210-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 14-9-2020
Thế giới 24 giờ
Họ đã nói
Chính sách của
Tổng thống Trump
dù không hoàn hảo
nhưng hướng tiếp
cận cứng rắn hơn
của ông với Bắc Kinh
lại tốt hơn cho môi
trường chính trị quốc
tế về dài hạn cũng
như được sự ủng hộ
của các nước khác.
Nhiều nước châu Á muốn
ông Trump tái đắc cử?
Đồngminh, đối tác củaMỹ ở châu Á đánh giá ứng viên Joe Biden có thể sẽ có lập trường thân thiện hơn
với Bắc Kinh, gây suy yếu ảnh hưởng củaMỹ ở khu vực này.
VĨCƯỜNG
T
rong một bài viết mới
đây cho tạp chí
Foreign
Policy
,PGSJamesCrabtree
thuộcĐHQuốc gia Singapore
nhận định so với Tổng thống
Mỹ Donald Trump, ứng viên
đảng Dân chủ Joe Biden đang
gặp phải một số vấn đề nhất
định trong vạch ra đối sách về
Trung Quốc (TQ) cho nhiệm
kỳ của ông nếu đắc cử tổng
thống vào tháng 11 tới.
Điều này khiếnmột số đồng
minh và đối tác châu Á của
Washington lo ngại một chiến
thắng của ông Biden sẽ là hồi
kết cho lập trường cứng rắnvới
BắcKinhmà ôngTrump đang
theođuổi, nhường chỗ chomột
nước Mỹ mới mềm yếu hơn.
Trung Quốc không
phải là ưu tiên của
ông Biden?
Trong diễn văn tiếp nhận
đề cử tại kỳ đại hội toàn quốc
đảngDân chủ hồi tháng 8, ông
Biden cho biết một số ưu tiên
hàng đầu khi trở thành tổng
thống làgiải quyết dứt điểmđại
dịchCOVID-19, hòa giải mâu
thuẫn sắc tộc và đảo ngược các
chính sách kinh tế được cho là
làm trầm trọng thêm tình trạng
bất bình đẳng trong xã hội Mỹ
của ông Trump. Có thể thấy
ông không đả động gì tới các
vấn đềTQcũng như đường lối
đối ngoại về tổng thể của ông
sẽ ra sao. Không có thông tin
chính thức, các nước châu Á
buộc phải sử dụng những dữ
liệu sẵn cóđể dựđoánmột kịch
bản khả dĩ nhất và hầu hết các
dự đoán này đều vẽ ramột bức
tranh khá tiêu cực.
Đơn cử, theo cựu quan chức
ngoại giao Singapore Bilahari
Kausikan, hiện ứng viên hàng
đầuchovị trí ngoại trưởnghoặc
bộ trưởng Quốc phòng trong
l
Belarus
: Hãng tin
Reuters
dẫn nguồn
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow ngày
13-9 đã chính thức điều sư đoàn lính nhảy dù
Pskov đến Belarus để tham gia cuộc tập trận
chung Slavic Brotherhood kéo dài đến ngày
25-9. Động thái diễn ra trong bối cảnh nhiều
ý kiến lo ngại Nga sẽ đổ quân can thiệp tình
trạng bất ổn do người dân biểu tình phản đối
Tổng thống Alexander Lukashenko ở Belarus
nhiều tháng qua.
l
Nhật Bản
: Ngày 12-9, Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe đã chính thức đi kiểm tra sức
khỏe ở BV Keio tại thủ đô Tokyo. Đây là lần
đầu tiên ông trở lại bệnh viện sau khi tuyên
bố từ chức tháng trước vì cơ thể suy yếu,
theo hãng tin
Kyodo News
. Văn phòng của
ông Abe cho biết nhà lãnh đạo này đã ở trong
bệnh viện liên tục bốn giờ đồng hồ để điều trị
bệnh viêm loét đại tràng.
l
Mỹ
: Đài
CNN
hôm 13-9 ước tính đã có
27 người thiệt mạng trong các vụ cháy rừng
xảy ra tuần này ở các bang thuộc Bờ Tây
nước Mỹ
(ảnh).
Khoảng 500.000 người, tức
quá 10% dân số bang Oregon, đã phải rời bỏ
nhà cửa đi lánh nạn tới phía nam ngoại ô TP
Portland. Hiện một đối tượng tên Jason Maas
đã bị chính quyền bang này bắt giữ hôm 9-9
sau khi bắt quả tang cố tình phóng hỏa tại khu
vực có nhiều cây cối.
PHẠMKỲ
106
người được xác định đã thiệt mạng sau
khi mưa lớn gây lũ lụt nhấn chìm các khu
vực ven sông Nile của Sudan nhiều tuần
qua, hãng tin
AFP
ngày 12-9 dẫn báo cáo
của Bộ Nội vụ nước này cho biết. Lũ lụt
cũng làm sập hoàn toàn hơn 28.000 căn
nhà và gây hư hại 44.000 căn khác. Hiện
mực nước sôngNile đã dâng lên tới 17,62
m - mức cao chưa từng có kể từ hơn 100
năm qua.
PHẠM KỲ
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình
(trái)
tiếp đón cựu phó tổng thốngMỹ Joe Biden
(phải)
trong chuyến thămBắc Kinh của ông hồi tháng 8-2018. Ảnh: AFP
Trung Quốc cảnh báo Mỹ ngừng
can thiệp nội bộ nước khác
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 11-9 (giờ địa phương)
với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thủ đô Moscow, Bộ
trưởng Ngoại giaoTQVương Nghị cho biết nước này yêu cầu
Mỹ dừng ngay mọi hành vi can thiệp vào nội bộ nước khác,
đặc biệt là TQ.
“Quốc hộiMỹ thườngxuyênbanbốnhiềudự luật khác nhau
liên quan đến vấn đề nội bộ củaTQ trong khi Quốc hội chúng
tôi không bao giờ hành xử như vậy. Nước Mỹ đã đi quá trớn
và vung tay quá cao. Họ nên giải quyết vấn đề nội bộ trước,
tuân thủ các quy tắc trong quan hệ quốc tế và ngừng can
thiệp vào chuyện của nước khác” - tờ
South China Morning
Post
dẫn lời ông Vương Nghị khẳng định.
Đáng chú ý, tuyên bố trên của ông Vương Nghị đưa ra chỉ
một ngày sau khi Tập đoàn Microsoft (Mỹ) cáo buộc tin tặc
TQ, Nga và Iran tấn côngmạng nhằmvào những cá nhân liên
quan đến chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald
Trump và ứng viên Joe Biden.
Mỹ không có lựa chọn nào
khác ngoài việc phải tiếp tục
cứng rắn với TQ và cách hiệu
quả nhất vẫn là xây dựng một
liênminh thống nhất gồmđối
tác,đồngminhcủaMỹđểchống
lại các hành vi phạmpháp của
Bắc Kinh.
Cựu thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
ANTONY BLINKEN
chính quyền ông Joe Biden là
cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp
Quốc dưới thời Tổng thống
BarackObama - bàSusanRice.
Trướcđó, ôngBidencũng từng
cóýđịnhchọnbà làmliêndanh
tranh cử nhưng sau đó lại đổi
sang thượng nghị sĩ Kamala
Harris - nhiều khả năng là do
muốn tranh thủ năng lực giải
quyết các vấn đề đối nội của
nhân vật này.
Nhận xét về bà Rice, ông
Kausikan thẳng thừngđánhgiá
bà là “một thảmhọa” chochính
sách của Mỹ về TQ vì có lập
trường quá “nhu nhược”. “Bà
SusanRice làmột trong những
quan chức ở Washington kêu
gọi Mỹ nên từ bỏ cạnh tranh
ởTQđể giải quyết những việc
cấp bách hơn như biến đổi khí
hậu. Quan điểm này quả thực
cho thấybà thiếuhiểubiết trầm
trọng về bản chất của trật tự
quốc tế hiện này. Ông Biden
mà chiến thắng thì chúng ta sẽ
lại quay sangnuối tiếc tầmnhìn
của ông Donald Trump mất
thôi” - ông Bilahari Kausikan
tuyên bố.
Nhiều nước châu Á
không tin tưởng
ông Biden
Ngoài Singapore, đồngminh
Đông Á chiến lược của Mỹ là
Nhật cũng hết sức quan ngại
về sách lược TQ vẫn còn quá
mơ hồ của ứng viên JoeBiden,
trong khi ngày bầu cử chỉ còn
hơn một tháng nữa. Trong
một bài viết trên tạp chí
The
National Interest
hồi tháng 4
với tiêu đề
“The Virtues of a
ConfrontationalChinaStrategy”
(tạmdịch: Những ưu điểmcủa
chiến lược đối đầu với Trung
Quốc), một quan chức Tokyo
giấu tên cho rằng chính sách
với TQ dưới thời Tổng thống
Obama luôn ưu tiên bắt tay
thỏa hiệp với TQ hơn là cạnh
tranh để đảm bảo lợi ích quốc
gia. Trong khi đó, chính sách
của Tổng thống Trump dù
không hoàn hảo nhưng hướng
tiếp cận cứng rắn của ông với
Bắc Kinh lại tốt hơn cho môi
trường chính trị quốc tế về dài
hạn cũng như được sự ủng hộ
của các nước khác.
“Liệu chúng ta có muốn
quay lại thời điểm trước khi
ông Trump là tổng thống hay
không? Với Tokyo thì câu trả
lời có lẽ làkhôngbởi chiến lược
về cơ bản là đúng đắn nhưng
chưa được thực hiện hiệu quả,
dưới thời Tổng thống Trump
lại tốt hơn so với chính sách
mơ hồ nhưng được thực hiện
rầm rộ dưới thời Tổng thống
Obama” - bài viết nêu rõ.
PGS James Crabtree cho
rằng trên thực tế thì tác giả giấu
tên của bài báo trên cũng chỉ
đại diện cho một luồng ý kiến
trong giới lãnh đạoTokyo. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý là việc
công khai được một bài viết
như vậy gần như chắc chắn
phải nhận được sự ủng hộ từ
phía BộNgoại giaoNhật cùng
nhiều quan chức cấp cao khác.
Một cường quốc châu Á
khác cũng ít nhiều đánh giá
cao cách chính quyền Tổng
thốngDonaldTrumpxử lýhiệu
quả vấn đề TQ là Ấn Độ. Phát
biểu hồi tháng 11-2019, Ngoại
trưởngnướcnàySubrahmanyam
Jaishankar khẳng định giới
truyền thông “vì có hiềmkhích
với ông Trump” nên mới liên
tục công kích chính sách đối
ngoại củanhà lãnhđạonày.Tuy
nhiên, nhìn lại tổng thể thì Mỹ
trong nhiều năm gần đây mới
xuất hiện một tổng thống đưa
ra được các động thái “quyết
đoán và mạnh mẽ như vậy”.
Mặt khác, trong bối cảnh
quan hệ Ấn - Trung ngày càng
xuống cấp do các tranh chấp
lãnh thổởbiêngiới,NewDelhi
càng lo ngại việc ôngBiden trở
thành tổng thống sẽ làm phức
tạp vị thế chiến lược của Ấn
Độ. Do cựu phó tổng thống
Mỹ không muốn đối đầu TQ
nhưng lại có thể đảo ngược
lập trường hòa hoãn với Nga
của ông Trump vì cho rằng
Nga đang lợi dụng việc Mỹ
quá tập trung vào TQ để gây
sức ép với các đồng minh của
nước này ở châuÂu. Moscow
lâunay cóvai trò tích cực trong
thúc đẩy đàm phán hòa bình
giữa Ấn Độ và TQ cũng như
nhiều lần tỏ ý muốn nâng tầm
quan hệ và hỗ trợ New Delhi
thành đối trọng của Bắc Kinh
ở Nam Á.
“Căng thẳngmới trong quan
hệ Nga - Mỹ kết hợp với lập
trường thân thiệnvới BắcKinh
dưới thời ông Biden sẽ khiến
việc cân bằng quan hệ với các
nước lớn của Ấn Độ trở nên
phức tạp hơn” - chuyên gia
phân tích chính sách đối ngoại
Raja Mohan bình luận.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook