067-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy28-3-2020
CÙHIỀN
H
ọ đã từng là một gia đình hòa
thuận, hai vợ chồng chung
lưng đấu cật mưu sinh, nuôi
ba đứa con ăn học đàng hoàng. Thế
rồi trong một lần cãi vã từ một món
nợ mà người chồng lừa dối vợ, án
mạng đã xảy ra, người chồng chết,
vợ hầu tòa về tội giết người, còn
ba đứa con mất cả cha lẫn mẹ…
Giọt nước tràn ly
Khi HĐXX TAND TP.HCM vào
nghị án, bà M. (đại diện hợp pháp
của nạn nhân cũng là mẹ chồng của
bị cáo) lê từng bước chân mệt mỏi
lên phía bục xét xử ôm chặt con
dâu. Bà chẳng nói được lời nào
mà khóc rưng rức. Còn bị cáo ôm
chặt bà M. trong sự hối cải và nói
lời xin lỗi muộn màng.
Đó là hình ảnh cuối cùng nhưng
đẹp nhất trong một phiên tòa đầy
bi kịch. Bởi lẽ sau đó bị cáo sẽ phải
chấp hành bản án tù chung thân,
còn bà M. thì đã ngoài 80 tuổi, sức
khỏe yếu. Dường như họ linh cảm
được việc sẽ không còn cơ hội để
gặp nhau.
Trên bục khai báo là bị cáo Trịnh
Thị Vẽ (SN 1967), bị VKSND
TP.HCM truy tố về tội giết người
có khung hình phạt cao nhất đến tử
hình. Nạn nhân trong vụ án không
ai xa lạ mà chính là chồng bị cáo,
ông Nguyễn Văn Bốn đã tử vong.
Vợ chồng bị cáo kết hôn từ năm
1988vàcóvới nhaubađứaconchung.
Cuộc sống ở tỉnh Thừa Thiên-Huế
cơ cực nên năm 1999, gia đình bị
cáo Vẽ dắt díu nhau vào TP.HCM
mưu sinh. Bị cáo làm công nhân
tại khu công nghiệp ở quận Tân
Phú, chồng làm quản gia cho một
gia đình giàu có ở quận Tân Bình.
Hai vợ chồng tằn tiện gắng nuôi
ba cô con gái ăn học. Năm 2015,
sau nhiều cố gắng, cuối cùng hai vợ
chồng bị cáo cũng mua được căn
nhà nhỏ ở huyện Hóc Môn. Ông
Bốn đi làm, một tháng đôi lần về
nhà thăm vợ con, tuy nghèo nhưng
cuộc sống êm đềm.
Sau khi mua nhà, gia đình bị cáo
vẫn còn dư chút tiền tiết kiệm để
phòng thân nhưng một lần bị trộm
lẻn vào nhà lấy hết tài sản khiến cả
gia đình lâm vào cảnh khó khăn.
Từ năm 2016 đến 2018, ông Bốn
nhờ vợ vay hơn 300 triệu đồng nói
là để giúp một bạn thân mua nhà,
mỗi tháng họ trả lãi cho vợ chồng
ông 15 triệu đồng. Vì tin chồng,
bị cáo đã vay mượn nhiều người
quen biết để đủ số tiền. Để tạo được
lòng tin của người thân, bị cáo Vẽ
phải viện lý do là vay tiền để nuôi
con ăn học.
Tuy nhiên, sau khi cầm tiền, ông
Bốn chỉ đưa vợ hai tháng tiền lãi rồi
thôi. Không thấy bị cáo trả lãi đúng
hẹn, nhiều người cho vay đã đòi cả
tiền lãi và tiền gốc khiến người vợ
lo lắng vì không biết xoay xở ra sao.
Cũng vì chuyện này mà nhiều lần
hai vợ chồng bị cáo xảy ramâu thuẫn,
cự cãi. Đêm 19-1-2019, sau nhiều
lần vòng vo, ông Bốn đã thú nhận
việc nại ra chuyện cho người khác
vay tiền để lấy lãi hằng tháng. Thực
ra, ông đã dùng toàn bộ số tiền vợ
đưa để chơi lô đề và đã bị thua hết.
Bực tức trước việc bị chồng lừa
dối, cộng thêm việc chồng ra điều
kiện bắt mình phải trả nợ, bị cáo Vẽ
và chồng đã gây gổ với nhau. Như
giọt nước tràn ly sau bao ngày chịu
đựng, bị cáo dùng chày giã tỏi đập
vào đầu khiến ông Bốn tử vong.
Ngay sau đó, Vẽ bị khởi tố và bị
bắt tạm giam về hành vi giết người.
Đau đớn khi mẹ thuật lại
chuyện giết cha
Có mặt tại tòa, ngoài bà Hoàng
Thị M. (đại diện cho ông Bốn, mẹ
chồng bị cáo) còn có ba con gái của
vợ chồng bị cáo thamgia với tư cách
là đại diện hợp pháp của ông Bốn.
Người con gái lớn đã có gia đình,
cô con gái út cũng đã 20 tuổi, đang
là sinh viên một trường đại học.
Món nợ 300 triệu thành bi kịch
1 gia đình
Người vợ sát hại chồng vì không thể chịu được việc mình bị lừa dối tiền bạc, nhưng trong bi kịch ấy người ta
vẫn thấy những tình cảmấmáp.
Từ ngày bị bắt, hối hận về hành
vi của mình, bị cáo Vẽ khóc nhiều
khiến đôi tai bị ù. Đứng trước tòa,
bị cáo không nghe rõ câu hỏi nên
HĐXX đã yêu cầu người con gái
thứ hai của bị cáo đứng bên cạnh,
chuyển câu hỏi sát vào tai bị cáo.
HĐXX hỏi: “Bị cáo hãy miêu tả
chi tiết hành vi giết chồng củamình”.
Đáp lại, bị cáo Vẽ khai lại toàn bộ
sự việc và đồng ý với cáo trạng của
VKS, không một lời kêu oan.
Thế nhưng từng chi tiết trong vụ
án như những mũi dao nhọn khứa
vào da thịt của tất cả người thân
trong gia đình. Họ không muốn
nghe bởi nó như những thước phim
quay chậm diễn lại vụ án mạng và
bi kịch của gia đình.
Bỗng cô con gái đứng bên bị cáo
Vẽ hai tay ômmặt khóc lặng, rồi ôm
chặt bị cáo dường như để cả hai mẹ
con không bị khuỵu ngã. Phía dưới
hàng ghế dự khán, nhiều tiếng nấc
nghẹn cũng trải dài khắp phiên xử.
Bị cáo Vẽ khai khi ông Bốn thừa
nhận việc dùng toàn bộ số tiền bị
cáo vay để chơi lô đề thì bị cáo đã
chịu áp lực rất lớn vì không biết lấy
tiền đâu để trả nợ.
“Gia đình bị cáo vốn không có
tiền, nay bỗng nhiên tôi thành con
nợ. Ông ấy đã lừa dối tôi, còn bắt tôi
phải trả nợ. Hơn 30 nămchung sống,
những nămnghèo khó nhất vợ chồng
tôi cũng chưa một lần cãi nhau. Nay
vì chuyện này khiến bị cáo đau đớn
vô cùng, vì quá phẫn uất nên bị cáo
không giữ được sự bình tĩnh, thưa
HĐXX” - bị cáo Vẽ trình bày.
Bà M. đã 80 tuổi, hiện tu tại một
ngôi chùa ở TP Vũng Tàu. Bà nói
trong nấc nghẹn: “Hơn 30 năm
chung sống, gia đình chúng nó rất
hạnh phúc. Vẽ là đứa con dâu thảo,
không ngờ vì khoản tiền nợ mà ra
cơ sự này”. Khi HĐXX vào nghị
án, bà M. lê từng bước chân mệt
mỏi lên phía bục xét xử ôm chặt
người con dâu…•
Bỗng cô con gái đứng
bên bị cáo Vẽ hai tay ôm
mặt khóc lặng, rồi ôm
chặt bị cáo dường như để
cả hai mẹ con không bị
khuỵu ngã.
Ngôi nhà không
bóng người
Chiềumột ngày tháng 3, trong
bối cảnhđại dịchCOVID-19 đang
hoành hành, chúng tôi tìm đến
căn nhà của vợ chồng bị cáo Vẽ.
Căn nhà nhỏ nằm tại ấp Đình, xã
TânXuân,huyệnHócMôn,TP.HCM,
cửa khóa, lạnh lẽo.
BàNguyễnThịT., hàngxómcủa
gia đình bị cáo, kể gia đình bà Vẽ
chuyểnvềđâysốngđượcmấynăm.
Họsốngrấtyênbìnhvàhạnhphúc,
chưathấyhaivợchồngcãinhaubao
giờ. Cũng theo bàT. thì ba con gái
củavợchồngbịcáocũngrấtngoan.
Cô con gái đầu đã tốt nghiệp đại
học và lấy chồng, sống ở một nơi
khác. Hai cô emđang học đại học
nhưngvìdịchbệnhCOVID-19nhà
trường cho nghỉ nên cả hai ở trọ
gần trung tâm tìmviệc làm thêm.
Vì thế, ngôi nhà từng là tổ ấmcủa
cả gia đình bị cáo nay vắng bóng
người, cửa đóng then cài.
“Nhà tôi sát vách nhà bà Vẽ.
Hômxảy ra vụ việc, tôi ngủmuộn
nhưng không nghe thấy bất kỳ
tiếng động nào cho đến khi xảy
ra án mạng…” - bà T. nói.
Chiều 26-3, tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã trao hơn 300
triệu đồng từ số tiền ủng hộ của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động thuộc Công đoàn Bộ Tư pháp tới
quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thứ trưởng Tịnh cho biết trước tình hình diễn biến phức
tạp của dịch bệnh, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã kịp thời chỉ
đạo các đơn vị thuộc bộ thực hiện nghiêm túc các nhiệm
vụ chuyên môn, khẩn trương xây dựng các chính sách,
kịch bản phòng, chống dịch bệnh. Công tác phòng, chống
dịch bệnh đã và đang được thực hiện rất bài bản nhằm
đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao
động trong cơ quan bộ.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn ủng hộ 50 bộ quần áo bảo hộ y tế,
2.000 găng tay y tế, đồng thời hưởng ứng mạnh mẽ việc phát
động nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Qua đây, Bộ Tư pháp mong muốn góp phần cùng Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn dân tập trung
phòng, chống dịch, có thêm
nguồn lực để tăng cường các
biện pháp phòng, chữa bệnh,
bảo đảm an sinh xã hội, an
toàn đời sống và sức khỏe của
nhân dân.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Phùng Khánh Tài cám
ơn nghĩa cử cao đẹp của Bộ
Tư pháp khi đã chung tay góp
phần đẩy lùi dịch bệnh.
Ông Tài khẳng định số tiền và hiện vật ủng hộ sẽ được
kịp thời chuyển tới những đơn vị, cá nhân đang trực tiếp làm
công tác phòng, chống dịch, chữa trị bệnh, những khu vực
đang phải cách ly, những trường
hợp đang được điều trị bệnh cần
sự giúp đỡ của cộng đồng.
Ông Tài cũng bày tỏ tin tưởng
rằng với sự đồng lòng của cả hệ
thống chính trị, Việt Nam sẽ sớm
hạn chế và đẩy lùi được sự lây lan
của dịch bệnh COVID-19.
DDX
Bộ Tư pháp ủng hộ hơn 300 triệu đồng
cho quỹ phòng, chống dịch bệnh
COVID-19. Ảnh: BTP
Phòng, chốngdịchCOVID-19: BộTưphápđónggóphơn300 triệu
Căn nhà của gia
đình bị cáo tại ấp
Đình, xã Tân Xuân,
huyệnHócMôn,
TP.HCM khóa cửa,
lạnh lẽo.
Ảnh nhỏ: Bị cáo
Trịnh Thị Vẽ tại tòa.
Ảnh: CÙHIỀN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook