210-2020 - page 13

13
Bỏ bài kiểmtra1 tiết
đối với học sinhTHCS
vàTHPT
Học sinh THCS và THPT sẽ không phải
làmbài kiểm tra 1 tiết và được đánh giá
bằng nhiều hình thức khác nhau như hỏi
đáp, thuyết trình, thực hành, qua sản phẩm
học tập.
Thông tư số 26 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh (HS) THCS, THPT, có hiệu lực từ ngày
11-10, cho thấy có nhiều điểm mới trong việc đánh
giá HS và giảm số đầu điểm kiểm tra.
Theo đó, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm
học có hai đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường
xuyên. Môn học có trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học
có ba đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Môn học có trên 70 tiết/năm học có bốn đầu điểm
kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Trong mỗi học kỳ, một môn học có một điểm
kiểm tra giữa kỳ và một điểm cuối kỳ.
Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên được
tính hệ số 1, điểm giữa kỳ tính hệ số 2, điểm cuối
kỳ tính hệ số 3. Điểm trung bình môn là trung
bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường
xuyên, điểm giữa kỳ và điểm cuối kỳ với các hệ
số quy định.
Như vậy so với Thông tư số 58/2011, điểm kiểm
tra 1 tiết đã được loại bỏ, số đầu điểm ở từng môn
đã giảm. Môn nhiều nhất chỉ còn sáu đầu điểm.
Theo Thông tư số 26, việc kiểm tra, đánh giá
thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực
tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi đáp, thuyết
trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ
được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy
hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ
bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ
45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa
120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma
trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt
của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong
chương trình.
Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có
hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.
Một điểm mới của Thông tư số 26 là kết hợp
giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm
số với các môn học.
Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ,
hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học
tập của HS trong quá trình học tập môn học.
Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu
cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn
học. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu
sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về
thang điểm 10.
Việc xét công nhận danh hiệu HS cũng có sự
thay đổi. Ngoài việc công nhận đạt danh hiệu HS
giỏi học kỳ hoặc cả năm, HS tiên tiến còn có HS
đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc
trong học tập.
NGUYỄN QUYÊN
M
ới đây, các bác sĩ (BS)
Khoa cột sống B, BV
Chấn thương Chỉnh
hình TP.HCM đã phẫu thuật
nắn chỉnh cột sống cho chị
PTH (30 tuổi, ngụ Đắk Lắk)
sau nhiều năm mắc chứng
viêm dính cột sống.
Không thể nhìn thẳng
BSVũTamTrực, người trực
tiếp phẫu thuật, cho biết chị
H. đến BV trong tình trạng
đau mỏi vùng cột sống cổ và
cột sống thắt lưng. Qua thăm
khám, các BS nhận thấy bệnh
nhân bị viêm dính cột sống
khiến cột sống biến dạng còng,
cột sống cổ và cột sống ngực
bị hàn cứng. Bệnh nhân gặp
nhiều khó khăn khi giao tiếp,
mỗi lần nói chuyện phải cố
gắng gồng để ngóc cổ lên, lâu
ngày cơ bị mỏi, đau.
Sau khi hội chẩn, các BS
quyết định tập trung nắn
chỉnh vùng thắt lưng cho bệnh
nhân bằng phương pháp đục
xương sửa trục, bỏ chân cung
ở đốt sống thắt lưng số 3 và
cố định bằng bốn thanh nối
dọc. Trong đó, hai thanh nối
ngắn cố định chỗ đục xương
sửa trục, hai thanh nối dài
bắc cầu qua chỗ đục xương.
TheoBSTrực,đâylàphương
pháp mới được du nhập từ
Úc, sử dụng bốn thanh nối
dọc (nhiều hơn phương pháp
thông thường chỉ có hai thanh)
giúp tăng cường độ vững cấu
hình cột sống. Cuộcmổ diễn ra
nhanh hơn vì không cần thay
thanh nối liên tục như trước.
Bệnh nhân chỉ mất 1,2 lít máu,
trong khi mổ thông thường
sẽ mất 1,5-2 lít. Sau ca phẫu
thuật kéo dài 4,5 tiếng đồng
hồ, ngày thứ ba thì bệnh nhân
đã đi đứng được, không còn
biến dạng còng. Đặc biệt là
có thể nhìn thẳng người khác
để tự tin giao tiếp, không còn
phải ngóc cổ lên như trước.
Chị H. chia sẻ khoảng tám
năm trước chị bắt đầu bị đau
khớp háng bên phải, sau đó
lan rộng lên vùng thắt lưng
rồi tới vùng cánh tay, cổ. Đi
khám ở BV địa phương, chị
được chẩn đoán mắc chứng
đauxươngkhớp thông thường,
BS cho thuốc về uống. Thấy
bệnh không thuyên giảm, chị
bỏ hết công việc lặn lội ra Hà
Nội và TP.HCM thăm khám
nhưng được chẩn đoán gai
cột sống hoặc đau thần kinh
tọa. Tuyệt vọng, cứ nghe ở
đâu có thầy lang bốc thuốc
giỏi chị đều tìm đến.
Căn bệnh của chị ngày càng
trầm trọng khi cả người đều
đau đớn. Đến tối, chị không
thể ngủ vì nằm nghiêng hay
nằm ngửa đều khó chịu, khi
muốn nằm ngửa chị phải kê
gối rất cao. Lưng chị ngày
càng còng xuống, không
thể nhìn thẳng về phía trước
hay gập cổ nhìn xuống được.
“Tướng đi của tôi rất khó coi,
giống như bà cụ 60, 70 tuổi
vậy. Mỗi lần ra đường, mọi
người đều nhìn tôi với ánh
mắt khác, lúc đó tôi buồn và
mặc cảm lắm vì đi khám ở
đâu cũng không ra bệnh. Tôi
cũng không cómongmuốn gì
nhiều, chỉ mong được thẳng
lưng lại thôi” - chị H. kể lại.
Viêm dính cột sống
phổ biến ở nam giới
Theo BS Vũ Tam Trực,
viêm dính cột sống là bệnh
không quá hiếm, khoảng 1-2
tháng Khoa cột sống B lại
tiếp nhậnmột bệnh nhânmới.
Tuy nhiên, bệnh thường xuất
hiện ở nam giới, tỉ lệ cứ 10
người nam thì chỉ có một nữ
mắc. Đây có thể là nguyên
nhân bệnh nhân H. đi thăm
khám nhiều nơi nhưng ít ai
nghĩ đến khả năng bệnh này.
Ngoài ra, bệnh có biểu hiện
cốt hóa, dính khớp từ dưới
lên trên như dính vùng chậu
trước rồi mới đến thắt lưng,
ngực cổ. Ở bệnh nhân H.,
phim chụp X-quang không
điển hình, khớp vùng chậu
bị dính nhưng thắt lưng vẫn
chưa dính hoàn toàn, cột sống
ngực dính một ít và cột sống
cổ dính hoàn toàn.
Bệnh được xếp là bệnh
lý tự miễn, chưa có nguyên
nhân cụ thể. Khi đó cơ thể
sản sinh ra những chất kháng
thể chống lại bao khớp và dây
chằng cột sống. Hiện tượng
viêm lâu ngày dẫn đến cốt
hóa, tất cả đốt sống dính lại
như cây tre trăm đốt.
Tuynhiên,khôngphảitrường
hợp viêm dính cột sống nào
cũng diễn biến đến cứng và
biến dạng còng. Ở thể nặng,
bệnh nhân có thể bị cốt hóa
hết khung xương sườn lồng
ngực gây giới hạn hô hấp,
ảnh hưởng vận động mạnh
thể lực, phổi thông khí kém
dễ gây nhiễm trùng khi lớn
tuổi. Bệnh chủ yếu gây ảnh
hưởng giới hạn vận động, ở
giai đoạn muộn bị dính khớp
háng, còng cột sống khiến
bệnh nhân không thể ngồi
hoặc đứng lâu. Ngoài số ít
bệnh nhân biến dạng cột sống
phải phẫu thuật, bệnh nhân bị
cốt hóa một phần, cột sống
còn lại bù trừ để làm công
việc hằng ngày.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân
được cho uống thuốc, hướng
dẫn tập thể thao để nâng cao
sức khỏe, ăn uống điều độ
bệnh sẽ tự giới hạn lại. Nếu
không đáp ứng với điều trị
thuốc, bệnh nhân sẽ được
cho sử dụng thuốc sinh học
chuyên sâu. Ởgiai đoạn nặng,
bệnh nhân bị biến dạng cột
sống nặng làmmất thăng bằng
đứng dọc, đứng ngang, ảnh
hưởng nghiêm trọngmới phải
can thiệp phẫu thuật.•
Phim
chụp
X-quang
vùng
xương
cột sống
của bệnh
nhânH.
trước và
sau khi
được đục
xương
sửa trục.
Ảnh:
BVCC
Dấu hiệu viêm dính cột sống
Các dấu hiệu có thể nghĩ tới bị viêm dính cột sống là
thường đau lưng về đêm, cứng cột sống hoặc cứng khớp
cổ tay, ngón tay vào buổi sáng. Độ tuổi khởi phát của bệnh
từ 30 đến 40 tuổi, đôi khi có thể xuất hiện từ 20 tuổi. Theo
phác đồ chuẩn của nước ngoài, bất cứ tình trạng đau lưng
không tự giới hạn sau sáu tuần với phương pháp điều trị
kinh điển và có đặc điểm như trên có thể nghĩ tới khả năng
bệnh nhân bị viêm dính cột sống.
Bệnh có thể được tầm soát khi chụp phim X-quang từ
vùng chậu trở lên vùng đốt sống cổ hoặc chụp cộng hưởng
từ để định bệnh giai đoạn sớm khi chưa có hiện tượng cốt
hóa, chỉ viêm các dây chằng.
BS
VŨ TAMTRỰC
,
Khoa cột sống B,
BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứHai 14-9-2020
Camổ xóa hình hài bà
cụ cho người phụ nữ 30
Dùmới 30 tuổi nhưng với chiếc lưng còng, nhìnchịH. nhưbà cụngoài 60.
Bệnh viêm dính cột
sống thường xuất
hiện ở nam giới, tỉ lệ
cứ 10 người nam thì
chỉ có một nữ mắc.
HOÀNG LAN
Học sinh lớp 10 Trường THPT LêQuýĐôn, quận 3, TP.HCM
trong lễ khai giảng nămhọc 2020-2021. Ảnh: NQ
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook