232-2020 - page 9

9
Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị
nghiên cứu vị trí phù hợp
Ngày 7-10, UBND tỉnh BR-VT có buổi làm việc với Bộ
GTVT xin ý kiến về một số dự án giao thông trọng điểm
trên địa bàn, trong đó có việc xây dựng cảng tàu khách
quốc tế. Theo tỉnh BR-VT, nếu vị trí xây dựng tại Bãi Trước
được lựa chọn, đề nghị Bộ GTVT xemxét, hỗ trợ bổ sung
vào quy hoạch và hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư.
Kết luận, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT,
khẳng định chỉ nên xây dựng một cảng tàu khách quốc
tế. Ông Thể yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp
cùng tỉnh BR-VT nghiên cứu vị trí phù hợp.
Bến tàu sẽ có chiều
dài khoảng 330 m,
rộng trên 40 m, mớn
nước trên 10 m, có sức
chứa trên 4.200 hành
khách…
M
ới đây, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT)
cùng các sở, ngành tổ chức khảo sát thực tế
cùng nhiều cuộc họp để nghe đơn vị tư vấn
báo cáo, đề xuất các vị trí xây dựng dự án cảng tàu
khách quốc tế tại Vũng Tàu.
Cần thiết xây dựng cảng tàu khách
quốc tế
Theo UBND tỉnh BR-VT, hiện nay các tàu khách
quốc tế đến với tỉnh BR-VT phải cập bến tại khu vực
Cái Mép (cảng CMIT, thị xã Phú Mỹ).
Tuy nhiên, vị trí cập tàu lên xuống cho du khách
đồng thời cũng là các bến hàng hóa. Điều này ảnh
hưởng đến quá trình khai thác của các doanh nghiệp
cảng, cũng như công tác đảm bảo an toàn cho du khách
và vệ sinh môi trường. Do đó, tỉnh BR-VT nhận thấy
việc đầu tư xây dựng cảng tàu khách quốc tế là hết
sức cần thiết trong tình hình tỉnh đang mong muốn có
thêm sản phẩm du lịch đẳng cấp, đón một lượng lớn du
khách nước ngoài…
Bởi theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch đến
cuối tháng 11-2019, tổng cộng 16,3 triệu lượt khách
quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, 232.431 lượt khách
đến bằng tàu biển.
Riêng với địa bàn tỉnh BR-VT, nơi có tiềm năng về
du lịch, cảng biển thì một trong những giải pháp để
kích cầu du lịch sau dịch COVID-19
theo các chuyên gia hiến kế cũng là
sớm đầu tư xây dựng cảng tàu khách
quốc tế để sẵn sàng đón dòng du khách
nước ngoài quay trở lại.
Sau một thời gian nghiên cứu, đơn
vị tư vấn đã đưa ra các vị trí xây dựng
bến tàu khách quốc tế tại TP Vũng Tàu.
Một là vị trí khu vực Bãi Trước (cảng
Cầu Đá, tàu cánh ngầm Vũng Tàu), hai là khu vực cảng
Sao Mai - Bến Đình (gần vị trí cảng PTSC). Bến tàu sẽ
có chiều dài khoảng 330 m, rộng trên 40 m, mớn nước
trên 10 m, có sức chứa trên 4.200 hành khách…
Bãi Trước sẽ thuận lợi hơn?
Đánh giá từng vị trí, đơn vị tư vấn và các sở, ngành
đều nghiêng về phương án tại khu vực Bến Đình. Lý do
là khu vực được che chắn bởi vịnh Gành Rái, mũi Sao
Mai nên hầu như ít chịu tác động của sóng, thuận lợi
cho việc bố trí công trình bến cảng.
Ngoài ra, khu vực Sao Mai - Bến Đình cũng đã được
Bộ GTVT quy hoạch hệ thống cảng biển khu vực Đông
Nam (nhóm 5). Sắp tới, tỉnh cũng sẽ tiến hành dự án
nạo vét, chỉnh trang kênh Bến Đình, chọn lựa nhà đầu
tư để xây dựng dự án khu đô thị Bến Đình. Kết nối giao
thông với cảng thuận lợi do sử dụng chung với đường
sau cảng PTSC, dễ dàng cho du khách đi tham quan
các điểm tại Vũng Tàu.
Tuy nhiên, điều bất lợi là nếu muốn xây dựng cảng
tại đây thì phải nạo vét bởi độ sâu nước khu vực này
khá nông, hiện chỉ khoảng 1-2 m (phải nạo vét sâu
thêm khoảng 10 m). Ngoài ra, dự báo số lượng sa bồi
hằng năm tại khu vực này vào khoảng 140.000-210.000
m
3
/năm. Chưa kể, vị trí đổ bùn thải hiện nay đang là
vấn đề rất khó khăn với tỉnh BR-VT nói chung và các
doanh nghiệp có dự án cần đổ bùn thải nói riêng… Dự
án cũng sẽ gần như hoàn toàn lấn biển trên khu vực bãi
bồi hiện quy hoạch khu đô thị Bến Đình.
Còn ở vị trí Bãi Trước, ảnh hưởng về dòng chảy
không đáng kể, do dòng chảy ven bờ nhỏ. Độ sâu nước
ở khu vực này rất tốt (sâu hơn 14 m), không cần nạo
vét, tiếp cận trực tiếp với luồng hàng hải Cái Mép - Thị
Vải. Tuy nhiên, khó khăn là cần bố trí đê chắn sóng bảo
vệ cảng, do không nạo vét nên phải lấy vật liệu san lấp
từ nơi khác. Đồng thời, dự án sẽ chồng lấn với dự án
phà Cần Giờ - Vũng Tàu, chồng lấn khu neo đậu tàu
đã được Bộ GTVT công bố, chồng lấn vùng hoạt động
giao thông ven bờ của các phương tiện thủy.
Hiện vị trí xây dựng cảng tàu khách tại khu vực Sao
Mai - Bến Đình có nhiều thuận lợi. Nơi đây có một nhà
đầu tư từ Úc quan tâm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND
tỉnh BR-VT, đánh giá nếu xây dựng cảng tại khu vực
Sao Mai - Bến Đình thì hằng năm nhà đầu tư đều phải
bỏ ra một số tiền không nhỏ (khoảng 1
triệu USD) để nạo vét. Đây là một vấn
đề cần tính toán. Vị trí đổ bùn cũng là
một việc rất khó khăn. Trong khi sau
này tại đây là khu vực đô thị tập trung
đông dân cư, do đó hiệu quả về kinh tế
không có. Nên khi công khai về dự án,
các cơ quan chức năng tỉnh cần thông
báo rõ với nhà đầu tư về những khó
khăn này.
Ngoài ra, với phương án tại Bãi Trước, ông Thọ đưa ra
ý kiến thay vì chọn khu vực cảng Cầu Đá để nghiên cứu
thì đơn vị tư vấn và các sở, ngành nghiên cứu thêm vị trí
khu vực bãi đá kế bên nhà ga cáp treo Vũng Tàu. Đây là
bãi đá ngầm, không thể sử dụng để tắm biển, giao thông
đoạn này cũng thuận lợi cho du khách khi lên xuống
tàu. Chỉ một điều không thuận lợi là khu vực này chưa
nằm trong quy hoạch hệ thống cảng biển Đông Nam bộ
(nhóm 5) như khu vực Sao Mai - Bến Đình.
Ông Thọ yêu cầu Sở TN&MT nghiên cứu kỹ các quy
định, phương án sử dụng đất nếu lấn biển. Ông cũng đề
nghị đơn vị tư vấn đưa vào nghiên cứu thêm vị trí xây
dựng cảng tàu khách quốc tế, khu dịch vụ cho thủy thủ
các tàu quốc tế tại khu vực cảng hàng hóa quốc tế Cái
Mép - Thị Vải (thị xã Phú Mỹ).
TRÙNG KHÁNH
thử đoàn tàu trong khu vực
depot Long Bình.
Trong thời gian này, MAUR
sẽ tiến hành kiểm tra 11 hệ
thống hỗ trợ trong việc vận
hành chạy tàu như hệ thống
thông tin tín hiệu, các thiết bị
ven đường, hệ thống cúp điện,
bảo vệ đoàn tàu, hệ thống điều
khiển tàu từ xa…
Sau khi vận hành chạy thử
tàu, MAUR cùng nhà thầu
Hitachi sẽ xem xét kết quả
thử nghiệm, nghiệm thu,
đánh giá. Khi có kết quả
đánh giá, các đơn vị sẽ tiến
hành chạy thử tàu trên chính
tuyến rồi tới đường hầm và
tiến tới vận hành chính trong
năm 2021.
PGS-TS Phạm Xuân Mai,
nguyên Trưởng Khoa kỹ thuật
giao thông Trường ĐH Bách
khoa TP.HCM, cho rằng: Để
tuyến metro số 1 vận hành
hiệu quả thì việc trước mắt
chúng ta cần là xây dựng
mạng lưới xe buýt kết nối
với tuyến này. Làm sao để
trong vòng bán kính 5 km trở
lại, người dân quanh metro
có thể tiếp cận với loại hình
giao thông này. Khi làm tốt
những vấn đề trên, metro số
1 sẽ là tuyến giao thông kết
nối TP Thủ Đức trong tương
lai với trung tâm TP.
“Ngay từ bây giờ, TP cần
xây dựng giá vé metro sao
cho hợp lý, tiện lợi và người
dân có thể sử dụng vé xe buýt
liên thông với vé tàu metro,
đồng thời việc quản lý hệ
thống metro và xe buýt cũng
cần có sự đồng bộ, tạo sự kết
nối giữa các phương tiện giao
thông và sự thuận tiện của
người dân” - TS Mai chia sẻ.•
của
TàukháchMSCSPLENDIDAchở1.400dukháchcập
cảng tổnghợpThị Vải (thị xãPhúMỹ) ngày22-2-2020.
Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Năm 2020, tuyến metro số 1 có nhiều
cột mốc đáng nhớ
Ngày 17-2, metro số 1 được thông toàn tuyến. Đó là ngày
bức tường ngăn gói thầu CP1a và CP1b chính thức được phá
dỡ. Theo đó, ba ga ngầmgồmBếnThành, Nhà hát TP và Ba Son
được kết nối thông suốt với hơn 17 kmđoạn trên cao và depot.
Ngày 15-7, MAUR chính thức khai giảng lớp đào tạo kỹ thuật
viên lái tàu metro 1. Đây là thời điểm chuyển sang một giai
đoạn quan trọng trong việc chuẩn bị vận hành, khai thác tuyến
metro số 1. Lớp kỹ thuật viên lái tàu này là những người tiên
phong, nguồn nhân lực cốt lõi trong vận hành tuyến metro số
1 nói riêng và hệ thống metro TP nói chung.
Ngày 8-10, đoàn tàu metro đầu tiên của tuyến metro số 1
chính thức về Việt Nam.
Sắp tới sẽ là hàng loạt sự kiện như đưa đoàn tàu từ cảng
Khánh Hội về depot Long Bình, lắp ráp tàu vào depot, vận
hành thử nghiệm tàu...
Lý do không nhập khẩu đoàn tàu metro
cùng một lần
Ông Hoàng Mai Tùng, điều phối viên Ban quản lý đường sắt
đô thị TP.HCM, cho biết: Việc nhập tàu phụ thuộc vào tiến độ
thi công của dự án và tiến độ kiểm tra, sản xuất tại nhà máy
phía Nhật Bản.
Theohợpđồng,việcquantrọngnhấtlàphảisảnxuấtmẫuvàkiểm
tra đoàn tàu đầu tiên ở Nhật Bản. Sau tất cả thử nghiệmvềmặt kỹ
thuật và tiêu chuẩn đoàn tàu thì tới công đoạn tiến hành nghiệm
thutàutạinhàmáy(bênNhậtBản).Tấtcảbướckiểmtrađượchoàn
thànhmới tiến hành vận chuyển đoàn tàu đầu tiên vềTP.HCM.
Đoàn tàu đầu tiên vềTP.HCMđược kiểmtra và phê duyệtmới
tiếp tục vận chuyển các đoàn tàu khác về TP.
“Theođơn vị sản xuất, hiệnnay, các đoàn tàuđã được sản xuất
và nghiệm thu xong nhưng nhà thầu chính phải tiến hành thử
nghiệm nội bộ trước khi đưa về Việt Nam”- ông Tùng cho hay.
Quá trình nghiệm thu tàu sẽ song song với tiến độ của dự án
và khi tàu vềViệt Namsẽ tiếp tục kiểmtra thực tế tại hiện trường.
Đối với việc nhập khẩu các đoàn tàu tiếp theo vẫn phụ thuộc
vào lịch nhập khẩu của nhà thầu chính Hitachi. Tuy nhiên, theo
dự kiến, đầu năm 2021 sẽ nhập về rất nhiều đoàn tàu để phục
vụ chạy thử tàu trên toàn tuyến.
“Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay thì không có
gì nói trước được, bởi đáng lý đoàn tàu metro về từ đầu năm
2020, song đến nay mới có thể về tới TP” - ông Tùng đánh giá.
Do đó, MAUR đang nỗ lực tối đa để bắt kịp tiến độ đã mất.
Cụ thể, hằng ngày có hơn 2.600 công nhân thi công cả ngày
lẫn đêm, cao điểm có hơn 3.000 công nhân. Tất cả đều nỗ lực
để kiểm soát toàn bộ tiến độ dự án, phục vụ vận hành tuyến
metro số 1 vào cuối năm 2021.
Nghiên cứu vị trí xây
cảng tàu khách quốc tế
tại Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ nghiên cứu kỹ phương án lấn biển khi xây dựng
cảng tàu khách quốc tế tại Vũng Tàu.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook