067-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy28-3-2020
Dịch COVID-19: Vi phạm cách ly
có thể bị phạt tù
Mức phạt có thể lên đến hàng chục ngànUSDnếu cố tình vi phạm lệnh cách ly ở nhiều nước trên thế giới.
VĨ CƯỜNG
T
rong bối cảnh đại dịch
COVID-19 diễn biến
phức tạp trên toàn cầu,
áp dụng các biện pháp cách
ly đối với các trường hợp
dương tính hoặc nghi nhiễm
là hành động mang tính sống
còn đối với những khu vực
bị ảnh hưởng. Dù vậy, trên
thực tế vẫn còn một số đối
tượng cố tình chống đối,
không chấp hành các quy
định được ban hành. Hiện
nay, hệ thống pháp luật của
nhiều quốc gia đang có dịch
đều có đủ khung pháp lý để
xử lý các trường hợp này.
Chống cách ly ở Mỹ,
phạt tới 10.000 USD
Theo mục 361 Đạo luật
Dịch vụ y tế công cộng, chính
quyền liên bang có quyền
tiến hành mọi biện pháp cần
thiết nhằm ngăn chặn bệnh
truyền nhiễm lây lan từ bên
ngoài vào nướcMỹ và từ bang
này sang bang khác. Đây là
cơ sở pháp lý đểWashington
mở chiến dịch phòng, chống
dịch COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh Mỹ
(CDC) định nghĩa cách ly là
biện pháp cô lập trong thời
gian nhất định người có nguy
cơ lây nhiễm và theo dõi xem
họ có phát bệnh hay không.
Trong thời gian cách ly, người
bị cách ly sẽ tránh tiếp xúc
với môi trường bên ngoài và
hạn chế mọi liên lạc. Những
trường hợp bị yêu cầu cách
ly bao gồm: Người tiếp xúc
gần với ca nhiễmCOVID-19
mà không làm theo hướng dẫn
chăm sóc của CDC, người
nhập cảnh vào Mỹ từ tất cả
những nước dịch đang lây
lan mạnh.
Nếu có dấu hiệu vi phạm,
CDC có quyền bắt giữ và tạm
giữ đối tượng liên quan theo
mục 264 quyển Pháp điển số
42 về phúc lợi và sức khỏe
công cộng.Mức phạt cho hành
vi này tùy vào quy định cụ
thể của từng tiểu bang. Ở cấp
độ liên bang, mục 271 quyển
Pháp điển số 42 về phúc lợi
và sức khỏe công cộng quy
định mức phạt tiền không quá
1.000 USD và mức án tù tối
đa một năm.
Hiện Wyoming là bang
có mức chế tài nặng nhất
khi người bị bắt có thể đóng
phạt lên tới 10.000 USD và
ở tù một năm, theo mục 35-
1-240 quyển Pháp điển tiểu
bang số 35 về an toàn và sức
khỏe công cộng. Trong khi đó,
bang Louisiana chỉ quy định
mức phạt tiền cao nhất là 100
USDnhưng lại tăngmức án tù
tối đa lên hai năm, theo mục
6 quyển Pháp điển tiểu bang
số 40 (đã điều chỉnh) về an
toàn và sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, dù hầu hết các
bang ở Mỹ đều tự điều chỉnh
mức phạt cho phù hợp với
điều kiện địa phương, còn
khoảng 18% bang chưa có
biện pháp chế tài riêng mà
áp dụng luôn khung chế tài
của pháp điển liên bang, theo
nghiên cứu của chuyên san
về quản lý và thực hành sức
khỏe công cộng (
Journal of
Public Health Management
and Practice
).
Singapore siết chặt
cách ly người nước
ngoài
Ở Singapore, đạo luật về
các bệnh truyền nhiễm là cơ
sở pháp lý để chính phủ xử lý
trường hợp vi phạm lệnh cách
ly đang được ban hành. Đối
tượng bị áp dụng lệnh cách
ly là những người từng tiếp
xúc gần với ca dương tính với
COVID-19 và người nhập
cảnh vào Singapore.
Một nhómnhân viên y tế chuẩn bị khử trùngmột khu chợ ở thủ đô Seoul, HànQuốc ngày 5-2.
Ảnh: REUTERS
Cộng hòa Czech phạt 3 tỉ đồng
đối tượng trốn cách ly
Hồi đầu tháng 3, Bộ Y tế Cộng hòa Czech đã công bố
biện pháp phòng ngừamới đối với hàng ngàn công dân
nước này còn kẹt ở Ý - tâm dịch của châu Âu, hãng tin
AFP
cho hay.Theo đó, ai trong số nàymuốn về nước phải
chịu cách ly tại các cơ sở chỉ định hoặc tiến hành tự cách
ly tại nhà theo hướng dẫn. Các trường hợp vi phạm có
thể bị phạt tiền lên tới 130.000 USD, tương đương với
hơn 3 tỉ đồng.
Tínhđến20giờngày 27-3, tờ
South China Morning Post
dẫn
nguồn cơ quan y tế các nước
ghi nhận toàn cầu có 24.520
người tử vong vì COVID-19,
536.095 ca nhiễm. Đại dịch đã
lan rahơn199quốcgiavàvùng
lãnhthổ.Đếnnay,111.124bệnh
nhân đã xuất viện sau khi điều
trị thành công.
Tiêu điểm
Bất kỳ hành vi nào vi phạm
lệnh cách ly như tự rời khỏi
khu vực được chỉ định hoặc
không trình diện, khai báo
với cơ quan chức năng trong
thời quan quy định sẽ chịu
mức phạt tiền tối đa khoảng
7.000USDcùng
mức phạt tù tối
đa sáu tháng
tùy mức độ vi
phạm, theomục
64 của đạo luật
nói trên.
Ng o à i r a ,
t r ườ n g h ợ p
ngườ i nước
ngoài đangđịnh
cư ở Singapore
bị phát hiện vi
phạm lệnh cách ly sẽ bị tước
hoặc bị rút ngắn thời hạn
thẻ cư trú, thị thực. Đối với
trường hợp người vi phạm
là du học sinh sẽ bị đình chỉ
tạm thời hoặc cho thôi học
tùy mức độ vi phạm.
Hàn Quốc học hỏi
từ quá khứ
Sau đợt bùng phát của dịch
MERS (Hội chứng suy hô hấp
Trung Đông) năm 2015 gây
thiệt hại nặng ở Hàn Quốc,
nước này đã nỗ lực hoàn thiện
khung pháp lý nhằm hỗ trợ
công tác phòng, chống các
đợt dịch trong tương lai, dẫn
đến hàng loạt đợt điều chỉnh
Đạo luật Phòng, chống và
kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Ở lần điều chỉnh mới nhất
vào ngày 4-3-
2020,Quốchội
Hàn Quốc cho
phép các cơ
quanhànhpháp
khởi tố hình
sự đối với các
hành vi chống
đối, ngăn cản
nỗ lực chống
dịch chung.
Theođó, người
nào từ chối xét
nghiệmCOVID-19 sẽ bị phạt
tiền tối đa 3.000 USD, theo
Điều 80.
Trong khi đó, Điều 79-3 quy
định các trường hợp vi phạm
lệnh cách ly sẽ bị phạt tiền
tối đa 10.000 USD và ngồi
tù tới một năm tùy mức độ vi
phạm. Đối tượng bị yêu cầu
cách ly ở Hàn Quốc là những
người từng tiếp xúc gần với
ca nhiễm COVID-19 hoặc
người từ các vùng có dịch
ở châu Âu và Mỹ có ý định
lưu trú dài hạn ở Hàn Quốc. •
Hôm 27-3, truyền thông quốc tế đồng loạt phát tin
nóng: “Thủ tướng Anh dương tính với COVID-19”. Ông
Boris Johnson cho biết bản thân sẽ tự cách ly và vẫn làm
việc tại nhà.
Hôm 19-3, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định với
báo chí Vương quốc Anh có thể “xoay chuyển tình thế”
trong vòng 12 tuần. “Chúng ta sẽ đánh bại virus Corona” -
ông Johnson tuyên bố. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây,
nhất là sau khi ông Boris dương tính COVID-19, lại cho
thấy một bức tranh khá u ám về Vương quốc Anh.
Những người theo trường phái lạc quan kiểu phương
Tây cho rằng việc nhiễm COVID-19, ngay cả như Thủ
tướng Anh, cũng là chuyện… bình thường. Ngay như ông
Boris, thay vì điều trị tại bệnh viện, thông báo tự cách ly
và làm việc tại nhà của người đứng đầu chính phủ Anh
cũng chuyển đi thông điệp “người dân Anh hãy an tâm,
mọi chuyện đều ổn”.
Phải thừa nhận một thực tế rằng các ca nhiễm
COVID-19 ở người trẻ, người không có bệnh nền sẽ có
tỉ lệ tử vong không cao. Thậm chí, một hệ thống y tế tiên
tiến vẫn có thể kéo giảm tối đa khả năng tử vong của
bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi. Đó là lý do nhiều người
đặt niềm tin vào nước Anh nói riêng và nhiều nước châu
Âu nói chung, vốn mệnh danh là thế giới văn minh, trong
cuộc chiến chống dịch.
Đáng tiếc, tất cả cho đến lúc này đều chỉ là lý thuyết!
Số ca nhiễm, đặc biệt là số ca tử vong tại Anh và châu
Âu, thậm chí tại Mỹ, không ủng hộ sự lạc quan của họ.
Tổng số ca nhiễm và tử vong ở châu Âu đang cao nhất thế
giới, vượt xa Trung Quốc. Riêng số người chết tại lục địa
già này đã trên 15.000 người.
Tại Anh, tính đến tối 27-3 (giờ Việt Nam), đã có trên
11.600 ca nhiễm. Có gần 600 ca tử vong vì COVID-19
trong khi số người được chữa khỏi mới chỉ khoảng 1/3.
Các dự báo của giới chuyên gia cho thấy số ca nhiễm lẫn
tử vong tại Anh có thể tăng mạnh hơn trong thời gian 2-3
tuần tới. Các bác sĩ và lãnh đạo các bệnh viện ở Anh mô
tả diễn biến của dịch bệnh tại London giống như một trận
sóng thần trong khi cả nước Anh phải chuẩn bị cho đỉnh
dịch sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Như vậy, vấn đề
của Anh không còn là chuyện tỉ lệ tử vong thấp hay phần
đông người nhiễm sẽ không sao, mà là gánh nặng không
thể ngờ đặt lên hệ thống y tế của Anh. Rõ ràng nhất là sự
khan hiếm máy thở, trang thiết bị bảo hộ, năng lực xét
nghiệm toàn dân... đang là những thách thức lớn mà Anh
chưa có lời giải.
Thông tin thủ tướng Anh, trước đó là quan chức cấp cao
của một số nước khác, dương tính với COVID-19 khiến
lời trấn an theo kiểu “hãy sống bình thường, hãy sinh hoạt
bình thường” trở nên lung lay hơn bao giờ hết. Lý thuyết
miễn dịch cộng đồng - để dân tự nhiễm để tạo miễn dịch -
mà một số quan chức Anh từng dùng đến trấn an dư luận
đến nay không còn nhiều người tin cậy. Chính Anh và châu
Âu cũng bắt đầu đóng cửa, phong tỏa, cách ly.
Việc lúng túng trong chọn lựa chính sách ưu tiên kinh
tế hay ưu tiên chống dịch của Anh và nhiều nước châu Âu
khiến số ca tử vong tăng ngoài ý muốn. Thực tế, nó càng
khẳng định việc phòng chống dịch, đặc biệt đối với các loại
virus mới như COVID-19, có thể dựa trên những phương
án khác nhau dựa vào đặc thù của từng quốc gia; nhưng
việc chủ quan khiến tình trạng quá tải y tế xảy ra, như Anh
và vài nước châu Âu gặp phải, là lựa chọn sai lầm.
THÙYANH
Góc nhìn
Nỗi lođằng sauviệc thủ tướngAnhnhiễmCOVID-19
Áp dụng các biện
pháp cách ly đối
với các trường hợp
dương tính hoặc
nghi nhiễm là
hành động mang
tính sống còn đối
với những khu vực
bị ảnh hưởng.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook