025-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy8-2-2020
THÙYDUNG
N
gày 7-1, TAND TP Cần Thơ
đưa ra xét xử sơ thẩm lần
hai đối với bị cáo Trương
Văn Kiệt (55 tuổi, giám đốc Công
ty TNHH TM - XD Trương Hữu
Tài) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, lợi dụng việc thi
công, xây dựng cho Công ty Long
Thịnh và được công ty này thanh
toán bằng nền nhà và nhà xây thô
tại khu dân cư Long Thịnh, Kiệt đã
sử dụng căn nhà của mình bán cho
nhiều người.
Đồng thời, Kiệt chỉ đạo kế toán
công ty của mình là TăngThông làm
giả các hợp đồng góp vốn, hợp đồng
muabánvớiCông tyLongThịnh, biên
bảnhọphội đồng thànhviêncủaCông
ty Trương Hữu Tài để các bị hại tin
các tài sản ghi trong hợp đồng là của
Kiệt. Sau đó, bị cáo ký hợp đồngmua
bán, hợp đồng thế chấp với bị hại để
chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Kiệt không
đồng ý một luật sư mà gia đình bị
cáo đã thuê để bào chữa cho mình
và khẳng định với tòa “tôi tự bào
chữa”. Trước đó, bị cáo còn đòi đánh
luật sư vì cho rằng người này lừa
gia đình bị cáo. Người nhà bị cáo
khi nghe vậy thì nói “không hiểu
nổi” về hành vi của bị cáo.
Ngoài phần từ chối luật sư, bị
cáo Kiệt còn yêu cầu thay kiểm
sát viên vì cho rằng người này đã
tham gia phiên tòa sơ thẩm lần
một năm 2016 và bản án sơ thẩm
này đã bị hủy phần trách nhiệm
hình sự và trách nhiệm dân sự của
bị cáo Kiệt.
Ngoài ra, bị cáo còn nêu nhiều ý
kiến khác như yêu cầu VKS phải
trưng ra sáu văn bản liên quan đến
việc buộc tội bị cáo, cho rằng cáo
trạng không tống đạt cho bị cáo…
Phát biểu ý kiến, đại diện VKS
cho rằng việc bị cáo từ chối luật sư
do HĐXX quyết định. Việc thay đổi
kiểm sát viên là không có căn cứ
vì kiểm sát viên giữ quyền công tố
tại phiên tòa hôm nay không phải
là người đã ngồi ghế công tố vào
năm 2016. Cáo trạng đã được tống
đạt cho bị cáo ngày 9-7-2019 nhưng
bị cáo không nhận, có xác nhận của
cán bộ trại giam...
Từ đó, VKS đề nghị vẫn đưa vụ án
ra xét xử. Sau khi vào hội ý, HĐXX
quyết định vẫn đưa vụ án ra xét xử.
Trong phần xét hỏi, bị cáo nói
đã mua 12 căn nhà và bảy nền nhà
của Công ty TNHH Long Thịnh
Chi nhánh Cần Thơ và công ty này
chưa cấn trừ nền và căn nhà nào.
Có trường hợp bị cáo cho rằng chỉ
chuyển nhượng nền cho người liên
quan chứ không bán nhà trên nền
đó. Bị cáo cho rằng đây là giao dịch
dân sự nên để tòa dân sự giải quyết.
Trong khi đó, người mua nói khi
mua là mua cả đất và nhà.
Một số vụ bị cáo cho rằng hợp
đồng với Công ty Long Thịnh là
thật thì thuộc cấp của bị cáo khẳng
định đó là hợp đồng giả, thực hiện
bằng việc cắt, dán, lấy “râu ông nọ
cắm cằm bà kia” mà ra.
Do còn vắng một số người liên
quan nên HĐXX quyết định tạm
dừng phiên tòa để triệu tập những
người này ra tòa. Phiên tòa sẽ tiếp
tục xét xử vào ngày 10-2.•
Bị cáo nói chỉ bán
đất, không bán nhà
Bị truy tố về tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản, ra tòa bị cáo nói chỉ
bán đất chứ không bán nhà có trên đất.
Bị cáo Trương Văn Kiệt tại tòa ngày 7-2. Ảnh: NHẪNNAM
Tại tòa, bị cáo Kiệt
không đồng ý một luật
sư mà gia đình đã thuê
để bào chữa cho mình và
khẳng định với tòa “tôi
tự bào chữa”; trước đó,
bị cáo còn đòi đánh luật
sư vì cho rằng người này
lừa gia đình bị cáo.
Bị cáo từng bị xử phạt tù chung thân
Trước đó, xử sơ thẩm lần đầu hồi tháng 6-2016, TANDTP CầnThơ tuyên
phạt Kiệt mức án tù chung thân, Thông ba năm tù nhưng cho hưởng án
treo, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ đó, Kiệt luôn kêu oan.
Xử phúc thẩm lần đầu vào năm 2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã
hủy một phần bản án về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự đối
với bị cáo Kiệt.
Cánbộ cơ sởgiamgiữkhông
tra tấn, dùngnhục hình
Cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giamgiữ không tra tấn,
truy bức, dùng nhục hình, các hình thức đối xử,
trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo người bị tạm
giữ, người bị tạmgiam.
Thông tư 81/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện
dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng
công an nhân dân bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 12-2-
2020.
Thông tư này áp dụng đối với các trại tạm giam, nhà tạm
giữ do lực lượng công an nhân dân quản lý (viết tắt là cơ sở
giam giữ); sĩ
quan, hạ sĩ
quan, chiến
sĩ nghĩa vụ,
công nhân
công an (viết
tắt là cán bộ,
chiến sĩ);
người bị tạm
giữ, người bị
tạm giam; cơ
quan, tổ chức,
cá nhân có
liên quan đến
công tác quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ phải chấp hành
nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân khi tiếp xúc, làm
việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ phải phát hiện, kịp thời
báo cáo lãnh đạo đơn vị các hành vi vi phạm quy định về
thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục người
bị tạm giữ, người bị tạm giam, tham mưu thủ trưởng cơ sở
giam giữ những nội dung bảo đảm thực hiện dân chủ trong
công tác tạm giữ, tạm giam.
Cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ không tự ý tiếp xúc để
lợi dụng vay, mượn, xin, mua, bán hoặc nhận tiền, quà biếu
hoặc bớt xén quà của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ không tự ý đưa các đồ
vật thuộc danh mục cấm vào cơ sở giam giữ; giúp sức, che
giấu cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người khác
vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, làm ảnh hưởng đến công
tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ phải thực hiện
nghiêm túc quy định về chống tra tấn, truy bức, dùng nhục
hình, các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo,
hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người
bị tạm giam.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền đề xuất
ý kiến với cán bộ cơ sở giam giữ về những vấn đề liên quan
đến bản thân cũng như đối với người bị tạm giữ, người bị
tạm giam khác.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền kiến
nghị về các quyết định trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam,
khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được kiến nghị với
thủ trưởng cơ sở giam giữ những biểu hiện tiêu cực, thiếu
sót trong quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm
giam của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở giam giữ; những
lời nói, cử chỉ, hành động sai trái, vi phạm pháp luật của
người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.
DƯƠNG DUNG
Ngày 14-2 tới, TAND tỉnh Tây Ninh sẽ xét xử vụ ông
Đặng Trường An (SN 1981, cựu phó viện trưởng VKSND
huyện Tân Châu, Tây Ninh) bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Thẩm phán Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phó Chánh án TAND
tỉnh, là chủ tọa phiên xử. Bị cáo có hai luật sư bào chữa.
Cơ quan điều tra (CQĐT) VKSND Tối cao cho biết An
thừa nhận hành vi phạm tội. Đối với những người có hành
vi đưa hối lộ cho An 2.500 USD, CQĐT nhận thấy bị ép
buộc và đã chủ động tố giác tội phạm trước khi bị phát
giác nên áp dụng quy định pháp luật không xử lý hình sự.
Trước tết, CQĐT đã di lý An từ trại giam quân đội trên
địa bàn TP.HCM về trại giam Công an tỉnh Tây Ninh để
phục vụ công tác xét xử.
Theo hồ sơ, chiều 2-8-2019, An bị bắt quả tang đang
nhận phong bì chứa 2.500 USD từ một người tên T. tại xã
Tân Hưng, Tân Châu. Đây là một trong hai bị can trong
vụ án cố ý gây thương tích mà VKSND huyện Tân Châu
nơi An làm việc đang thụ lý.
Trước đó, ngày 28 và ngày 29-7-2019, An điện thoại
cho người nhà T. trao đổi về việc đã có kết luận điều
tra vụ án chuyển sang VKS huyện và yêu cầu đến nhà
để bàn cách giúp đỡ. An gợi ý đưa 25 triệu đồng bồi
thường cho nạn nhân để tòa xử nhẹ và 80 triệu đồng lo
việc “chạy án”. Sau đó, An liên tục gọi điện thoại hối
thúc đưa tiền và bị T. tố cáo.
Cơ quan chức năng xác định An đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn yêu cầu đưa tiền và đã nhận 2.500 USD với lời
hứa giúp bị can hưởng án treo.
Ông Trần Văn Hào, kiểm sát viên vụ án, do không biết
ông An nhận hối lộ nên CQĐT không xem xét xử lý.
CQĐT VKSND Tối cao cũng cho rằng ông Nguyễn Văn
Thảo, Viện trưởng VKSND huyện Tân Châu, dù không
biết An đòi hối lộ nhưng với trách nhiệm người đứng đầu,
cần thiết phải kiến nghị viện trưởng VKSND tỉnh Tây
Ninh rút kinh nghiệm.
HOÀNG YẾN
Ngày 14-2, xử vụ cựu viện phó nhận “chạy án”
Ảnhminh họa. Ảnh: TP
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook