029-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm4-2-2021
biết với Lê Văn Đông là giám đốc
Công ty TNHH Xây dựng Đông
Bắc, bị can Huỳnh Thị Quai (đầu
vụ) đã bàn bạc với Đông thay đổi
và bổ sung Quai làm thành viên
của công ty nhưng chưa được Sở
KH&ĐT cấp giấy phép.
Lợi dụng danh nghĩa Công ty
Đông Bắc, từ tháng 5-2011 đến
ngày 28-11-2011, Quai và Đông
khoe khoang là cháu ruột của cán
bộ cao cấp có mối quan hệ nhiều,
có thể mua sắt thép phế liệu với
giá rẻ.
Quai nói rằng đã mua được các
lô sắt phế liệu là sắt làm cầu đường,
xe cuốc, ô tô cũ và sà lan cũ, rồi
yêu cầu các bị hại chuyển tiền cọc.
Tuy nhiên, Quai không giao hàng
để chiếm đoạt hơn 3,5 tỉ đồng của
các bị hại.
Cáo trạng cũng mô tả hành vi lừa
đảo qua năm vụ việc khác nhau,
trong đó ông Xoa bị quy kết đã giúp
sức cho Quai thực hiện hành vi lừa
đảo trong hai vụ.
Vụ án đã trải qua gần 10 năm
với sáu phiên tòa và ba lần tòa
phúc thẩm hủy án để điều tra lại.
Xử sơ thẩm lần thứ ba vào tháng
8-2018, TAND tỉnh Kiên Giang
đã phạt ông Xoa bốn năm tù. Đặc
biệt, trước khi xử phúc thẩm lần
thứ ba thì ngày 11-2-2019, cơ quan
thi hành án hình sự Công an tỉnh
Kiên Giang đã cấp giấy chứng
nhận chấp hành xong án phạt bốn
năm tù và thả ông Xoa về. Vụ án
có tổng cộng bốn bị can nhưng chỉ
người đầu vụ là bà Quai là đang
bị tạm giam.
Ở tù xong nhưng lại ghi
đang tạm giam
Ông Xoa khiếu nại cáo trạng, cho
rằng trong phần lý lịch của mình
cáo trạng ghi: Bị bắt tạm giam từ
ngày 11-2-2015, hiện bị tạm giam
tại Trại tạm giam Công an tỉnh
Kiên Giang. Thực tế sau khi ở tù
bốn năm thì ông Xoa đã được trả
tự do và được cấp giấy chứng nhận
chấp hành xong hình phạt tù nhưng
không hiểu sao cáo trạng ghi ông
đang bị tạm giam.
Cạnh đó, ông Xoa cho rằng cáo
trạng tiếp tục truy tố ông phạm
tội với vai trò giúp sức cho bị can
Quai là thiếu căn cứ, mục đích
là để né việc gây ra oan sai cho
ông. Bởi lẽ ông chỉ là người làm
công ăn lương theo thời vụ, bị
can Quai chỉ đạo gì ông làm đó.
Quai và các bị hại đã có quan hệ
CHÂUYẾN
Ô
ng Bùi Văn Xoa vừa khiếu
nại cáo trạng của VKSND
tỉnh Kiên Giang truy tố ông
giúp sức cho bị can đầu vụ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản là không đúng.
Trước đó, ông Xoa là người đã được
công an tỉnh này cấp giấy chứng
nhận chấp hành xong hình phạt tù
bốn năm nhưng vẫn xin làm bị cáo
để có cơ hội kêu oan.
Vụ án kéo dài gần 10 năm
Theo cáo trạng mới, do có quen
Ông Bùi Văn Xoa, người từng ở tù xong nhưng vẫn kêu oan. Ảnh: CY
Người ở tù
xong xin làm
bị cáo khiếu
nại cáo trạng
Người đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành
xong hình phạt tù khiếu nại cho rằng cáo trạng
có nhiều sai sót và truy tố ông là không đúng.
làm ăn từ trước, ông không biết
việc thỏa thuận giữa các bên và ý
định lừa đảo của Quai. Ông cũng
không được hưởng bất kỳ lợi ích
vật chất gì trong vụ án.
Thực tế ông luôn kêu oan nhưng
không hiểu sao cáo trạng lại nhận
định ông thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải. Đầu năm 2019, sau khi
được ra tù, ông còn làm đơn gửi
TAND Cấp cao tại TP.HCM xin
làm bị cáo để được tham gia phiên
tòa phúc thẩm lần thứ ba để có cơ
hội kêu oan.
Cạnh đó, theo ông Xoa, cáo trạng
còn mâu thuẫn về tổng số tiền mà
cơ quan tố tụng cho rằng bị can
Quai đã chiếm đoạt. Từ đó ông Xoa
khiếu nại đề nghị VKSND tỉnh thu
hồi, hủy bỏ cáo trạng phần truy tố
đối với ông, đình chỉ giải quyết vụ
án với ông…•
Vụ án này kéo dài chín nămvà từng bị tòa phúc thẩm
hủy án ba lần nên cơ quan tố tụng cần rất thận trọng,
tránh làmoan người không có tội. Theo hồ sơ trong lần
thứba hủy án,TANDCấp cao tạiTP.HCMđã yêu cầuđiều
tra lại để đánh giá đúng tính chất hành vi, hậu quả do
Quai gây ra, từ đó xem xét vai trò đồng phạm của các
bị cáo khác. Tòa còn yêu cầu làm rõ thời điểmQuai nảy
sinh ý định chiếm đoạt tiền thì ba bị cáo còn lại có biết
được ý định và thủ đoạn gian dối của Quai hay không.
Theo BLHS, đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Trong vụ án này,
nếuVKS quy kết ông Xoa là đồng phạm thì phải chứng
minh được ông Xoa biết và có cùng động cơ, mục đích
thực hiệnhành vi với bị cáoQuai.Tuy nhiên, sau khi điều
tra lại, cả kết luận điều tra và cáo trạng đều không làm
rõ được những vấn đề trên.
Cáo trạng cũng quy kết ông Xoa nhận 30 triệu
đồng của một bị hại chuyển vào tài khoản cá nhân
và tại phần trách nhiệm dân sự đề nghị ông trả 30
triệu đồng cho bị hại này. Hồ sơ lại có lời khai bà
Quai thừa nhận số tiền này bị hại chuyển cho ông
Xoa theo yêu cầu của bà. Cáo trạng thì mô tả ông Xoa
đã rút 30 triệu đồng này đưa cho bà Quai. Tuy vậy,
cáo trạng vẫn quy kết ông Xoa chiếm đoạt 30 triệu
đồng, việc này cần phải xem lại. Tại lần đối chất ở cơ
quan điều tra, người bị hại cũng thừa nhận ông Xoa
không tham gia với bà Quai để lừa đảo, tình tiết này
cũng cần phải xem xét kỹ…
Ngoài ra, ông Xoa đang ở ngoài và đã được cấp giấy
chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù nhưng cáo
trạng lại ghi đang bị tạm giam là sai sót khó hiểu.
Luật sư
BÙI QUỐC TUẤN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Cần làm rõ có hay không vai trò đồng phạm
Sau khi ở tù bốn năm,
ông Xoa đã được trả
tự do và được cấp giấy
chứng nhận chấp hành
xong hình phạt tù
nhưng không hiểu sao
cáo trạng ghi ông đang
bị tạm giam.
3 giám đốc qua mặt hải quan buôn lậu
hàng Trung Quốc
Ngày 3-2,
TAND TP.HCM
xử sơ thẩm đã
tuyên phạt Tạ
Phong (giám
đốc Công ty
Gia Thịnh) 12
năm tù, Phạm
Đăng Khoa
(giám đốc Công
ty AZA) năm
năm sáu tháng
tù và Nguyễn
Thị Thu Thủy (giám đốc Công ty BTQ) ba năm án treo
cùng về tội buôn lậu.
Hồ sơ thể hiện Công ty Gia Thịnh được thành lập vào
năm 2009, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, mua bán
đồ điện gia dụng, đèn, linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị
điện. Ngày 3-8-2017, Công ty Gia Thịnh mở tờ khai hải
quan nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Cảng Sài Gòn khu vực 1 - TP.HCM.
Hàng hóa nhập khẩu khai báo là 13 danh mục đèn LED
có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với tổng số lượng là
22.075 cái, thuế nhập khẩu là 0%, trị giá lô hàng là 203
triệu đồng, hàng mới 100%.
Nghi ngờ doanh nghiệp kê khai không đúng thực tế
hàng nhập khẩu nên hải quan đã kiểm tra thực tế lô hàng.
Kết quả xác định hàng hóa nhập khẩu không đúng số
lượng khai báo; không đúng mã số hàng hóa. Tổng số
hàng hóa vi phạm là 19.415 đèn LED các loại, tổng trị giá
gần 2,7 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, Phong khai thông qua bạn bè người
Trung Quốc đã mua đèn LED các loại và nhập khẩu theo
ba bộ tờ khai của Công ty Gia Thịnh. Còn Khoa là người
được Phong thuê làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.
Tuy nhiên, Khoa không trực tiếp thực hiện mà thuê
Thủy làm thủ tục nhập khẩu và trực tiếp hoàn thiện bộ hồ
sơ hải quan nhập khẩu lô hàng.
Cơ quan điều tra xác định Phong là người trực tiếp điều
hành Công ty Gia Thịnh. Vợ Phong có giai đoạn đứng tên
làm giám đốc nhưng thực chất việc quản lý, điều hành đều
do Phong thực hiện nên chưa đủ cơ sở để xử lý.
Đối với chủ hàng người Trung Quốc tên Liuton, không
biết rõ nhân thân lai lịch của người này nên không có cơ
sở để xử lý.
HOÀNG YẾN
Tấn công người khác vì nghĩ bị nhìn trộm
Ngày 3-2, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng
cáo, y án một năm sáu tháng tù đối với Lâm Hồng Sơn về
tội cố ý gây thương tích.
Sơn và bị hại NNM không có mâu thuẫn gì nhưng bị
cáo cho rằng ông M. có nhìn trộm mình. Cuối năm 2019,
trên đường đạp xe về nhà, thấy ông M. đang ngồi uống
nước thì Sơn lấy từ trong người ra một cái kéo đâm ông
M. gây thương tích nhẹ.
Ông M. bỏ chạy được hai, ba bước thì vấp ngã, Sơn
quay lại lấy xe bỏ về. Ông M. được đưa đi bệnh viện băng
bó vết thương và đến công an yêu cầu khởi tố Sơn.
Kết quả giám định tâm thần đối với Sơn xác định căn
nguyên của tình trạng mất khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi gây thương tích
là do lạm dụng chất kích thích, ma túy.
Tại phiên xử sơ thẩm, ông M. yêu cầu Sơn bồi thường
tiền điều trị vết thương 7 triệu đồng. Bị hại cũng xin tòa
giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Tạ Phong
(đứng)
trình bày tại HĐXX.
Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook