất đến ngày 30-9-2020.
Trong thời gian chủ sở hữu chưa nhận được tiền thanh lý sẽ
được tính lãi suất 10%/năm cho đến ngày nhận được tiền.
Ngoài ba nhóm giải giáp trên, khách hàng có thể tự đề xuất
các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình, Thành
Đô sẽ tổ chức một bộ phận chuyên trách để tiếp nhận và xử
lý cùng khách hàng.
Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng do Thành
Đô làm chủ đầu tư trên diện tích 31 ha, mặt tiền ven biển
đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn). Năm 2017, tổ hợp
này chính thức đi vào hoạt động và tiếp tục xây dựng nhiều
công trình khác cho đến nay. Cocobay từng rao bán loại hình
condotel với cam kết lợi nhuận 12%/năm trong tám năm đầu
tiên.
TẤN VIỆT
TheoUBND xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP. HCM, công nhân đang tháo dỡ những phần vi phạm.
Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Phát hiện một nhà hàng lớn
xây trái phép ở Bình Chánh
Tổ hợp vi phạm có đến 15 hạngmục không có giấy phép và bên trong khuôn viên còn có
một công trình khác xây sai phép.
KIÊNCƯỜNG
T
hanh tra Sở Xây dựng
TP.HCMmới đây đã phát
hiện công trình xây dựng
nhà hàng, karaoke, cà phê Sài
Gòn Cosy tại xã Bình Chánh,
huyện Bình Chánh xây dựng
nhiều hạng mục sai phép, sử
dụng đất không đúng mục
đích, quy mô lớn.
Trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 26-11, đại diện
ThanhtraSởXâydựngTP.HCM
cho biết: “Chúng tôi đã gửi
văn bản yêu cầu UBND huyện
Bình Chánh xử lý nghiêm các
trường hợp sai phạm, thực hiện
biện pháp tháo dỡ đối với công
trình này”.
15 hạng mục
không có giấy phép
xây dựng
Cómặt tại nhà hàng, karaoke,
cà phê Sài Gòn Cosy ở địa
chỉ C7/53A đường 714, ấp 3,
xã Bình Chánh, huyện Bình
Chánh hôm 26-11, chúng tôi
ghi nhận đây là tổ hợp nhà
hàng, karaoke, cà phê quy mô
lớn nằm ngay ngã ba đường.
Công trình có nhiều phân
khu như khu cà phê hai tầng
phía mặt tiền, mái che khung
sắt kiên cố, phía trong là các
hạng mục khác như khu giải
trí quanh ao cá nhỏ, hồ bơi
đang bị che chắn lại.
Theo Thanh tra sở, tổ hợp
này có tới 15 hạng mục không
có giấy phép xây dựng được
dựng lên, là công trình quy
mô lớn với tổng diện tích vi
phạm lên đến hơn 1.109 m
2
.
Thanh tra Sở Xây
dựng TP.HCM đề
nghị UBND huyện
Bình Chánh chỉ
đạo UBND xã Bình
Chánh tổ chức kiểm
điểm trách nhiệm
cán bộ có liên quan
vì đã không xử lý
công trình vi phạm.
Ngoài tổ hợp Sài Gòn Cosy, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM
còn phát hiện công trình không có giấy phép xây dựng tại địa
chỉ số C6/2A, ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Hiện
trạng công trình này đã xây dựng xong phầnmái che trên diện
tích 233,58 m
2
với kết cấu cột sắt, khung sắt, không vách. Cơ
quan chức năng đã có những biện pháp xử lý yêu cầu khắc
phục với công trình này.
Condotel đầu tiên thất hứavới kháchhàng
Cụ thể, để làmsàn phục vụ cà
phê, chủ quán Sài GònCosy đã
xây dựng không có giấy phép
ba hạng mục gần 320 m
2
gồm
mái thép, cột sắt, vách kính,
gạch…Hạngmục thứ tư là xây
không phép với diện tích 85
m
2
quy mô trệt, kết cấu cột sắt,
vách gạch và kính, mái kính
và tôn. Các hạng mục vi phạm
còn lại xây không phép với
nhiều diện tích, kết cấu khác
nhau từ 15,68 m
2
đến 96 m
2
.
Trong đó có một mục là hồ bơi
không phép rộng 78 m
2
. Hiện
hồ bơi này đang được che lại,
công nhân tại đây cho biết sẽ
cải tạo hồ bơi thành bể chứa
nước phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, theo báo cáo của
UBND huyện Bình Chánh,
qua kiểm tra sơ bộ hiện trạng
công trình xây dựng của ông
Huỳnh Văn Yến (nằm trong
khuôn viên tổ hợp này) thì
ôngYến đã xây dựng sai phép,
tăng diện tích tầng bán hầm,
lửng, bố trí thêm buồng cầu
thang máy trên sân thượng,
xây dựng thành phòng tại vị
trí ban công và phát sinh tăng
thêm diện tích tầng trệt.
Nghiêm khắc
phê bình lãnh đạo
thanh tra địa bàn
“Đây là công trình vi phạm
khôngphépcóquymôlớnnhưng
UBND xã Bình Chánh chưa
xử lý vi phạm theo quy định.
Đặc biệt, công trình C7/53A
đường 714 đang đưa vào sử
dụng nhà hàng, karaoke, cà
phê”- văn bản Thanh tra Sở
Xây dựng TP gửi huyện Bình
Chánh ngày 11-11-2019 nêu rõ.
Thanh tra sở đã nhanh chóng
có văn bản nghiêm khắc phê
bình lãnh đạo đội thanh tra địa
bàn huyện Bình Chánh trong
việc báo cáo kết quả kiểm tra
hiện trạng không đúng với
hiện trạng thực tế công trình
xây dựng tại tổ hợp Sài Gòn
Cosy. Đồng thời đề nghị lãnh
đạo đội và đội viên thanh tra
địa bàn huyện Bình Chánh phụ
trách địa bàn xã Bình Chánh
báo cáo giải trình liên quan
đến quá trình kiểm tra, xử lý
vi phạm của đơn vị.
Thanh tra sở cũng đề nghị
UBND huyện Bình Chánh chỉ
đạoUBNDxãBìnhChánhkhẩn
trương kiểm tra, xác minh, lập
hồ sơ xử lý vi phạm đối với
công trình nêu trên và tổ chức
kiểm điểm trách nhiệm cán bộ
có liên quan vì đã không xử lý
công trình vi phạm, để công
trình sai phạm có quy mô lớn
được đưa vào sử dụng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vụ
việc, chúng tôi đã liên hệ
người tự xưng là quản lý tổ
hợp này. Người này cho biết
chủ tổ hợp trên đang đi nước
ngoài và khẳng định “công
trình này có phép chứ”. Tuy
nhiên, khi được đề nghị cung
cấp giấy phép xây dựng của
công trình thì người quản lý
trên từ chối với lý do “không
tin tưởng phóng viên”.
Trao đổi với chúng tôi, bà
TrầnThịTháiNguyên, Chủ tịch
UBND xã Bình Chánh, khẳng
định về phía địa phương không
có việc buông lỏng quản lý với
các công trình không phép.
“Vừa qua chủ đầu tư (CĐT)
đã có giải trình với Thanh tra
Sở Xây dựng. Chúng tôi đã
yêu cầu và họ đang tháo dỡ
dần. Đến hết tháng 11 (theo
cam kết của CĐT), chúng tôi
sẽ tiếp tục kiểm tra tiến độ
và đề ra phương án xử lý tiếp
theo nếu CĐT không chấp
hành” - bà Nguyên nói.
Trong ngày 26-11, UBNDxã
Bình Chánh đã có báo cáo về
xử lý công trình vi phạm trong
tổ hợp này. Theo đó, CĐT đã
thực hiện tháo dỡ công trình
vi phạm có diện tích 92,5 m
2
,
tháo dỡmái thép phần diện tích
52 m
2
, tháo dỡ mái tôn và một
phần vách kính tại một số vị
trí, một phần mái thép, khắc
phục hồ bơi.
Giải thích rõ hơn về phần vi
phạm trong khuôn viên tổ hợp
trên, ôngNguyễnVănTài, Phó
Chủ tịch UBND huyện Bình
Chánh, cho biết ông Huỳnh
Văn Yến có một lô đất, trong
đó một phần là đất ở, phần còn
lại là đất nông nghiệp.
“Phần đất ở ông Yến có
giấy phép xây dựng (có phát
hiện xây sai phép như báo cáo
của UBND huyện). Còn lại là
đất nông nghiệp, ông Yến đã
dựng một số hạng mục trên
phần đất nông nghiệp này.
Đây là hành vi sử dụng đất
không đúng mục đích. Ông
Yến cũng đã nhận thức sai
phạm, chấp hành các quyết
định xử phạt và cam kết tháo
dỡ các hạng mục vi phạm,
khôi phục lại hiện trạng” -
ông Tài nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook