233-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy10-10-2020
Ngước nhìn tờ lịch công tác, đã đến ngày kỷ
niệm truyền thống luật sư (LS) hằng năm. Vậy
là tròn ba năm tôi được chuyển sang nghề LS,
một lĩnh vực hoàn toàn độc lập trong hoạt động
cung cấp dịch vụ pháp lý và chỉ có một mục tiêu
duy nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
Tất nhiên, đã là LS thì còn phải có nhiều trách
nhiệm, nghĩa vụ khác đối với xã hội, với cộng
đồng nghề nghiệp.
1.
Tôi đã trải nghiệmviệc hành nghề LS với nhận
thức thuận lợi về năng lực, nghiệp vụ bản thân
nhưng cũng còn lắm chông gai, trở ngại từ phía
cơ quan tiến hành tố tụng, dư luận xã hội và có
khi ngay cả chính những yêu cầu, kỳ vọng của
khách hàng thân thiết.
Ba năm hành nghề LS, tôi đã tư vấn trực tiếp
cho hàng trămkhách hàng trong giai đoạn tiền tố
tụng, trong đó có nhiều khách hàng thoát khỏi sự
lo lắng, uẩn ức vì sợ cưỡng chế của pháp luật. Họ
đã rất vui và người LS cũng rất vui vì những lời
tư vấn ân cần, sâu sát sự việc, đúng pháp luật đã
giúp phần nào cho xã hội bớt đi những oan, sai.
Tôi cũng còn nhiều khách hàng phải đi tiếp vào
vòng xoáy của tố tụng - bị khởi tố, bị bắt giam,
điều tra… Bên cạnh thân phận bị can, bị cáo
còn nhiều thân phận khác cũng cần có LS như bị
hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án…Mỗi vụ án hình sự, mỗi thân phận khách
hàng đều khác nhau, thậmchí đối lậpnhau và yêu
cầu của họ đối với LS khi ký kết hợp đồng dịch vụ
cũng khác nhau rất nhiều.
Hạnh phúc nhất của người LS khi tham gia tố
tụng là được các cơ quan tiến hành tố tụng xem
xét, lắng nghe; không phải vụ nào kết quả cũng
như mong đợi nhưng sự xem xét, lắng nghe đầy
đủ các yêu cầu (hợp pháp) của LS cũng có thể
chỉ ra thắng lợi của cải cách tư pháp.
Mặc dù đây đó còn những phàn nàn, chê trách
vềhoạt động tố tụng củacác cơquanđiều tra, truy
tố, xét xử nhưng với xu thế hiện tại, tôi tin rằng
mọi việc sẽ hoàn thiện hơn, chuẩn mực hơn theo
nguyên tắc“vì quyềnconngười, quyềncôngdân”.
Năm 1989, Đoàn Luật sư (LS) TP.HCM được thành lập chỉ với
28 LS thực thụ và 40 LS tập sự. Đến nay, đoàn đã phát triển cả về
số lượng và chất lượng với hơn 6.000 LS và hơn 2.000 người tập sự
hành nghề LS. Đoàn LS TP.HCM là đoàn có số lượng LS lớn,
chiếm trên 40% số lượng LS của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Các
LS thành viên đoàn đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc
cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Trong năm năm qua (2014-2019), ban chủ nhiệm và Hội đồng
khen thưởng - kỷ luật Đoàn LS TP.HCM đã cùng nhau nỗ lực vượt
qua khó khăn, đạt được kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt. Cụ
thể là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, đoàn cũng đã xử lý kỷ luật nghiêm
minh những vi phạm của LS, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trợ
giúp pháp lý miễn phí, xây dựng pháp luật…
Trong đó hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật được chú trọng. Đây là
hai khâu then chốt quyết định nâng cao năng lực và đạo đức LS của
Đoàn LS TP.HCM. Bởi lẽ năng lực và đạo đức là hai yếu tố quyết
định chất lượng và hiệu quả hoạt động hành nghề LS, là nền tảng
xây dựng uy tín của LS.
Vì vậy, ban chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM đặc biệt quan tâm đến
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
không chỉ cho LS mà còn đối với người tập sự hành nghề LS. Việc
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vừa là
quy định bồi dưỡng bắt buộc, vừa là nội dung cần thiết.
Công tác khen thưởng, kỷ luật thời gian qua cũng được ban chủ
nhiệm đoàn rất quan tâm. Các thành viên Hội đồng khen thưởng -
kỷ luật đã làm việc thận trọng, công khai, dân chủ… nhằm giữ vững
uy tín, tăng cường niềm tin của khách hàng và các cơ quan, tổ chức
đối với Đoàn LS TP.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống LS Việt Nam, thay
mặt ban chủ nhiệm, tôi kính chúc quý LS đồng nghiệp và tập sự
hành nghề LS luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong hoạt
động nghề nghiệp. Mong các LS phát huy truyền thống đoàn kết,
đóng góp tích cực cho thành công của Đại hội đại biểu Đoàn LS
TP.HCM lần thứ VII, chung sức xây dựng ngôi nhà chung của giới
LS TP ổn định, phát triển, xứng đáng với vinh dự là Đoàn LS TP
mang tên Bác.
Luật sư
NGUYỄN VĂN TRUNG
,
Chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM
KIM PHỤNG
ghi
Hạnh phúc nhất của người luật sư là được các cơ quan tố tụng xemxét, lắng nghe…,
qua đó bảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Luật sư Vũ Phi
Long
(th hai
t ph i)
cùng
đồng nghiệp
tại một phiên
xửmới đây.
Ảnh: B.PL
Tôi mong rằng hệ thống TAND
có thêm nhiều thật nhiều các
phiên tòa mang đậm dấu ấn cải
cách tư pháp như tôi từng may
mắn được tham gia.
Năng lực vàđạođức quyết địnhuy tín của luật sư
Đoàn Luật sư TP.HCMhiện có hơn 6.000 luật sư và hơn 2.000 người tập sự hành nghề luật sư.
2.
Từ trải nghiệm hành nghề LS, tôi có sự may
mắn khi được làm việc với các điều tra viên,
kiểm sát viên có tâm, có tầm. Từ việc thông báo
bào chữa đến các hoạt động điều tra, hỏi cung,
gặp riêng bị can, bị cáo… đều chuẩn mực, đúng
tố tụng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
LS làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ đối với khách
hàng. Ước mong sự tôn trọng pháp luật tố tụng
này từ phía cơ quan điều tra, VKS được lan tỏa
nhiều hơn trong các cơ quan tiến hành tố tụng.
Và cũng thật sựmaymắn cho tôi khi được tham
gia tố tụng tại nhiều phiên tòa có không gian cải
cách tư pháp thật sự. Ở đó, HĐXX, kiểm sát viên
đều thể hiện trách nhiệm cao khi nghe những lời
bào chữa (hoặc lời bảo vệ) của LS trình bày; có
đối đáp, tranh luận cụ thể từng vấn đề; bản án
tuyên khá thuyết phục khi có phân tích chấp nhận
hoặc không chấp nhận luận cứ của LS.
Như phần trên tôi đã nói, những lý lẽ của LS
nêu ra tại phiên tòa không nhất thiết phải là đúng
nhưng nếu được tranh luận, đối đáp và bản án chỉ
ra được những luận điểmkhông có căn cứ, không
chấp nhận thì người LS (và cả khách hàng) đều
tâm phục, khẩu phục.
Một lần nữa, mong rằng hệ thống TAND có
thêmđược nhiều và thật nhiều các phiên tòamang
đậmdấu ấn cải cách tư pháp như tôi đãmaymắn
được tham gia nói trên.
3
.
Ngày 10-10 hằng năm, kỷ niệm ngày truyền
thốngLS, tôi suy nghĩ nhiều vềmột số tòa đã buộc
(và áp giải) LS ra khỏi phiên tòa. Việc đúng hoặc
sai khi chủ tọa phiên tòa ra lệnh… tôi không bàn
đến nhưng việc này đã làm giảm uy tín của LS
và gây ra những phản ứng tiêu cực từ công luận.
Theo tố tụng thì chủ tọa phiên tòa có quyền yêu
cầu LS rời khỏi phòng xử bằng lời nói và ngay tại
chỗ. Tôi đề xuất TANDTối cao có thể hướng dẫn
thêm là trước khi ra lệnh buộc LS rời khỏi phòng
xử thì chủ tọa phiên tòa cần hỏi (công khai) ý kiến
của đại diện VKS. Sau đóHĐXX vào phòng nghị
án để thảo luận về quyết định có ra lệnh buộc LS
rời khỏi phòng xử hay không.
Tất cả việc hỏi ý kiến đại diện VKS đến khi vào
phòng nghị án chỉ mất khoảng 5 phút nhưng tôi
tin rằng 5 phút đó sẽ có giá trị vô cùng thay cho
ý kiến chủ quan của chủ tọa phiên tòa.
Luật sư
VŨ PHI LONG
,
nguyên Phó
Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM
S V I Ệ T N A M ( 1 0 - 1 0 - 1 9 4 5 – 1 0 - 1 0 - 2 0 2 0 )
Nhữngphiên tòađậm
dấuấncải cách tưpháp
Mong luật sư được tạo điều
kiện hành nghề tốt hơn
. Thưa ông, LS đây đó vẫn than
phiền việc bị gây khó khăn trong
thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ
cho thân chủ đang bị bắt, tạm giam.
Đây có phải là hiện tượng phổ biến
không và Liên đoàn LS đang làm gì
để khắc phục?
+
Tôi nhớ là khi Quốc hội bàn về
Hiến pháp 2013, rồi bàn về Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 có nhiều ý kiến
phàn nàn về tình trạng này. Và quan
điểm chung khi ban hành hiến pháp,
Bộ luật Tố tụng hình sự lúc đấy là
phải đảm bảo quyền của bị can, bị
cáo, người bị tạm giữ, tạm giam.
Những hiện tượng này thì có từ
lâu rồi nhưng ngay cả quan điểmcủa
cơ quan lập pháp tiến bộ như vậy thì
xem ra chuyển biến tình hình vẫn
còn chậm lắm. Nguyên nhân chủ
yếu là do nhận thức của lãnh đạo
các cơ quan tư pháp, của người tiến
hành tố tụng.
Từ nhận thức đến thực thi là một
quá trình. Trách nhiệm của các LS,
khi không may bị cản trở thì phải
chủ động kiến nghị trước. Sau đó,
LS phải đề xuất với Liên đoàn LS,
đoàn LS…bảo vệmình và cuối cùng
cần tận dụng các kênh truyền thông.
Mỗi LS phải ý thức mình phải có
trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp
và phối hợp với các cơ quan tố tụng
để họ không hiểu nhầm, hoặc tránh
những vấn đề bị cho là vi phạmpháp
luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Có như thế các cơ quan nhà nước
mới tôn trọng LS và xử lý được các
cán bộ cản trở quyền hành nghề của
LS. Tôi cho rằng điều này cần phải
có nỗ lực của cả xã hội trong một
thời gian lâu dài.
. Nói về nghề, về giới vào những
ngày mà Trung ương Đảng họp
chuẩn bị cho Đại hội XIII. Ông có
gửi gắm gì không?
+Với xu thế phát triển của xã hội,
của nghề LS thì tôi tin nhận thức của
xã hội, của các cơ quan công quyền,
của người dân về LS sẽ ngày càng
tốt hơn. Kinh nghiệm của thế giới
cho thấy nghề LS nếu phát triển
đúng hướng, có một thể chế, hành
lang pháp lý tương đối hoàn thiện
thì nghề LS có thể phát triển vững
chắc. Khi đó niềm tin của người dân
sẽ tăng lên.
Không có nghề nào có tiềm năng,
thuận lợi hơn nghề LS để đưa pháp
luật vào đời sống xã hội. Khi góp
phần đưa được pháp luật vào cuộc
sống, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, của Nhà
nước thì LS tự thân sẽ tạo lập được
niềm tin với người dân và xã hội.
Hy vọng văn kiện Đại hội XIII sẽ
đề cập tới giới LS chúng tôi, cả những
mặt tích cực và hạn chế, với những
quan điểm mới hơn, mạnh mẽ hơn
để LS có thể phát triển lớn mạnh,
đóng góp được nhiều hơn, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
. Xin cám ơn và chúc ông
cùng
giới LS luôn là điểm tựa pháp lý
vững chãi cho người dân, doanh
nghiệp và cả chính quyền.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook