281-2020 - page 8

8
Nhếch nhác chốt bảo vệ
dân phố, dân phòng
Những chốt bảo vệ dân phố, dân phòng chiếmvỉa hè, lấn hẻmhay không
hoạt động cần được di dời ra vị trí khác.
THUTRINH-QUANGHUY
N
hiều người dân phản
ánh chốt bảo vệ dân phố
(BVDP), dân phòng và
trụ sở ban điều hành tại địa
phương xây dựng lấn chiếmvỉa
hè, lấn hẻm gây mất mỹ quan
đô thị. Có những chốt dân phố
thường xuyên không có người
trực, luôn khóa kín cửa, xung
quanh chốt trở thành điểm tụ
tập buôn bán hàng rong, xe
ôm rất nhếch nhác.
Chốt bảo vệ dân phố
chiếm vỉa hè, lấn hẻm
Đơn cử như trụ sở ban điều
hành khu phố 1, phường 13,
quận 3, TP.HCM nằm ngay
ngã tư đường Lê Văn Sỹ giao
đường Trường Sa được người
dân chobiết luôn trong tình trạng
khóa cửa. Theo ghi nhận của
chúng tôi, ngay trước mặt trụ
sở là tiệm sửa đồng hồ di động,
phía trên gắn tấm biển quảng
cáo chỉ dẫn quán karaoke (!).
Theo ông B., một người dân,
cho biết chức năng của chốt
BVDP, dân phòng là góp phần
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn
chung tại cụm dân cư. Ngoài
các chốt BVDP, dân phòng còn
có các chốt với tên gọi chốt
bảo vệ tuần tra, chốt trực khu
phố... Tuy nhiên, trên thực tế
các chốt này hoạt động không
hiệu quả, thường xuyên khóa
cửa, vắng người trực.
Chốt BVDPtại trụ sở khu phố
6, phường Tân Định, quận 1 là
điểm sinh hoạt văn hóa của khu
phố. Tuy nhiên, người dân cho
biết trụ sở này đặt không hợp lý,
chiếmnửa chiều rộng con hẻm.
Trước đó, người dân còn phản
ánh một phần trụ sở này được
cho thuê làm tiệm cắt tóc trong
khoảng ba năm. Sau khi có ý
kiến việc này không đúng thì
việc cho thuê chấm dứt. Hiện
trụ sở này cũng thường xuyên
khóa cửa, xuống cấp.
Hay trên đường số 15 có chốt
bảo vệ khu phố 7, phường 11,
quận Gò Vấp được xây dựng
chiếm nguyên phần vỉa hè,
người dân muốn đi bộ phải đi
xuống lòng đường. Một chốt
BVDP nằm ngay trên đường
Nguyễn Văn Lượng, quận Gò
Vấp cũng chiếm tới 2/3 vỉa
hè. Tương tự, chốt bảo vệ khu
phố 4, phường 13, quận Tân
Bình nằm ngay trong khuôn
viên một công viên nhỏ ở góc
đường Bình Giã giao đường
Đồng Xoài. Xung quanh chốt
là rất nhiều taxi, ba gác, xe máy
thường xuyên đậu lấn chiếm
lòng đường.
Chưa hết, người dân bức xúc
trướcmột chốtBVDPkhác được
xây dựng kiên cố ngay ngã tư
đường Hoàng Việt - Út Tịch,
phường 4, quận Tân Bình. Chốt
này đặt không đúng vị trí, lấn
chiếm vỉa hè, che khuất tầm
nhìn của các xe qua lại.
Theo ông T., một người dân
phường 4, tuy các chốt bảo vệ
này là cần thiết song việc lựa
chọn vị trí dựng chốt chưa hợp
lý, quản lý lỏng lẻo khiến khu
vực chốt thường xuyên nhếch
nhác, mất mỹ quan đô thị và ảnh
hưởng sinh hoạt của người dân.
Sẽ dời chốt lấn chiếm
vỉa hè
Đề cập chốt BVDP tại ngã tư
đường Hoàng Việt - Út Tịch,
ông Nguyễn Trung Sơn, Phó
Trưởng phòng Quản lý đô thị
quận Tân Bình, cho biết không
phải phường tự dựng lên mà
chốt này đã có từ trước, khi mở
đường kênh Nhiêu Lộc.
“Chốt này nằm ở vị trí gây
mất mỹ quan đô thị và che khuất
tầm nhìn của các xe. Hiện nay
UBND phường 4 đã tìm được
vị trí để dời chốt nên đang xin
ý kiến TP điều chỉnh ranh vị trí
trên để dời qua” - ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, mỗi khu phố
sẽ có một tổ BVDP. Phường 4
lắp hơn 100 camera ở đường
Hoàng Việt, Út Tịch, khu vực
sân bay… để theo dõi, quan
sát an ninh trật tự trên địa bàn.
Ông Sơn nhận định nếu thay
các chốt BVDP bằng camera
là không đủ, phải có chốt và
có lực lượng trực ở đây, còn
chốt nào nằm trên vỉa hè thì
sẽ tìm phương án di dời sao
cho hợp lý.
Ông Ngô Xuân Bình, Chủ
tịch UBND phường 3, quận
Gò Vấp, cho biết thời gian qua
phường 3 đã vận động người
dân tự nguyện đóng góp một
phần kinh phí lắp camera tại
các tuyến hẻm, khu vực trọng
điểm. Hiện nay phường đã lắp
hơn 400 camera an ninh trên
17 khu phố. Hệ thống này sẽ
hỗ trợ việc quan sát an ninh và
kiểm tra vụ việc khi cần thiết.
Ông Bình thông tin thêm chốt
BVDP trên địa bàn phường vẫn
có nhưng ít, chủ yếu là để lực
lượng đi tuần tra nghỉ ngơi, lắp
đầu thu và màn hình camera để
các tổ bảo vệ quan sát.•
Chốt bảo vệ dân phố trên đường số 7, khu phố 7, phường 11, quậnGò Vấp lấn chiếmcả chiều rộng vỉa hè. Ảnh: QUANG HUY
Quận 1 lắp 10 camera quan sát tầm xa
trên 10 phường
Tính đến tháng 7-2020, UBNDquận 1 đã hoàn thành việc tích
hợp camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường trên
địa bàn, kết nối về trung tâm điều hành đô thị thông minh với
trên 1.115 mắt camera và 128 đầu thu. Quận cũng đầu tư lắp
đặt mới các camera quan sát tầm xa tại vị trí trọng điểm phục
vụ an ninh trật tự như UBND TP (khách sạn Rex), vòng xoay Lê
Duẩn (UBND quận), nhà thờ Đức Bà (Trường Hòa Bình), Lãnh
sự quán Mỹ (góc Lê Văn Hưu), Lãnh sự quán Trung Quốc (góc
Nguyễn Văn Thủ), Thảo Cầm Viên (góc Lê Duẩn), tượng Trần
Hưng Đạo (ga tàu thủy Bạch Đằng)… Đồng thời, quận cho
nâng cấp 10 camera quan sát tầmxa trên các xe của 10 phường.
Nếu thay các chốt
BVDP bằng camera
là không đủ, phải có
chốt và có lực lượng
trực ở đây.
CầnThơ chi 7.000 tỉ
làmmới 5 conđường
Chiều 4-12, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP Cần
Thơ, các đại biểu đã biểu quyết thông qua các
nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các dự
án đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc xây
dựng và nâng cấp, mở rộng hoặc làm mới năm
tuyến đường.
Đó là các dự án xây dựng và nâng cấp, mở rộng
đường tỉnh 917, đường tỉnh 923, dự án đường
tỉnh 918 (giai đoạn 2), dự án đường vành đai
phía tây TP Cần Thơ, dự án đường tỉnh 921 đoạn
tuyến thẳng.
Tổng nguồn vốn thực hiện các dự án này dự
kiến hơn 6.980 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung
ương, địa phương và huy động các nguồn vốn
hợp pháp khác.
Theo đó, đường tỉnh 917 có quy mô tổng
chiều dài toàn tuyến là 13,2 km, trong đó 1,3 km
đã được đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến
hơn 996 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm
2021 đến 2024.
Cụ thể, đoạn 1 trùng với trục đường tỉnh 917
hiện hữu, kéo dài từ quốc lộ (QL) 91 đến cầu
Trà Nóc 2. Đoạn 2 trùng với trục đường tỉnh 917
hiện hữu từ cầu Trà Nóc 2 đến QL91B (đã được
xây dựng).
Đoạn 3 từ QL91B đến đường tỉnh 918
hướng tuyến theo tuyến Trà Nóc - Thới An
Đông - Lộ Bức dài 3,2 km. Đoạn 4 từ đường
tỉnh 918 đến đường Nguyễn Văn Cừ (nối
dài) theo trục đường tỉnh 917 quy hoạch dài
4,4 km. Toàn tuyến xây dựng mới có 13 vị
trí cầu vượt kênh.
Đường tỉnh 918 đầu tư nâng cấp, xây dựng
đoạn tuyến có chiều dài khoảng 7,47 km. Trong
đó, xây dựng mới 6,91 km, mở rộng đoạn hiện
hữu 560 m, gồm chín cầu. Tổng mức đầu tư dự
kiến hơn 700 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ
năm 2021 đến 2024.
Điểm đầu của dự án này kết nối với đường
Võ Văn Kiệt, cách cầu Bình Thủy 2 khoảng
600 m. Điểm cuối kết nối vào đường tỉnh
918 - đoạn tuyến đầu tư giai đoạn 1, sau cầu
Lộ Bức 160 m.
Đường tỉnh 921 đầu tư xây dựng mới đoạn
tuyến có chiều dài khoảng 8,63 km và nhánh
kết nối N1 dài khoảng 935 m. Nâng cấp, mở
rộng nhánh kết nối N2 dài khoảng 900 m,
gồm 15 cầu, bốn cống kỹ thuật. Tổng mức
đầu tư dự kiến hơn 871 tỉ đồng. Thời gian
thực hiện từ năm 2021 đến 2024.
Cụ thể, đoạn tuyến chính có điểm đầu tại vị
trí giao giữa đường Nguyễn Thái Học (nối dài)
với tuyến tránh QL91 (đoạn tránh Thốt Nốt), đi
qua địa bàn quận Thốt Nốt dài 3,78 km, qua địa
bàn huyện Cờ Đỏ dài 4,85 km.
Điểm cuối kết nối vị trí giao với đường
cao tốc Cần Thơ - Sóc Trăng - Châu Đốc
dự kiến (cách đường tỉnh 921 hiện hữu
khoảng 1 km về bên phải theo hướng Thốt
Nốt đi Cờ Đỏ).
Đường tỉnh 923 có phạm vi đầu tư dài 14,1
km và tám cây cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến
hơn 576 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm
2021 đến 2024.
Theo đó, đoạn 1a dài 3,1 km từ cuối đường
Nguyễn Văn Cừ (nối dài) đến đường tỉnh
923 hiện hữu (giữa cầu Nhiếm và điểm đầu
đường tỉnh 918). Đoạn 1b dài 4,3 km từ cuối
đoạn 1a đến ranh quận Ô Môn (cầu Ba Se).
Đoạn 2 từ cầu Ba Se đến cuối tuyến (giao
QL91) dài 6,7 km.
Đường vành đai phía tây có tổng chiều
dài 19,4 km, trong đó có 20 cầu và các cống
thoát nước theo địa hình. Điểm đầu giao với
QL91 (sau cầu Ô Môn), điểm cuối giao với
QL61C tại Km1+400, phạm vi giải phóng
mặt bằng 80 m. Tổng mức đầu tư dự kiến gần
3.840 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm
2021 đến 2026.
NHẪN NAM
Đô thị -
ThứBảy5-12-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook