241-2020 - page 14

14
TÂMAN-VIỆTHOA
“M
ưa ri thì trôi hết
mất thôi. Mấy
đứa ở yên trên
gác, không được ra ngoài.
Ba đi lùa vịt vô chứ không
trôi hết chừ” - anh Nguyễn
Hữu Hưng (46 tuổi, đội 1,
thôn Phú Liêu, xã Triệu Tài,
huyện Triệu Phong, Quảng
Trị) hét lớn dặn vội các con
rồi chèo ghe ra chòi vịt.
Thời điểm đó là 5 giờ sáng
17-10, khi mưa gió trắng trời
Quảng Trị. Anh Hưng đội
mưa chèo ghe đến giữa sông
để lùa đàn vịt mấy ngàn con
ngoài chòi sông Vĩnh Định
thì gặp dòng nước chảy xiết,
thêm gió lớn khiến chiếc ghe
chới với rồi lật úp.
“Tui mất sạch trong
10 phút”
Anh Hưng ráng hết sức
bơi vào bờ, vừa đến nơi thì
một đợt nước lũ bất ngờ ùa
về cuốn trôi già nửa đàn vịt.
“Lũ lên nhanh chưa từng
thấy, mất sạch tài sản rồi!
Đứng trên bờ nhìn mấy ngàn
con vịt trôi theo dòng nước
lũ mà chảy nước mắt. Mình
nghèo, chừ mất gần hết làm
sao sống.
Tui tính bơi qua lùa nốt
chỗ vịt còn lại ở đây vào bờ
nhưng gió dữ quá, đến tối thì
số này cũng bị lũ cuốn trôi
mất…” - anh nói như mếu.
AnhHưng có ba người con,
đứa lớn học lớp 12, đứa út mới
lên lớp 4. 10 năm trước, vợ
anh bỏ đi, một mình anh nuôi
đứa con nhỏ cùng cha mẹ già
nay đã hơn 90 tuổi. Cả nhà sáu
miệng ăn trông vào đàn vịt,
nay lại mất sạch do mưa lũ.
Tiền giống, tiền thức ăn cho
vịt cùng một khoản nợ ngân
hàng đè nặng lên đôi vai của
người đàn ông ấy. “Chừ nói
ngân hàng, chủ bán thức ăn
cho khất nợ rồi kiếm chi chăn
nuôi lại, trả dần dần chứ biết
răng” - anh nén tiếng thở dài.
Thật khó có thể đong đếm
hết những thiệt hại của bà
con thôn Phú Liêu trong đợt
mưa lũ này. Một số người dân
địa phương đã chèo ghe đưa
chúng tôi ghé thăm nhà ông
Nguyễn Hữu Phương.
Con đường dẫn vào nhà
ông Phương nước vẫn ngập
sâu. Trên thì ngập, dưới thì
bùn non dày quá mắt cá chân.
Xóm ông Phương đã trải qua
ba đợt lũ chỉ trong 10 ngày.
Đợt một, đợt hai người dân
chưa kịp dọn dẹp nhà cửa thì
lũ ập đến đợt ba khiến dân trở
tay không kịp.
Ông Phương ngồi bần thần
trước cửa nhà, thấy chúng
tôi đến, ông cảm động trước
những phần quà động viên
tinh thần của bạn đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Nhìn cảnh xóm làng ngập
trong nước, ông Phương cho
biết dân làng thiệt hại không
biết baonhiêumà kể. Riênggia
đình ông có hơn 4.000 con vịt
đẻ đang chuẩn bị đẻ lứa mới.
Hơn ba năm trước, ông
vay ngân hàng hơn 500 triệu
đồng để gầy giống, nay đã trả
còn hơn 360 triệu đồng. Gia
đình đang trông vào đợt vịt
đẻ lần này để trang trải nợ
nần. Đùng một cái, nước lũ
lên, cuốn trôi tất cả.
“9 giờ sáng nước bất ngờ
dâng cao, chảy xiết, cả nhà bốn
người chạy ra truông vịt nhưng
nướcngậpquá
sâu.Cảnhàchỉ
cònbiết bất lực
đứngnhìn4.000
con vịt, tài sản
cả đời của cả
gia đình trôi đi
trong vô vọng.
Chỉ trong 10
phút, chúng tôi mất sạch tài
sản. Tổng thiệt hại cũng gần 1
tỉ đồng” - ông Phương xót xa.
Bác nông dân chèo đò cho
chúng tôi biết ông Phương là
hộ gia đình bị thiệt hại nặng
nề nhất ở thôn Phù Liêu trong
ba đợt lũ vừa qua.
Bàconchogì thì ănnấy
Chiều19-10, conđườngnhỏ
dẫn vào đội 3, thôn Phú Liêu
nước đã rút dần nhưng dấu vết
Ăn mì tôm sống, uống nước lọc chờ
nước rút
Đó là tình cảnh của gia đình anh Hưng trong nh ng ngày
mưa lũ vừa qua. Nhà anh ở khu trũng nhất làng nên hoàn
toàn bị chia cắt. Do gió lớn, không chèo ghe được, anh phải
bơi vào khu cao xin mì tôm cho cả nhà không bị đói.
“Không có điện nên cha con đành ăn mì tôm sống, uống
nướclọcchờnướcrút.Mìnhthìkhôngsao,chỉthươngmấyđứa
nhỏ và cha mẹ già cực quá. Hai hômni thì có cơm ăn rồi. Giờ
có thêmđoàn cứu trợ, mừng quá!”- anh Hưng xúc động nói.
Bạn đọc -
ThứBa20-10-2020
Đợt một, đợt hai,
người dân chưa kịp
dọn dẹp nhà cửa
thì lũ ập đến đợt ba
khiến dân trở tay
không kịp.
“Lũ lên nhanh chưa từng thấy,
tài sản mất sạch rồi!”
Nước lũ tràn về bất ngờ khiến bà con thôn Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, Quảng Trị
không kịp trở tay.
của đợt lũ vừa rồi vẫn còn in
h n trênbờ tườngdẫnvào thôn.
“Ôi chao ôi, chừ tui già rồi
mần thì không nổi, có mấy
chục con gà mà lũ cuốn trôi
hết rồi” - bà Nguyễn Thị Tiện
(76 tuổi) chua chát nói.
Nhà bà có tám người, bốn
người lớn, bốn trẻ con. Nghe
tin nước lũ về, cả nhà chỉ kịp
hò nhau kê thóc, đồ đạc lên
cao thì nước đã tràn vào nhà.
Mấy hôm nước ngập sâu, mất
điện, cả nhà phải nấu cơm
b ng bếp lò,
không dám
dùng bếp gas
vì sợ nổ.
Nhànấumột
bữaăncảngày,
ăn với nước
mắm. Mưa lũ
kéo dài nên
đến ngày thứ ba thì nhà hết
sạch đồ ăn. Anh con trai phải
chèo ghe b ng thân cây chuối
đi sang nhà hàng xóm xin mì
tôm, gạo và nước lọc.
“Năm ni nước kinh hoàng,
lên bất ngờ nên không chuẩn
bị chi hết. Nước dâng cao thì
hò nhau chạy trước, đồ đạc
tính sau” - bà tâm sự.
Cách nhà bà Tiện không xa
là nhà của ông Nguyễn Văn
Năm (91 tuổi). Khi chúng
tôi ghé thăm, ông đang n m
co ro trên chiếc giường ngổn
ngang chăn mền. Cạnh đầu
giường là chồng ghế nhựa cũ
dính đầy bùn đất, phía trên
để vài chiếc nồi chứa đồ ăn.
“Người ta có vợ, có con,
còn tui thì có một mình thôi.
Bà con cho gì thì ăn nấy. Mấy
hôm nước lên cao may mà
có bà con hàng xóm chứ tui
không biết tính sao” - ông
Năm vừa ngồi dậy vừa nói
một cách khó nhọc.
AnhNguyễnVănDũng, dân
quân thôn Phú Liêu, cho biết
ông Năm tham gia hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ rồi về địa phương
làm ruộng. Vợ và con trai mất
hơn 10 năm nay, ông sống lủi
thủi một mình, hoàn cảnh hết
sức khó khăn.
“Ông đau bệnh nên chỉ n m
một chỗ. Bình thường hàng
xómvẫn thường thay nhau tạt
qua nhà xem ông ăn uống thế
nào rồi mới đi làm. Mấy ngày
mưa lũ cũng vậy. Bà con nấu
cơm rồi mang vào cho ông.
Nước lên cao quá thì chúng
tôi bế ông sang mấy nhà hàng
xómđể đảmbảo an toàn. Hôm
qua nước rút nên mấy anh
em cũng sang giúp ông dọn
dẹp đồ đạc” - anh nói thêm.•
BáoPhápLuậtTP.HCM
traoquàcủabạnđọcchongườidânQuảngTrị
Tại thôn Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong
(Quảng Trị), đoàn cứu trợ đã trao 180 suất quà.
Ông Nguyễn Đức Khiêm, Bí thư Chi bộ thôn Phú Liêu,
cho biết thôn có 180 hộ và bị ngập 95%. Thôn có ba đội,
trong đó đội 1 có 64 hộ bị cô lập hoàn toàn, ngập trên 1 m,
bà con muốn đi lại thì phải có đò.
Trong đợt lũ vừa rồi, đội 1 bị cô lập hoàn toàn bởi xung
quanh là những cánh đồng lớn, được xem như là ốc đảo của
thôn. Nhiều gia đình bị thiệt hại về gia súc, nhà cửa, hoa màu,
nông nghiệp và nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt.
Sau đó, chúng tôi trải qua hơn 3 giờ di chuyển b ng
xe máy và đi đò vào đến nơi mà các thôn của huyện còn
bị cô lập, nước vẫn còn lên cao và đi lại gặp nhiều khó
khăn.
Đến gần 16 giờ ngày 19-10, đoàn đã đến thôn Vân
Tường, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).
Ngày 19-10, 440 suất quà của bạn đọc đã được Báo
Pháp Luật TP.HCM
trao đến tận tay người dânQuảng Trị.
Tại đây, báo đã trao 260 suất quà của bạn đọc và mạnh
thường quân cho bà con trong thôn.
Mỗi phần quà nói trên gồm gạo, bánh mì, nước mắm,
bột ngọt và sữa, giúp người dân nơi đây có thể sử dụng
ngay để chống chọi với bão lũ cũng như mưa lớn kéo dài
trong những ngày tới.
Các thôn trong xã Triệu Trạch bị ảnh hưởng rất nặng
trong đợt lũ vừa rồi. Hiện lượng mưa trên địa bàn đã ngớt
nhưng nhà dân vẫn còn bị ngập sâu và cuộc sống còn gặp
rất nhiều khó khăn.
Trước đó, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã trao 400 phần
quà của bạn đọc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi lũ ở
Thừa Thiên-Huế.
Ngày mai, đoàn của chúng tôi sẽ tiếp tục trao quà của
bạn đọc đã hỗ trợ đến người dân đang bị ngập lũ tại huyện
Hải Lăng, Quảng Trị.
HÀ HẢI
Trưởng Văn phòng đại diện báo
Pháp Lu t TP.HCM
tại ĐàNẵng
trao quà cho người dân thôn Vân Tường, xã Triệu Trạch, huyện
Triệu Phong, Quảng Trị. Ảnh: HÀHẢI
Gia đình bà Tiện phải dùng bếp than để nấu ăn tạm
trongmấy ngày ngập lụt. Ảnh: TÂMAN
ÔngNămtừng thamgia hai cuộc kháng chiến, giờ sống thui thủi mộtmình.
May có bà con hàng xómgiúp đỡ trong cơn lũ. Ảnh: TÂMAN
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook