241-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứBa20-10-2020
NGUYỄNDO
N
gười dân Vân Kiều sinh
sốngtrênvùngcaoQuảng
Trị cùng các chiến sĩ bộ
đội miền biên viễn bao nhiêu
năm nay đều xem nhau như
người nhà. Người dân hễ có
việc gì khó cũng tìm đến bộ
đội, bộ đội cũng xem người
dân như ruột thịt.
Nỗi buồn bao trùm
xóm nghèo
Nơi Đoàn 337 đóng quân
nằm ngay dưới chân các dãy
núi của thôn Cợp, xã Hướng
Phùng, huyện Hướng Hóa.
Vẻ yên bình thường ngày
nay được thay thế bằng tiếng
máy của các đoàn xe qua
lại, tiếng máy múc ầm ầm
và tiếng loa chỉ đạo việc tìm
kiếm các chiến sĩ bị vùi lấp.
Bên ngoài, nhiều bà con
người Vân Kiều theo dõi tin
tức và tiếc thương cho các
chiến sĩ, tiếng gào khóc đau
lòng của những người thân
đợi tin chồng, con. Tang
thương bao trùm bản nhỏ.
Ông Hồ Văn Trú (48 tuổi,
ở thôn Cợp) cho biết lúc
hơn 1 giờ sáng 18-10 ông
nghe những tiếng nổ phát
ra từ ngọn núi trước nhà,
sau đó là tiếng rầm rầm của
đất đá và nước chảy xuống,
rồi những tiếng gọi nhau.
Nhiều người dân trong thôn
hoang rứa” - ông Trú nói.
Và rồi trong đống hỗn độn
đất đá đó, các đồng đội đã
cứu được năm người đưa ra
ngoài an toàn, còn 22 cán
bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn
nằm lại. Sau quá trình tìm
kiếm, chiến sĩ cuối cùng
được tìm thấy lúc 14 giờ
30 ngày 19-10.
Sau hơn một ngày khẩn
trương, tuyến đường đi vào
Đoàn 337 bị sạt lở nghiêm
trọng tạm thời được thông
tuyến, xe cứu thương và các
phương tiện đã chở theo nhu
yếu phẩm vào bên trong. Xe
cứu thương lần lượt chở thi
thể các chiến sĩ rời doanh
bao giờ vây quanh thôn như
thế này.
“Bộ đội với dân như bố
con, anh em ruột thịt, ở đây
mỗi gia đình có sự kiện trọng
đại như cưới hỏi đều mời
bộ đội, bộ đội có việc chi
lớn cũng mời dân bản đến
dự. Trong nhà điện hư, bố
mẹ không biết làm lại răng
(sao) cho sáng cũng nhờ
đến bộ đội, khi có giấy tờ
chi bố cũng hỏi vì bộ đội họ
biết chữ, còn bố không biết
” - ông Côn nói.
Ông Côn cho hay trong
thời tiết mưa bão, bộ đội
luôn giúp dân bảo vệ nhà
cửa. Trong thôn, những đứa
đi học ngoài ước mơ làm cô
giáo thì còn ước mơ làm bộ
đội. “Bộ đội ở đây gần như
ngày mô cũng gặp, lúc mô
cũng bố con, bố không nghĩ
có ngày ngọn núi lại vùi
lấp bộ đội như thế” - ông
nghẹn ngào.
Các anh hy sinh trong
hoàn cảnh vừa hoàn thành
việc giúp dân phòng, chống
mưa lũ và trở về doanh trại
khi đã rất muộn.•
Xe cứu thương chở thi thể các chiến sĩ rời Đoàn 337. Ảnh: NGUYỄNDO
Chiều 19-10, gió buốt từng cơn, người phụ nữ với chiếc
áo mỏng lao theo chiếc xe cứu thương khi xe đang chạy
vào cổng nhà tổ chức tang lễ. Bà cố nhìn vào trong xe xem
có phải thi thể con trai mình đang nằm trên đó không.
Nhưng vì chiếc xe cứu thương chạy rất nhanh vào trong,
bà như đã quỵ gối xuống.
Bà là Trương Thị Quyên, mẹ chiến sĩ Lê Tuấn Anh (20
tuổi, ngụ xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) tham
gia nghĩa vụ quân sự và công tác ở Đoàn 337. Tuấn Anh
là một trong 22 người hy sinh vì sạt lở đất tại đơn vị ở xã
Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Gương mặt bà Quyên thất thần vì mất ngủ, quần áo bà
lấm lem bùn đất bởi trước đó bà cùng chồng lao vào hiện
trường tìm con. Khi tìm được thi thể của con và được đưa
lên xe cứu thương, vợ chồng bà cũng chạy theo mong
nhanh chóng được nhìn mặt con.
Bà Quyên cho biết Tuấn Anh là con út trong gia đình.
Tuấn Anh đi nghĩa vụ quân sự và chỉ ba tháng nữa là ra
quân. Vài hôm trước, Tuấn Anh có gọi điện thoại về hỏi
thăm tình hình lũ lụt ở nhà và cậu con trai hứa sẽ lấy tiền
ra quân cho mẹ mua tôn lợp lại nhà.
“Con ơi, mẹ đây này! Con hứa với mẹ ra quân lấy tiền
mua tôn sửa nhà cho mẹ, sao con không về? Con mới nói
đây mà. Ai đó kêu hắn giùm tui với…” - bà Quyên nấc
nghẹn, ngẩng mặt lên trời, nước mắt giàn giụa.
Một người hàng xóm của bà Quyên cho hay căn nhà mà
gia đình Tuấn Anh ở vẫn đang chìm trong nước gần một
tuần nay. Khi hay tin con trai gặp nạn, bà Quyên đã vội
vã lội nước đón xe lên hiện trường, mong phép màu đến
với con. “Ở nhà nó ngoan lắm, ai cũng thương hết. Có ai
như nó không, đi bộ đội mà tranh thủ lượm mấy lon bia,
nước ngọt ở đơn vị đem về cho mẹ bán lấy tiền” - người
hàng xóm nhà bà Quyên nói.
Ở trước khu vực tang lễ có một người phụ nữ khác
cũng đang đớn đau vì vừa mất đi đứa con trai yêu quý.
Bà Lương Thị Lý (55 tuổi) ôm chặt người thân, nước mắt
nghẹn ngào. Bà Lý là mẹ của chiến sĩ Đoàn 337 Lê Thế
Linh (25 tuổi, ngụ phường 5, TP Đông Hà, Quảng Trị).
Bà Lý cho biết bà có bốn người con, Linh là đứa kế
út. Linh học đến lớp 10 thì nghỉ, đi làm giúp gia đình rồi
sau đó đi nghĩa vụ quân sự. Linh nghĩ sau khi hoàn thành
nghĩa vụ sẽ được học nghề và tính lấy phiếu học nghề này
để học làm tài xế.
Đêm trước khi gặp nạn, khoảng 9 giờ tối, Linh gọi
video cho mẹ hơn một tiếng đồng hồ. Linh còn kêu mẹ
đưa điện thoại để nói chuyện với từng người thân trong
gia đình. “Nó nói chuyện, dặn dò nhiều lắm, giống như có
điềm báo vậy, tui cứ ngờ ngợ nhưng nghĩ không sao, nào
ngờ…” - bà Lý bật khóc nức nở.
Bà Lý đâu ngờ rằng rạng sáng hôm sau, sạt lở đất đã
cướp đi sinh mạng con mình!
HẢI HIẾU
lúc đó cũng chạy đến nghe
ngóng tin tức.
“Có người nói nhiều bộ đội
chết rồi, lúc đó mọi người
rất lo lắng, cả đêm không
ngủ được. Nhìn vào thì thấy
nhiều người cầm đèn pin dọi
(rọi) qua dọi lại rứa nhưng
không biết bên trong ra sao,
sáng ra mới chộ (thấy) tan
trại, trong nước mắt và niềm
tiếc thương của người dân
Vân Kiều.
“Như anh em
trong nhà”
“Khi đói bộ đội cho gạo,
nhà nào nghèo được bộ đội
xây nhà, cho nên khi hay
tin chúng tôi đã ra đây theo
dõi” - chị Hồ Thị Triều (37
tuổi) vừa nói vừa nhìn về
phía các tòa nhà bị đất đá
bao phủ.
Còn ông Hồ Văn Côn (50
tuổi) cho biết sau khi hay
tin đã rất buồn, mọi người
thường hỏi nhau đã tìm được
những ai. Tang thương chưa
22 chiến sĩ Đoàn 337
hy sinh trong hoàn
cảnh vừa hoàn thành
việc giúp dân phòng,
chốngmưa lũ và
trở về doanh trại khi
trời đã rất muộn.
2 triệu m
3
khối đất đá san bằng
bốn dãy nhà
Sau khi huy động máy móc, phương tiện cơ giới, lực
lượng cứu hộ, cứu nạn để tìm kiếm, chiều 19-10, 22 thi thể
các chiến sĩ của Đoàn 337 hy sinh do sạt lở đất đã được tìm
thấy và đưa về Nhà thi đấu đa năng Quảng Trị để thực hiện
lễ tang tập thể.
Thiếu tướng Hà Tân Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu 4, cho
biết thảm họa này xảy ra quá bất ngờ và rất đau thương.
Gần 2 triệu m
3
đất lùa xuống đã san bằng bốn dãy nhà, nơi
đoàn đang đóng quân.
Người dân Vân Kiều
tiếc thương đưa tiễn
22 chiến sĩ Đoàn 337
Người dân Vân Kiều có việc gì khó cũng tìmđến bộ đội,
các chiến sĩ cũng xemngười dân ở đây như ruột thịt.
Conhứavề có tiềnmua tôn lợp lại nhà chomẹ…
Chính phủ cứu trợ khẩn
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook