058-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư18-3-2020
Tiêu điểm
Mô hình phố bán hàng rong ở Công viên Bách TùngDiệp, quận 1, TP.HCM. Ảnh: THUTRINH
Thí điểm phố hàng rong:
Cần làm bài bản rồi nhân rộng
Chuyên gia cho rằngmô hình phố bán hàng rong ở TP.HCM là cần thiết trong thời điểmhiện nay,
nhưngmuốn nhân rộng thì cần có quy hoạch bài bản.
THUTRINH
TP
.HCMđã tổ chức thí
điểm phố bán hàng
rong theo giờ tại hai
địa điểm trên địa bàn quận 1
là vỉa hè đường Nguyễn Văn
Chiêm và Công viên Bách
Tùng Diệp (góc đường Nam
Kỳ Khởi Nghĩa và Lý Tự
Trọng) từ năm 2017.
Đến nay, hoạt động này đã
giải quyết được phần lớn nhu
cầu thiết thực của các tiểu
thương tại đây. Vì vậy, nhiều
ý kiến cho rằng cần có quy
hoạch cụ thể để nhân rộng
mô hình này.
Không phải chạy
đôn đáo buôn bán
Ghi nhận của PV sáng 17-3,
các hộ dân buôn bán tại hai
phố hàng rong Nguyễn Văn
Chiêm và Công viên Bách
Tùng Diệp đã đi vào trật tự,
nề nếp. Đa phần khách mua
tại hai tuyến phố chủ yếu là
nhân viên của các công ty, tòa
nhà tại khu vực này. 
Chị Lê Thị Lệ Thương (bán
ca sáng tại Công viên Bách
Tùng Diệp) cho biết ở đây
chia thành hai ca: Ca sáng từ
6 giờ đến 10 giờ, ca trưa từ 10
giờ đến 15 giờ.
Chị Thương cho biết thêm
lúc trước chị bán ngoài đường
nay đây mai đó, về sau chị
được Nhà nước hỗ trợ một
quầy bán ở phố hàng rong
Công viên Bách Tùng Diệp
theo giờ.
“Lúc đầu đông khách lắm,
bây giờ tạm thời vắng vẻ vì
dịch COVID-19. Đó cũng là
tình trạng chung của các hộ
kinh doanh trong thời điểm
này” - chị Thương cho hay.
Môhìnhphốhàng rongđược
thí điểm trên hai tuyến đường
Nguyễn Văn Chiêm và Công
viên Bách Tùng Diệp nên được
nhân rộng và rất cần thiết trên
các tuyếnđường trênđịabànTP.
Từviệcthíđiểm,UBNDphường
sẽ dễ dàng quản lý được vệ sinh
an toàn thực phẩm, quản lý trật
tự an toàn giao thông trên địa
bàn. Ngoài ra, nhucầucủangười
dân là có thật, UBND phường
cũng kiến nghị với quận bố trí
khumuabánphục vụchongười
dânnhưngphảiđảmbảovệsinh
môi trường.
Trênđịabànphường,tìnhhình
bán hàng rong ở Công viên Gia
Định rất phức tạp vì nơi đây tập
trung lượng lớn người vui chơi,
tập luyện thể thao.
Nếu áp dụng mô hình phố
hàng rong tại công viên này thì
tôi đề xuất theo phương án như
sau: Chặn hai đầu tuyến đường
ĐặngVăn Sâm, hình thành phố
đi bộ vào buổi tối như Bùi Viện,
hoặc sử dụng hai tuyến đường
songhànhcặptheotuyếnđường
HoàngMinhGiámhìnhthànhphố
đi bộ, buônbán hàng rong theo
mô hình thí điểm trên.
Ông
NGÔ XUÂN BÌNH
,
Chủ tịch
UBND phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM
Thí điểm hai khu phố hàng rong
Ngày 28-8-2017, mô hình thí điểm hai khu phố hàng rong
đầu tiên dành cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở
TP.HCMtrênđườngNguyễnVănChiêmvà Công viênBáchTùng
Diệp (quận 1) bắt đầu hoạt động.
Đây là hai tuyến phố nằm trong đề án “Khu ẩm thực thí
điểm kinh doanh có thời gian”được quận 1 đề xuất với UBND
TP.HCM.
Theo đó, UBNDquận 1 không thu phí đối với hộ dân được bố
trí vào phố hàng rong buôn bán. Những người kinh doanh tại
đây được lực lượng chức năng tập huấn an toàn vệ sinh thực
phẩm, kỹ năng buôn bán…
“Chúng tôi không
phải đóng thuế mà
chỉ đóng tiền điện,
nước. Đặc biệt, mô
hình này đảm bảo
an ninh trật tự và vệ
sinh môi trường.”
Chị
Lê Thị Lệ Thương
Đề cập đến thu nhập, chị
Thương cho hay thu nhập của
gia đình cũng ổn định, đặc
biệt không còn cảnh cơ cực
nay đây mai đó để buôn bán.
“Nhà nước đã tạo điều kiện
rất tốt. Chúng tôi vừa không
phải đóng thuế mà chỉ đóng
tiền điện, nước. Đặc biệt, mô
hình này đảm bảo an ninh trật
tự và vệ sinh môi trường” - chị
Thương chia sẻ.
Một tiểu thương bán ở phố
hàng rong trên đường Nguyễn
VănChiêmđánh giá: “Tôi thấy
thí điểm phố bán hàng rong
theo giờ là biện pháp cần thiết
để ổn định trật tự lòng đường,
vỉa hè. Ngoài ra, việc này cũng
minh bạch trong quản lý đối
với mọi hình thức kinh doanh
trên đường phố”.
Cần quy hoạch
bài bản để nhân rộng
Theo ý kiến các chuyên gia,
nhân rộng mô hình phố hàng
rong trên địa bànTPlà cần thiết
để đảm bảo an sinh cho người
dân, đảm bảo an ninh trật tự
lòng, lề đường. Tuy nhiên, để
nhân rộng thì cần phải có quy
hoạch bài bản.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam
Sơn, chuyên gia quy hoạch đô
thị, cho biết việc tổ chức phố
hàng rong giúp người dân có
nơi buôn bán ổn định, nhất là
những hộ khó khăn. Tuy vậy,
hai thí điểm phố hàng rong ở
quận 1 chỉ giải quyết một phần
chứ chưa được quy hoạch một
cách bài bản.
Do đó, theo ông Sơn, khi
quy hoạch phố hàng rong thì
không chỉ là phố hàng rong
mà phải kết hợp với công
trình dịch vụ thương mại hai
bên đường. Trong quy hoạch
sẽ có sự phân cấp sử dụng lề
đường hay không gian như
thế nào để không có sự tranh
chấp giữa chuyện lề đường và
chuyện trong nhà.
Ngoài ra, ông Sơn cũng đặt
ba vấn đề: Bãi xe để khách
gửi khi tham quan, mua bán?
Về giao thông công cộng,
những trạm dừng xe buýt đã
có sự phối hợp chưa? Những
tổ chức có tính chất chuyên
biệt như những ngày lễ thì tổ
chức như thế nào?
Vẫn theo ông Sơn, TP nên
tổ chức một, hai tuyến thật
sự bài bản rồi mới nhân rộng.
Xuất phát từ ý nghĩa ban đầu
là giúp cho các hộ nghèo
có chỗ buôn bán, tuy nhiên
những vị trí đang triển khai
nằm ở trung tâm nên cần có
sự quản lý và đào tạo tốt (đối
với người bán) để xứng tầm
với khu trung tâm TP.
Mặt khác, ông Sơn cho rằng
nếu tổ chức tốt, lợi nhuận sẽ
khả quan. Ngoài ra, cần có thu
nhập cho đơn vị quản lý để phố
hàng rong có vệ sinh chung,
đầu tư cảnh quan, ánh sáng.
Việc thu phí cần có sự tính
toán, cần có kịch bản rõ ràng.
Ví dụ, giai đoạn đầu Nhà nước
hỗ trợ, khi người dân buôn
bán ổn định và thu nhập tốt
thì tiến hành thu phí. TP nên
giao đơn vị quản lý có năng
lực để đảm bảo làm tốt.
CònTSPhạmVănHùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT
phía Nam, nhận định bán hàng
rong là đặc thù của TP.HCM,
là điểm nhấn thu hút khách du
lịch đến đây.
“Việc thí điểm trên đã giải
quyết bao gánh hàng rong đang
làm mất trật tự, mỹ quan của
TP. Tôi chứng kiến cảnh người
dân bị lực lượng an ninh trật tự
đuổi mà xót dạ. Vì vậy, trách
nhiệm của Nhà nước phải tổ
chức, quản lý, giúp người dân
hoạt động tốt tại hai thí điểm
trên” - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, đầu tiên TP
nên tổ chức quy hoạch tại từng
phường, từng quận có nhiều
điểm bán hàng rong và không
dừng lại ở quận 1.•
ĐàNẵngđắp2đập tạmngănmặn, cứunước sinhhoạt
Ngày 17-3, ông Hồ Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần
Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), cho hay đơn vị đang khẩn trương
thi công đập tạm ngăn mặn thứ hai trên sông Cẩm Lệ. Thời gian
hoàn thành đập tạm này trước ngày 21-3.
Cũng theo ông Hương, việc đắp đập tạm thứ hai này thực hiện
theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPĐà Nẵng Huỳnh
Đức Thơ tại Công văn 1478/UBND-SXD ngày 11-3.
Cụ thể, chủ tịch Đà Nẵng cho phép Dawaco tiếp tục tổ chức
triển khai thi công tuyến đập tạm số 2 nhằm tăng khả năng
ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ.
Kết cấu đập bằng cừ larsen loại IV, kích thước cừ 400 x
170 x 15,5 mm. Chiều dài tuyến đập khoảng 90 m, vị trí hạ
lưu cách cầu Nguyễn Tri Phương khoảng 130 m. Đoạn còn
lại khoảng 30 m giữ nguyên hiện trạng để tạo dòng chảy. Cao
độ đỉnh cừ +1,0 m, cao hơn so với mực nước sông trung bình
khoảng 0,63 m.
Ghi nhận của PV ngày 17-3 tại vị trí đập cho thấy vật liệu
dùng để đắp đập tạm nói trên đang được công nhân tập kết lên
sà lan, chuẩn bị di chuyển ra giữa sông để thi công.
Ngoài ra, chủ tịch Đà Nẵng cũng giao Sở GTVT thông báo
đến các chủ tàu thuyền về việc này và đề nghị tạm dừng hoạt
động giao thông thủy tại khu vực trong thời gian vận hành hai
tuyến đập tạm.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, trước tết Nguyên
đán 2020, Dawaco đã đắp đập tạm đầu tiên dài 180 m nhằm
hạn chế xâm nhập mặn vào cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ -
nguồn nước sinh hoạt chính cho người dân Đà Nẵng.
Tuy vậy, tình hình xâm nhập mặn vẫn khá gay gắt, đặc biệt
là từ đầu tháng 2. Độ mặn lớn nhất đạt giá trị 6.863 mg/lít vào
ngày 10-3, vượt đỉnh mặn của năm 2019 là 5.109 mg/lít.
Cá biệt, có những thời điểm độ mặn duy trì với giá trị lớn
hơn 1.000 mg/lít liên tục trên 24 giờ. Do đó, việc đắp đập tạm
thứ hai trên nhánh còn lại của sông Cẩm Lệ là cấp thiết.
Bên cạnh phương án đắp thêm đập tạm, UBND TP Đà Nẵng
cũng đã có văn bản gửi chủ các hồ thủy điện AVương, Sông
Bung 4 yêu cầu thực hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn
nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn TP.
Theo ông Hồ Hương, song song với việc đắp thêm đập tạm
ngăn mặn, các hồ thủy điện phải tăng cường xả nước mới có
đủ nguồn nước thô để sản xuất nước sạch. Bởi dự báo hạn hán,
xâm nhập mặn sẽ diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn trong
những tháng tiếp theo.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook