281-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Cân nhắc lựa chọn
phương tiện
Chị TốngThị Phương (TP.HCM), một
kháchhàngthườngxuyêncủataxicông
nghệ, cho biết nhiều năm nay chị đã
lựa chọn taxi công nghệ là phương
tiện di chuyển bởi giá rẻ, nhanh và
thuận tiện, ngoại trừ giờ cao điểm
giá thành có tăng hơn một chút. Tuy
nhiên, theo chị Phương, việc áp dụng
NĐ 126 sẽ khiến cước phí vận chuyển
tăng và khách hàng lại là người gánh
thuế thì khi đó chị sẽ cânnhắc lựa chọn
phương tiện di chuyển. “Có thể hành
khách sẽ chuyển sang lựa chọn taxi
truyền thống vì taxi này có lượng xe
đưa rước ổn định, tài xế được đào tạo
chuyên nghiệp, giá cước không cao
hơn và đặc biệt không tăng cao đột
biến vào giờ cao điểm như các hãng
xe công nghệ” - chị Phương nói.
Chờ thông tư hướng dẫn
Liên quan đến NĐ 126 sẽ có hiệu lực từ ngày 5-12, đại diện be Group
cho biết sẽ tiếp tục chờ đợi thông tư hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế để
có căn cứ chính xác thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ tài xế tuân thủ các
quy định của pháp luật.
Đại diện từ Gojek Việt Nam cũng cho biết hãng xe này vẫn đang tiếp tục
trao đổi với các cơ quan chức năng để hiểu rõ các quy định có liên quan
thuộc NĐ 126. “Chúng tôi đánh giá sẽ có sự điều chỉnh, tuy nhiên chúng
tôi sẽ tiếp tục phân tích tình hình nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất. Chúng
tôi sẽ thông báo tới các đối tác tài xế và khách hàng sau khi có thông tin
chi tiết hơn. Gojek cam kết luôn tuân thủ đúng và đầy đủ mọi quy định
của pháp luật tại bất kỳ thị trường nào mà Gojek có hoạt động” - Gojek
Việt Nam thông tin.
phí, hành khách sẽ có sụt giảm
đáng kể. Tiếp theo, mức khấu trừ
trên mỗi chuyến xe tăng lên, thu
nhập sẽ giảm xuống” - ông Hạnh
chia sẻ.
Tương tự, tài xế Hoàng Văn
Danh cho rằng việc hãng xe công
nghệ phải đóng 10% thuế thay vì
3% như trước đây sẽ làm chi phí
vận tải tăng lên. Lúc này xe công
nghệ và taxi truyền thống sẽ ngang
tài ngang sức, song tài xế xe công
nghệ lại có thu nhập thấp hơn vì
phải cùng doanh nghiệp gánh phí
thuế. Theo tài xế này, có thể sẽ có
nhiều tài xế chuyển sang chạy taxi
truyền thống hoặc khách hàng sẽ bỏ
sang đi taxi vì phí dịch vụ là như
nhau. “Tài xế taxi truyền thống ký
hợp đồng lao động, hưởng đầy đủ
quyền lợi của người lao động, thuế
thu nhập được giảm trừ gia cảnh,
trong khi tài xế xe công nghệ thì
không được” - ông Danh bức xúc.
Tài xế và người tiêu dùng
chịu thiệt
Theo thống kê của Grab, khoảng
90% đối tác tài xế xe hai bánh đang
sử dụng dịch vụ kết nối Grab có
doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm,
tức chỉ có thu nhập đủ cho mức sống
tối thiểu. Theo tính toán, với quy
định hiện hành, với một chuyến xe
có cước phí 100.000 đồng, tài xế sẽ
nhận được khoản doanh thu 76.400
đồng (sau khi trừ thuế và phí dịch
vụ kết nối). Với quy định mới áp
dụng từ ngày 5-12, tài xế sẽ chỉ còn
nhận được 70.800 đồng, tức giảm
khoảng 7,3% doanh thu so với mức
hiện nay.
Trường hợp công ty này tăng
cước xe để giữ nguyên thu nhập
của tài xế, các doanh nghiêp vận
tải sẽ phải tăng cươc thêm 7,3%.
Khi đó chịu thiệt cuối cùng là người
tiêu dùng.
Trả lời về cách tính thuế VAT
và quy định doanh nghiệp phải
kê khai trong NĐ 126, ông Đặng
Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế, cho biết các doanh
nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có
nghĩa vụ nộp thuế VAT chứ không
phải tài xế. NĐ 126 quy định trách
nhiệm của các công ty liên kết với
người lái xe để thực hiện dịch vụ
sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai
và nộp thuế VAT. Doanh nghiệp sẽ
phải kê khai 10% thuế VAT trên
tổng doanh thu. Công ty sẽ được
khấu trừ đầu vào.
“Về phía tài xế, theo NĐ 126 thì
mức thuế TNCN vẫn giữ nguyên
1,5% khi có mức thu nhập trên 100
triệu đồng/năm. Chứ không gánh
cả thuế VAT mức 3% như trước,
do vậy trên thực tế nghĩa vụ thuế
đối với tài xế xe công nghệ sẽ
nhẹ hơn so với hiện hành” - ông
Minh nói.
Ông Nguyễn Thái Sơn, chuyên
gia thuế, cho biết thuế VAT là một
loại thuế gián thu đánh trên khoản
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại
thuế này được áp đối với người
tiêu dùng. Như vậy, nếu NĐ 126
áp dụng thì thuế VAT tăng từ 3%
lên 10% đối với các nền tảng gọi
xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế
người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp
chỉ kê khai và nộp thay. Mức thuế
VAT tăng thêm 7%, tư 3% lên 10%
sẽ tăng thêm ganh năng cho ngươi
tiêu dung.
Ngoài ra, ông Sơn cho biết khi
các hang xe công nghê kê khai và
thu hộ khoan thuê này trên tổng
doanh thu mỗi cuốc xe, điều đó có
nghĩa là cươc phi cung tăng thêm
và khach hang phai tăng sô tiên
chi tra cho những cuôc xe mình
phải đi. Khi người tiêu dùng thấy
giá cước tăng, họ sẽ giảm sử dụng
dịch vụ, đồng nghĩa tài xế giảm
thu nhập.
Nghịch lý chuyên gia Nguyễn
Thái Sơn chỉ ra nữa là việc tính
thuế TNCN đối với tài xế xe công
QUANGHUY -ĐÀOTRANG
T
heo quy đinh mơi của Nghị định
(NĐ) 126/2020, thuê giá trị gia
tăng (VAT) tăng tư 3% lên 10%
với mỗi cuốc xe công nghê ap dung
tư hôm nay (5-12). Nhiều ý kiến cho
rằng việc tăng thuếVATsẽ khiến cước
phí của các dịch vụ xe công nghệ như
gọi xe, giao đồ ăn, giao hàng… tăng
lên, khi đó người tiêu dùng chịu thiệt,
tài xế giảm thu nhập.
Cước xe công nghệ rục
rịch tăng
Đại diện Grab Việt Nam cho biết
chính sách thuế VAT áp dụng cho
các nền tảng đặt xe và toàn bộ đối
tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi khi
NĐ 126 quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý thuế có hiệu
lực thi hành.
Với quy định này, Grab sẽ tiến
hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ
doanh thu hợp tác bằng cách khấu
trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế
suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận
tải trước khi phân chia doanh thu
theo hợp đồng cho đối tác. Grab cho
biết sẽ áp dụng chính sách này từ 11
giờ sáng 5-12. Kể từ thời điểm này,
thuế VAT 10% và thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) 1,5% sẽ được khấu
trừ chung với phí sử dụng ứng dụng
trên mỗi chuyến xe. Như vậy, dù
phí sử dụng ứng dụng không thay
đổi nhưng mức khấu trừ trên mỗi
chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên với
tùy từng đối tác.
Từ ngày 5-12, giá cước tối thiểu
của GrabCar tại Hà Nội sẽ tăng
thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng
lên 27.000 đồng cho 2 km đầu và
tăng thêm từ 1.000 đồng (từ 8.500
đồng lên 9.500 đồng cho mỗi cây
số tiếp theo). Tương tự, GrabCar
bảy chỗ tăng từ 30.000 đồng lên
32.000 đồng cho 2 km đầu và từ
10.000 đồng lên 11.000 đồng cho
mỗi cây số tiếp theo.
Tại TP.HCM, giá cước tối thiểu
của GrabCar cũng tăng thêm 2.000
đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000
đồng cho 2 km đầu và tăng thêm
500 đồng cho mỗi cây số tiếp
theo. Trước đó, Grab cũng đã có
thông báo gửi tới hành khách về
việc điều chỉnh tăng giá các dịch
vụ GrabBike, GrabFood và giao
hàng siêu tốc.
Lo lắng trước tác động của quy
định mới, ông Nguyễn Văn Hạnh,
tài xế hãng Grab (quận 9), cho biết
mới mua xe trả góp chạy được một
thời gian thì có dịch COVID-19,
lượng hành khách giảm đáng kể,
đời sống tài xế cũng bị ảnh hưởng
theo. Nay đang trong thời điểm có
dịch COVID-19, NĐ 126 ra đời
thì chắc chắn tài xế và khách hàng
sẽ phải gánh thêm khoản chi phí
này. “Đầu tiên, tăng thêm cước
Thông báo điều chỉnh tăng giá cước củaGrab. Ảnh: QUANGHUY
Mức thuế VAT tăng thêm7%, từ 3% lên 10%sẽ tăng thêmganh nặng cho
người tiêu dùng. Ảnh: QUANGHUY
Từ hôm nay, tăng thuế xe
công nghệ, giá cước tăng theo
Người tiêu dùng và tài xế chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu tăng thuế VAT áp dụng đối với xe công nghệ.
nghệ. “Cơ quan thuế đưa ra mức
1,5% khi có mức thu nhập trên
100 triệu đồng/năm, thế nhưng họ
không được khấu trừ. Ngoài tiền
chiết khấu phải trả cho hãng xe,
các tài xế còn phải chi trả xăng xe,
khấu hao phương tiện, chi phí sửa
chữa…” - ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, cần phải xem xét
chính sách giảm trừ áp dụng cho tài
xế xe công nghệ như người lao động
bình thường. Không thể TNCN cứ
vượt ngưỡng 100 triệu đồng/năm
là bắt đầu phải chịu thuế TNCN
với mức 1,5% tổng doanh thu cho
dù họ có con nhỏ đang đi học, vợ
không có việc làm, nuôi cha mẹ
già... Vì vậy thuế TNCN của họ cần
giảm trừ gia cảnh như đối tượng
chịu thuế TNCN từ tiền công, tiền
lương và được giảm trừ gia cảnh
cho các trường hợp phụ thuộc.•
Tại TP.HCM, giá cước tối
thiểu của GrabCar cũng
tăng thêm 2.000 đồng, từ
25.000 đồng lên 27.000
đồng cho 2 km đầu và
tăng từ thêm 500 đồng
cho mỗi cây số tiếp theo.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook