232-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu9-10-2020
thể xử phạt lại hay không.
ThS Nguyễn Ngọc Lâm, giảng
viên Học viện Tư pháp, cho biết
Điều 61 Luật XLVPHC quy định
rõ về quyền giải trình của người bị
XPVPHC. Nếu áp dụng mức phạt
từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá
nhân thì cá nhân đó có quyền giải
trình trực tiếp hoặc bằng văn bản
với người có thẩm quyền xử phạt.
“Như vậy, trong vụ việc này, tòa
tuyên hủy quyết định hành chính
là đúng dù hành vi đó đáng bị xử
phạt. Ông Hiền vẫn đang trong thời
gian được quyền giải trình nhưng
chủ tịch huyện ra ngay QĐXP là
vi phạm trình tự, thủ tục ra quyết
định” - ThS Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, sau phiên
tòa, chủ tịch huyện không thể ra
QĐXP lại vì đã hết thời hiệu thi
hành QĐXPVPHC.
Cụ thể, Điều 73, Điều 74 Luật
XLVPHC quy định cá nhân, tổ chức
bị xử phạt có khởi kiệnQĐXPVPHC
thì vẫn phải chấp hành QĐXP (trừ
trường hợp người giải quyết khởi
kiện ra quyết định tạm đình chỉ việc
thi hành quyết định đó). Thời hiệu
thi hành QĐXPVPHC là một năm
kể từ ngày ra quyết định, quá thời
hạn này thì không thi hành quyết
định đó nữa.
Mặt khác, khoản 1 Điều 6 Luật
XLVPHCquyđịnhthờihiệuXPVPHC
là một năm từ thời điểm chấm dứt
hành vi vi phạm (vụ việc này không
thuộc các trường hợp được loại trừ
thời hiệu). Căn cứ vào các mốc thời
gian trong vụ việc và các quy định
trên thì cả thời hiệu xử phạt lẫn thời
hiệu thi hành quyết định hành chính
đều đã hết. Vì vậy, không có căn
cứ để xử phạt lại ông Hiền dù ông
này đã thừa nhận hành vi vi phạm.
Cách nào khắc phục?
PGS-TS Phan Trung Hiền, Phó
Trưởng Khoa luật Trường ĐH
Cần Thơ, cho rằng đây là vụ việc
XPVPHC không phức tạp nhưng
chủ tịch huyện không để ý nên vi
phạm hình thức khi xử phạt.
Dù chủ tịch huyện phạt “siêu tốc”
nhưng bản chất của vụ việc không
thay đổi, vì ông Hiền cũng đã thừa
nhận hành vi vi phạm. Tuy nhiên,
ở góc độ người bị xử phạt, việc
này làm hạn chế và ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Vậy làm sao để trật tự công cộng
được bảo đảm, hậu quả được khắc
phục nhưng vẫn bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị
xử phạt?
Theo PGS-TS Phan Trung Hiền,
thứ nhất, tòa tuyên hủy QĐXP chứ
không tuyên hủy biên bản VPHC
lập ngày 5-8-2019 nên nó vẫn còn
giá trị. Tuy nhiên, việc ban hành
QĐXP mới là không thể vì đã quá
thời hạn ban hành QĐXP.
Thứ hai, mặc dù quá thời hạn để
ra QĐXP, chủ tịch huyện vẫn có
thể ban hành quyết định áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả theo
khoản 2 Điều 66 Luật XLVPHC.
Biện pháp này vẫn có thể được
áp dụng trong trường hợp hết thời
hiệu XPVPHC quy định tại Điều 6,
hoặc hết thời hạn ra QĐXPVPHC
quy định tại điểm c khoản 1 Điều
ĐẶNG LÊ -HOA THI
N
PhápLuật TP.HCM
đãphản
ánh, ngày 30-9, TAND tỉnhCà
Mau đã xử sơ thẩm, tuyên hủy
quyết định xử phạt (QĐXP) hành
chính của chủ tịch huyện Thới Bình
đối với ông Nguyễn Thanh Hiền.
Theo đó, ngày 5-8-2019, ông Hiền
bị lập biên bản vì đã có hành vi tự
ý chặt hạ cây xà cừ đường kính 60
cm, dài 5 m do Nhà nước quản lý
nhưng đến ngày 9-8-2019, chủ tịch
UBND huyện ký ngay QĐXP ông
20 triệu đồng. 
Không thể phạt lại
vì hết thời hiệu
Tòa nhận định theo luật nếu bị phạt
với mức tiền trên thì ông Hiền có
quyền giải trình trongvòng nămngày,
theoĐiều61LuậtXử lývi phạmhành
chính (XLVPHC). Tuy nhiên, chủ
tịch huyện đã ra QĐXPVPHC ông
Hiền chỉ bốn ngày sau khi lập biên
bản vi phạm nên tuyên hủy QĐXP.
Vấn đề đặt ra trong vụ án này là
hành vi của ông Hiền là VPHC đã
rõ, ông Hiền cũng thừa nhận. Tuy
nhiên, QĐXP của chủ tịch huyện vì
vi phạm hình thức nên bị hủy, vậy
sau khi tòa tuyên, chủ tịch huyện có
Cây xà cừ liên quan trong vụ việc do ôngHiền chặt hạ. Ảnh: CTV - TRẦNVŨ
Pháp lý
vụ xử phạt
“siêu tốc”
người chặt
cây xà cừ
Hành vi chặt cây là vi phạmnhưng vì
đã hết thời hiệu nên chủ tịch huyện
không thể phạt lại mà chỉ có thể áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả.
66 Luật XLVPHC.
Thứ ba, trường hợp này nên áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả
theo Điều 29 Luật XLVPHC là cá
nhân, tổ chứcVPHC phải khắc phục
tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do
mình gây ra, nếu không tự nguyện
thì bị cưỡng chế thực hiện.
Về nguyên tắc khắc phục hậu
quả là khôi phục nguyên trạng
ban đầu, do đó trường hợp này có
thể buộc trồng đền cho Nhà nước
một cây xà cừ giống kích thước,
chủng loại như cây mà người vi
phạm đã chặt hạ. Trong quyết
định áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả phải ghi rõ lý do không
ra QĐXPVPHC, tang vật bị tịch
thu, biện pháp khắc phục hậu quả
được áp dụng, trách nhiệm và thời
hạn thực hiện.•
Quy định về quyền giải trình của
người bị xử phạt
Đối với hành vi VPHCmà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt
tước quyền sửdụnggiấyphép, chứng chỉ hànhnghề có thời hạnhoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung
tiền phạt đối với hành vi đó từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30
triệuđồng trở lênđối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạmcóquyềngiải
trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩmquyền xử phạt VPHC.
Người có thẩmquyền xử phạt có trách nhiệmxemxét ý kiến giải trình của
cá nhân, tổ chức VPHC trước khi ra QĐXP, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức
không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản
3 điều này.
(Trích khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC 2012)
Tòa tuyên hủy QĐXP
chứ không tuyên hủy
biên bản VPHC lập ngày
5-8-2019 nên nó vẫn còn
giá trị.
Ra mắt Trung tâm Trọng tài Mê Kông
Ngày 8-10, Trung tâm Trọng tài Mê Kông - MAC chính
thức ra mắt tại TP Cần Thơ.
MAC được thành lập theo quyết định ngày 4-7-2019
của Bộ Tư pháp. Trung tâm có chức năng tổ chức, điều
phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối
với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; các
tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó có ít nhất một
bên có hoạt động thương mại và các tranh chấp khác mà
pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài…
Luật sư Lê Hoàng Nhí, Chủ tịch Trung tâm Trọng
tài Mê Kông - MAC, cho biết: “MAC ra đời nhằm xây
dựng tổ chức trọng tài uy tín, có năng lực giải quyết các
tranh chấp phát sinh, bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của
doanh nghiệp, hỗ trợ và kết nối cho sự hợp tác, phát
triển của cộng đồng doanh nghiệp cũng như địa phương
ở khu vực ĐBSCL, góp phần xây dựng môi trường
pháp lý lành mạnh phục vụ hội nhập và phát triển.
MAC tin tưởng phấn đấu để trở thành địa chỉ đáng tin
cậy của cộng đồng doanh nghiệp khi gặp phải các tranh
chấp, khó khăn, vướng mắc hoặc các vấn đề pháp lý
phát sinh”.
HẢI DƯƠNG
VKS rút kinh nghiệm 1 vụ cố ý
gây thương tích
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng vừa ban hành thông báo
rút kinh nghiệm việc án phúc thẩm bị hủy do áp dụng
không đúng pháp luật trong vụ Phùng Minh Hiệp cố ý gây
thương tích.
Ngày 20-12-2018, anh NPBL phát hiện Hiệp và vợ mình
đang ở trong phòng tắm tại căn nhà đang xây của vợ.
Nghĩ cả hai đang quan hệ tình dục, anh L. ra ngoài gọi
thêm người vào chứng kiến thì thấy vợ từ phòng tắm bước
ra. Anh L. tát hai cái vào mặt vợ và chửi mắng.
Thấy vậy, Hiệp chạy đến can ngăn, anh L. liền dùng mũ
bảo hiểm đánh Hiệp. Bị đánh, Hiệp phản kháng đánh nhiều
cái vào mặt và đầu anh L., gây thương tích 12%.
Ngày 7-8-2019, TAND huyện Krông Ana (Đắk Lắk)
xử sơ thẩm, tuyên phạt Hiệp 15 tháng tù về tội cố ý gây
thương tích. Hiệp kháng cáo xin được hưởng án treo.
Ngày 21-10-2019, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm,
chấp nhận kháng cáo, tuyên phạt bị cáo 15 tháng tù nhưng
cho hưởng án treo.
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm. Ngày 6-7, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp
cao tại Đà Nẵng xử giám đốc thẩm, chấp nhận một phần
kháng nghị, tuyên hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên
bản án sơ thẩm của TAND huyện Krông Ana.
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng Hiệp đã có
gia đình nhưng lại có quan hệ tình cảm không lành
mạnh với vợ anh L. Việc này đã được anh L. nhắc nhở
nhưng Hiệp không chấm dứt. Khi vụ việc xảy ra, Hiệp
không nhận thức được hành vi sai trái của mình mà
còn đánh anh L.
Hành vi phạm tội của Hiệp thuộc trường hợp “có tính
chất côn đồ” được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 134
BLHS. Khi xét xử, tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm
chỉ áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” mà
không xem xét tình tiết định khung “có tính chất côn đồ”
đối với bị cáo là không đúng pháp luật.
MINH VƯƠNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook