067-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứBảy28-3-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 27-3, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã
chủ trì cuộc họp Thường
trực Chính phủ về việc tổ
chức một hội nghị trực tuyến
“4 trong 1” giữa Chính phủ
với các địa phương.
Hội nghị trực tuyến dự
kiến diễn ra vào ngày 31-3,
sẽ có sự tham dự của bí thư,
chủ tịch các tỉnh trong toàn
quốc, các bộ trưởng, các cơ
quan có liên quan của Quốc
hội để cùng thảo luận.
Làmmọi biện pháp để
ngăn dịch COVID-19
Phát biểu khai mạc tại cuộc
họp Thường trực Chính phủ,
Thủtướngnêu:DịchCOVID-19
đã ảnh hưởng đến 200 quốc
gia, hơn 530.000 người nhiễm
và hơn 24.000 người tử vong.
Con số này vẫn không ngừng
tăng lên. “Chúng ta đang cố
gắng giảm tối đa số người
nhiễm để bảo vệ sức khỏe,
tính mạng của nhân dân và
điều đáng mừng là đến nay
chưa có trường hợp tử vong,
nhiều người đã bình phục và
xuất viện” - Thủ tướng nói.
Được biết, sáng cùng ngày,
Thủ tướng đã ký chỉ thị thực
hiện các biện pháp như “tiền
khẩn cấp” khi có nhận định
rằng trong hai tuần tới, dịch
có nguy cơ bùng phát.
Thủ tướng cho biết sẽ tổ
Chính phủ đều có suy nghĩ
phải vực dậy nền sản xuất
để giải quyết việc làm, tăng
trưởng bằng các biện pháp
căn cơ, mạnh mẽ.
Thủ tướng cho rằng cần
thiết phải tổ chức một hội
nghị toàn quốc bàn bốn nội
dung lớn. Thứ nhất, tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh khi nhiều doanh nghiệp
phải đình trệ sản xuất, kinh
doanh, đặc biệt là lĩnh vực
hàng không, du lịch.
Liên quan đến việc giải
vốn ngân sách nhà nước và
vốn vay. Ba tháng đầu năm,
số vốn chưa giải ngân theo
kế hoạch còn rất lớn và đây
là vấn đề cần bàn thảo để
trả lời câu hỏi làm sao giải
ngân hết số vốn đầu tư công
này. Thủ tướng cũng yêu cầu
một số bộ, ngành, cơ quan sử
dụng nhiều vốn đầu tư phải
có biện pháp mạnh.
Nội dung thứ ba cần bàn tại
hội nghị sắp tới là vấn đề an
sinh xã hội khi mà tình trạng
nghỉ việc không lương, thất
nghiệp diễn ra trên toàn cầu
và ở nước ta. “Chúng ta bàn
nhiều thứ nhưng cuối cùng
vẫn là đời sống của nhân dân,
của công nhân, đối tượng
chính sách” - ông nói.
Nội dung thứ tư là bảo đảm
an ninh trật tự, an toàn xã hội
vì đời sống khó khăn sẽ dẫn
tới những nguy cơ gây mất
an ninh trật tự. Bộ Công an
cần có giải pháp không để
tình trạng lộn xộn xảy ra.
“Chúng ta phải cố gắng
giữ được nhịp độ phát triển,
khắc phụcmọi khó khăn, nhất
là trong các quý tới, để làm
sao như lò xo bị nén lại, sẵn
sàng bật lên sau khi hết dịch.
Không để tình hình quá xấu
rồi mà chúng ta rơi vào thế
bị động” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu
ngay sau khi dịch kết thúc,
chúng ta phải bắt tay vào việc
thì mới vực dậy được nền kinh
tế, nhất là khi những thị trường
lớn có liên quan đến chúng
ta đã phục hồi mà chúng ta
không chuẩn bị tâm thế thì
chúng ta thất bại.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.Ảnh: TTXVN
Ngày 27-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành
Chỉ thị số 15 về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm
phòng, chống dịch COVID-19.
Chỉ thị nêu rõ dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, số lượng người
mắc, tử vong tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ở nước ta, tháng 2 chỉ có 16 ca mắc nhưng chỉ trong
vòng 20 ngày (từ ngày 6 đến 26-3) đã có 137 ca mắc mới
tại 23 tỉnh, thành phố, gấp trên 8,5 lần số ca mắc trước
đó, đưa tổng số ca mắc lên trên 153 ca (tính đến 19 giờ
ngày 27-3 là 163 ca - PV). Đồng thời, đã có hiện tượng
lây nhiễm đối với cán bộ y tế, xuất hiện lây nhiễm trong
cộng đồng, nhất là tại một số thành phố lớn, gây lo lắng
trong nhân dân.
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan của
dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của
nhân dân, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa
phương và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt tinh thần
“chống dịch như chống giặc”. Chúng ta chấp nhận thiệt
hại về kinh tế để phòng, chống dịch; bảo vệ tốt nhất sức
khỏe, tính mạng của nhân dân là mục tiêu tối thượng.
Với quyết tâm đó, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND
cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông
người từ 0 giờ ngày 28-3 đến hết 15-4. Cụ thể:
Một là dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập
trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10
người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh
viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa
người với người tại các địa điểm công cộng.
Hai là dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có
tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể thao,
giải trí tại các địa điểm công cộng.
Ba là tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh
dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quyết định cơ sở kinh doanh,
dịch vụ cần đóng cửa.
Bốn là hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là
từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác.
Bộ GTVT chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt
động vận chuyển hành khách từ TP Hà Nội, TP.HCM
đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức
lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập
trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng
hóa.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ Y tế, Quốc phòng, Công
an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn
trương rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình
hình sức khỏe, sàng lọc đối với các trường hợp đã nhập cảnh
Việt Nam từ ngày 8-3 không thuộc diện cách ly tập trung để
áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát phù hợp.
Cùng đó là tiếp tục kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập
cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ (nhất là biên giới với
Lào, Campuchia), đường thủy, đường biển, các cảng hàng
không.
Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19 tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc
men, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch,
bảo đảm sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trên diện rộng.
Các tỉnh, thành phố tăng cường đầu tư mở rộng việc
xét nghiệm. Các thành phố lớn tăng công suất xét
nghiệm, thực hiện chiến lược xét nghiệm sớm để cách ly.
Các cơ quan chức năng liên quan xử lý nghiêm, kể
cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin
không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo y tế
không trung thực; trốn tránh, chống đối, không chấp
hành biện pháp cách ly y tế; găm hàng, tăng giá, gây bất
ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhân dân bình tĩnh, yên
tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống
dịch… Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không
tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật
cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công
cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ
sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết…
ĐỨC MINH
chức kiểm tra việc thực hiện
chỉ thị và sẽ thực hiện mọi
biện pháp có thể để ngăn
dịch COVID-19. “Trước mắt
là trong nửa tháng tới và có
thể kéo dài thêm, chúng ta
phải tập trung mọi sức lực,
mọi biện pháp để chống dịch,
coi đó là nhiệm vụ số một ở
nước ta hiện nay” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết dịch
bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất, kinh doanh toàn
cầu. Theo dự báo của IMF,
tăng trưởng kinh tế thế giới
bằng 0, hãng tin
Bloomberg
cũng cùng nhận định việc tăng
trưởng của nhiều nước âm.
“Hôm qua, tôi đã dự hội
nghị thượng đỉnh trực tuyến
G20, các tổng thống, thủ
tướng của các nước dự đều
phát biểu rằng phải vực dậy
nền kinh tế trong bối cảnh rất
nhiều khó khăn, trở ngại” -
Thủ tướng nói.
Bốn nội dung lớn
cần tháo gỡ
Về tình hình trong nước,
những tháng đầu năm chúng
ta gặp khó khăn do tình trạng
hạn hán, xâm nhập mặn nặng
nề ở các tỉnh miền Nam,
dịch tả heo châu Phi, cúm
gia cầm…
Đặc biệt, dịch COVID-19
gây ảnh hưởng rất lớn đến
mọi mặt đời sống xã hội và
các thành viên Thường trực
ngân vốn đầu tư công, Thủ
tướng thông tin chúng ta có
khoảng 30 tỉ USD cần giải
ngân trong năm nay, bao gồm
“Chúng ta bàn
nhiều thứ nhưng
cuối cùng vẫn là đời
sống của nhân dân,
của công nhân, đối
tượng chính sách”
- Thủ tướng nêu tại
cuộc họp.
Thủ tướng:
Phải vực dậy kinh tế sau dịch
TheoThủ tướng, ngay khi dịch kết thúc, cả nước phải bắt tay vào việc vực dậy nền kinh tế,
không để rơi vào thế bị động...
Từ0giờhômnay, toàndânhạn chế tụ tập, đi lại
Cao điểm khống c
Ngân hàng nghiên cứu cho vay hỗ trợ
với lãi suất 0%
Thường trực Chính phủ cơ bản đồng ý với báo cáo của các
bộ, ngành đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ
kích thích kinh tế trên các lĩnh vực, đẩy nhanh đầu tư công,
hỗ trợ việc làm, bảođảman sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát gói hỗ trợ, báo cáo Ủy ban
Thường vụQuốc hội việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
và các loại thuế khác, tăng chi chống dịch, cắt giảm chi
thường xuyên, tính toán tăng bội chi do giảm thu, tăng chi
ngân sách nhà nước…
Thủ tướng thống nhất định hướng các giải phápmà Ngân
hàngNhà nước đang thực hiện, tiếp tục nghiên cứu việc cho
vay tái cấp vốn, lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp trả lương
cho người lao động…; nghiên cứumột gói nữa từ trái phiếu
chính phủ để kích cầu…
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook