108-2020 - page 16

16
• Ấn Độ
: Ít nhất 25 người thiệt mạng và 35 người khác bị
thương khi hai xe khách đâm vào nhau ở TPAuraiya, miền
Bắc Ấn Độ ngày 16-5 (giờ địa phương). Nguyên nhân ban đầu
được xác định là tài xế một xe khách ngủ gật và mất lái tông
vào xe còn lại. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên tiếng
chia buồn cùng người nhà các nạn nhân.
• Mỹ
: Hạ viện Mỹ ngày 16-5 (giờ địa phương) tuyên bố mở
cuộc điều tra mới nhằm vào Tổng thống Donald Trump sau khi
ông bất ngờ sa thải không lý do Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao
Steve Linick theo đề nghị của Ngoại trưởng Mike Pompeo,
hãng tin
Reuters
cho biết. Nhiều nguồn tin cho rằng ông Linick
bị bãi nhiệm là do gần đây quan chức này đang điều tra ông
Pompeo với cáo buộc lạm dụng chức vụ để trục lợi.
• Trung Quốc
: Đài
CNN
ngày 17-5 đưa tin Đại sứ TQ
tại Israel Đỗ Vĩ đã bất ngờ đột tử tại nhà riêng ở ngoại
ô TP Tel Aviv. Hiện chưa có thêm thông tin về vụ việc
nhưng nhà chức trách bước đầu cho biết cái chết của ông
Đỗ không có điểm gì bất thường. Cảnh sát Israel vẫn đang
tích cực điều tra. Bộ Ngoại giao TQ chưa đưa ra phản hồi
chính thức nào.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 18-5-2020
Khả năng WHO kiện Trung Quốc
vì COVID-19: Nhiều khó khăn
Tổ chức Y tếThế giới (WHO) có trong tay nhiều công cụ pháp lý để giải quyết được mâu thuẫn hiện tại
giữa cơ quan này và Trung Quốc. Tuy nhiên, WHO sẽ sử dụng các công cụ này như thế nào với một quốc gia
không tôn trọng luật pháp quốc tế?
VĨ CƯỜNG
N
gày18-5(giờđịaphương)
tới, toàn bộ 194 quốc
gia thành viên Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) sẽ tham
gia phiên họp Đại hội đồng
Y tế thế giới lần thứ 73 trong
bối cảnh đại dịch COVID-19
tiếp tục diễn biến khó lường
trên toàn cầu. Tâm điểm
của sự kiện là chờ xem Mỹ
và đồng minh sẽ đem căng
thẳng với Trung Quốc (TQ)
xung quanh nguồn gốc khởi
phát của virus SARS-CoV-2
ra một diễn đàn quốc tế quy
mô lớn như thế nào.
Bản thân WHO thời gian
qua cũng chịu nhiều chỉ trích
do có liên quan đến cáo buộc
thiếu minh bạch thông tin của
Bắc Kinh. Tình báo Mỹ mới
đây cũng khẳng định TQ hồi
tháng 1 đã cố tình ngănWHO
ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp
y tế toàn cầu. Do vậy, cách
WHO phản ứng và giải quyết
các vấn đề này với TQ sẽ là
một câu hỏi khác cần được
trả lời, theo tờ
South China
Morning Post
.
Khó khăn pháp lý
cho WHO
Theo quy định của WHO,
cơ quan này có thể chuyển
các mâu thuẫn không thể giải
quyết được sang cho Tòa án
Công lý Quốc tế (ICJ) thụ
lý. Tuy nhiên, nhiều chuyên
gia pháp lý nhận định đây
là một kịch bản khó thành
hiện thực. “WHO chưa bao
giờ đưa quốc gia nào ra ICJ
và tôi cũng không cho rằng
điều đó sắp sửa diễn ra vì nếu
làm như vậy, WHO đang tiến
hành một điều chưa từng có
tiền lệ” - GS Steven Hoffman
thuộcĐHYork (Anh) cho biết.
Trong khi đó, chuyên gia
Atul Alexander thuộc ĐH
Khoa học Tư pháp quốc
gia (Ấn Độ) lưu ý ngay cả
khi ICJ chấp nhận thụ lý
và tiến hành xét xử thì sau
đó cũng không có cách nào
để thi hành phán quyết đưa
ra do TQ là một trong năm
thành viên thường trực của
Hội đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc. TQ chắc chắn sẽ dùng
quyền phủ quyết để chặn mọi
phiên thảo luận về thi hành
phán quyết của ICJ nếu nó
không có lợi cho nước này.
“Tình huống này khá giống
vụ Philippines kiện TQ ra
Tòa Trọng tài Thường trực
(PCA) về tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông hồi
năm 2016. Phán quyết bác
bỏ yêu sách đường chín đoạn
của TQ nên cho đến nay vẫn
không có cách nào thi hành
được” - ông Alexander nói.
Thậmchí, GS JamesKraska
thuộc ĐH Hải chiến Mỹ còn
nhận định việc yêu cầu TQ
tôn trọng luật pháp quốc tế
là điều không tưởng vì “nước
này dù biết rằng có nghĩa vụ
pháp lý phải cung cấp đầy đủ
thông tin về COVID-19 cho
WHO và cộng đồng quốc
tế nhưng sau đó vẫn cố tình
che giấu thông tin tình hình
dịch trong nước” - tờ
The
Wall Street Journal
cho hay.
“Bỏ qua chuyện nước này
liên tục khẳng định virus gây
dịch có nguồn gốc tự nhiên,
điều đáng trách là việc nước
này không minh bạch những
gì họ biết về dịch đã đặt các
quốc gia khác vào rủi ro lớn
hơn” - ôngKraska nhấnmạnh.
Một vấn đề khác nằm ở
việc ICJ đơn giản là không
đủ nguồn lực để xử lý cùng
một lúc quá nhiều vụ kiện
khi cơ quan này một năm
chỉ xét xử khoảng 2-4 hồ
sơ và vẫn còn rất nhiều vụ
án khác đang trong diện chờ
được giải quyết.
Giải pháp nào
thay thế?
Dù vậy, giới chuyên gia chỉ
raWHOkhông nhất thiết phải
Tổng giámđốcWHOTedros AdhanomGhebreyesus (trái) bắt tay Chủ tịch TQTập Cận Bình (phải) tại
tòa nhàQuốc hội TQhồi tháng 1-2020. Ảnh: REUTERS
Vì sao Trung Quốc ngại điều tra
độc lập về COVID-19?
Nhận định với tờ
The Korea Times
ngày 17-5, chuyên gia
về châu Á Angela Stanzel thuộcViện Nghiên cứu an ninh và
quốc tế (Đức) cho rằng hiệnTQmuốn duy trì một trạng thái
mơ hồ về nguồn gốc của COVID-19 vì nếu có bằng chứng rõ
ràng TQ là nguồn gốc của đại dịch thì đây sẽ là “thảm họa”
cho hình ảnh mà Bắc Kinh cố công gầy dựng.
“Việc đại dịch COVID-19 có liên quan tới TQ đã đủ khiến
cho hình ảnh của nước này xấu đi, do vậy bất kỳ bằng
chứng nào (chứng minh TQ là nguồn gốc của dịch bệnh)
cũng sẽ gây tổn hại tương tự cho TQ. Những bằng chứng
như vậy sẽ mâu thuẫn với nỗ lực của TQ trong việc xây
dựng một câu chuyện khác về nguồn gốc của virus, đặc
biệt càng khiến cho Mỹ có động lực để đổ lỗi cho TQ” - bà
Stanzel nhận định.
“Trên thực tế, các quốc gia
và tổ chức quốc tế rất ngại phải
áp dụng luật pháp quốc tế để
giải quyết mâu thuẫn do tất cả
chính phủ đều có lợi ích chung
trong việc không áp dụng luật
phápmột cáchmáymóc. Có lẽ
TQ đã vin vào đây để có thể tự
tin như vậy hiện nay.”
GS
DAVID FIDLER
,
cựu cố vấn pháp lý cho WHO
Họ đã nói
“Bỏ qua chuyện nước
này liên tục khẳng
định virus gây dịch
có nguồn gốc tự
nhiên, điều đáng
trách là việc nước này
khôngminh bạch
những gì họ biết về
dịch đã đặt các quốc
gia khác vào rủi ro
lớn hơn.”
4.744.867
người nhiễm COVID-19 cùng 313.738 ca
tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới
tính đến 19 giờ ngày 17-5, trang thống
Worldometer
dẫn nguồn cơ quan y tế
các nước cho hay. Số bệnh nhân điều trị
thành công dừng ở 1.827.438 ca.
dựa vào ICJ mới giải quyết
được các mâu thuẫn với TQ.
GS Steven Hoffman cho biết
cơ quan này có thể áp dụng
các điều khoản trong Điều lệ
Y tế quốc tế (IHR) được tất
cả thành viên WHO thông
qua năm 2005.
Được biết, mục đích của
IHR là chuẩn hóa các khái
niệm, thủ tục và biện pháp
nhằm phòng, chống sự lây
lan của các loại dịch bệnh
và nguy cơ về sức khỏe công
cộng trên phạm vi toàn cầu.
Về mâu thuẫn liên quan đến
diễn giải hoặc áp dụng IHR,
văn bản này đề xuất vấn đề
nên được giải quyết thông
qua biện pháp thương lượng,
hòa giải giữa tổng giám đốc
WHO và các bên liên quan
hoặc nhờ bên trung gian khác
giải quyết.
Tuy nhiên, ông Hoffman
nhấnmạnh rằng đến nay chưa
có quốc gia hay tổ chức nào
đồng ý giải quyết bất đồng
thông qua cơ chế này. “Có rất
nhiều thách thức trong quá
trình các quốc gia giải quyết
mâu thuẫn. Hàng chục nước
đã vi phạm các quy định của
IHR trong đại dịchCOVID-19
vừa qua. Chẳng hạn, việc
áp đặt hạn chế thương mại
và đóng cửa biên giới là vi
phạm quá rõ Điều 43 của
IHR. TQ về lý thuyết có thể
kiện ngược lại chỉ cần dựa
vào điều này” - chuyên gia
này chia sẻ.
Phản ứng của
Trung Quốc
South China Morning Post
nhận định gần đây giới lãnh
đạo Bắc Kinh có vẻ đã bắt
đầu cảm nhận được các sức
ép từ phía cộng đồng quốc
tế lên nước này trên mặt trận
pháp lý khi truyền thông TQ
liên tục phát đi các thông
điệp cảnh báo “chuẩn bị có
đòn đáp trả”. Nhiều chuyên
gia của nước này cũng nhảy
vào “tiếp lửa” khi tuyên bố
cộng đồng quốc tế “không có
cơ hội thắng” nếu kiện TQ.
“Các động thái như kiệnTQ
chỉ có mục đích là tăng ủng
hộ chính trị cho các chính trị
gia phương Tây. Chừng nào
những thứ như “TQ phải chịu
trách nhiệm” hay “bắt TQ bồi
thường” trở thành những chủ
đề nóng và được dư luận quan
tâm thì mục tiêu của những
người kêu gọi nó đã đạt được
rồi” - chuyên gia về luật Liao
Fan thuộc Viện Khoa học xã
hội TQ khẳng định.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook