101-2021 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 10-5-2021
Thủ tướng: Cứng rắn hơn,
4mũi chủ côngquyết thắngđại dịch
"Nơi nào để xảy ra dịch bệnh
diện rộng, không thể tổ chức
bầu cử, trì trệ kinh tế - xã hội
do nguyên nhân chủ quan, dứt
khoát phải xử lý người đứng đầu
các cấp. Chúng ta không thể lơ
là, chậm trễ thêmnữa!"
ĐỨCMINH
S
áng9-5,Thủ tướngPhạm
Minh Chính đi kiểm tra
công tác phòng chống
dịch tại các tỉnh biên giới Tây
Namvà triệu tập cuộc họp trực
tuyến khẩn cấp với lãnh đạo
sáu tỉnh biên giới phía Tây
Nam từ đầu cầu UBND tỉnh
An Giang.
Tạicuộchọp,Thủtướngđánh
giá caovà biểudương tinh thần
trách nhiệmvà bámviệc của bí
thư, chủ tịch UBND các tỉnh
khi người đứng đầu đều tham
dự họp và sẵn sàng tham gia
chống dịch.
Nguy cơ dịch bệnh
lây lan ra toàn quốc
đã hiện hữu
ThủtướngPhạmMinhChính
đánh giá trong 10 ngày qua,
tốc độ lây nhiễmdịch bệnh rất
nhanh, rất khó lường.
Theo Thủ tướng, có bốn
nguyên nhân:
Thứ nhất, do dịch bệnh lây
lan từ người nhập cảnh vào
cộng đồng với tâm lý lơ là,
chủ quan, mất cảnh giác, thậm
chí không tuân thủ quy định về
hoạt động của “tổ nămngười”
(gồm lãnh đạo năm bộ Quốc
phòng, Ngoại giao, Công an,
Ytế, GTVT); thực hiện phòng
chống dịch không đúng quy
chế, không đúng quy trình,
không đúng nguyên tắc, chưa
nói đến tiêu cực có thể xảy ra,
“nay mai phải xác định rõ địa
chỉ, rõ người để kiểm điểm
trách nhiệm” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Thứ hai, đa nguồn lây, đa
ổ dịch, biến thể mới của virus
SARS-CoV-2 gây lây nhiễm
rất nhanh, khó lường, xảy ra
trên diện rộng. Thủ tướng
nhấnmạnh: Nguy cơ dịch trên
toàn quốc đã hiện hữu lắm rồi.
Chúng ta phải triển khai các
biện pháp cứng rắn hơn, mạnh
mẽ hơn, tích cực hơn, bám sát
tình hình thực tế hơn để ngăn
chặn dịch bệnh.
Thứ ba, các doanh nghiệp,
địa phương, cơ quan, đơn vị
mời chuyên gia nước ngoài
vào nhưng chủ quan, lơ là,
mất cảnh giác, không thực
hiện nghiêmquy định củaBan
chỉ đạo quốc gia, của Bộ Y tế
dẫn tới “bị thủng lưới”.
Thứ tư, tình hình dịch bệnh
diễn biến hết sức phức tạp ở
các nước lánggiềnggây áp lực,
nguycơdịchbệnhxâmnhậpvào
nướctalàrấtlớn.Việckiểmsoát
đườngbiêngiới rất khókhănvì
điều kiện đường biên giới khu
vực Tây Nam dễ tạo điều kiện
cho người qua lại trái phép nên
nguy cơ dịch bệnh xâm nhập
qua biên giới rất lớn.
Tám nhiệm vụ
trọng tâm
TheoThủtướng,bàihọckinh
nghiệm tại các địa phương,
bệnh viện xảy ra ổ dịch cho
thấy vẫn lơ là, chủ quan, mất
cảnh giác, thực hiện không
đúng quy trình, quy định, đặc
biệt chưa chuẩn bị đầy đủ cho
chống dịch theo phương châm
“bốn tại chỗ”.
Cán bộ, nhất là người đứng
đầu còn có những lúc lơ là,
chủ quan, thậm chí phân công
nhiệm vụ, trách nhiệm không
rõ ràng. Đến khi có dịch thì
lúng túng, hốt hoảng, lo sợ,
mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, áp
dụng các biện pháp cực đoan
làmchonhândânhoangmang,
sản xuất kinh doanh trì trệ. Thủ
tướng yêu cầu “phải rút kinh
nghiệm, chấn chỉnh ngay”.
Thủ tướng nhận định tình
hình rất phức tạp, nguy cơ lây
nhiễm trên toàn quốc rất cao,
có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhìnchungchúngtađangkiểm
soát tốt nhưng nếu không chủ
động, cảnh giác, không có các
biện pháp ứng phó, không huy
động sức mạnh tổng hợp của
hệ thống chính trị, sức mạnh
Thủ tướng Phạm
MinhChính yêu cầu
phải chuẩn bị kịch
bản cả nước có 30.000
người nhiễmvà điều
trị trên toàn quốc.
Mặc dù Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch vào Việt Nam luôn hiện
hữu, cả nước phải trong tư thế chủ động nhưng với tốc độ lây lan
nhanh và mạnh như hiện nay, dịch COVID-19 đang gây nhiều
khó khăn cho các địa phương.
Trao đổi với
Pháp Luật TPHCM
, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Trường Sơn cho biết Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nhiều biện
pháp quyết liệt chống dịch nhưng rất tiếc, đợt dịch thứ tư xuất
hiện lại rơi vào một số bệnh viện (BV) tuyến trung ương.
Vận dụng kinh nghiệm từ đợt dịch Đà Nẵng
Ông nhận định đợt dịch này khá nguy hiểm vì diễn biến dịch
nhanh, đa nguồn lây, đa ổ dịch. Bên cạnh đó dịch đã vào các
tuyến BV như BVK, BVBệnh nhiệt đới trung ương.
BVK là nơi điều trị bệnh nhân ung thư, có rất nhiều bệnh nền,
nếu mắc COVID-19 sẽ gây khó khăn trong điều trị. Tại BVBệnh
nhiệt đới trung ương, có nhiều trường hợp bệnh nhân COVID-19
chuyển biến nặng, thậm chí phải chạy ECMO, do đó phải cẩn
trọng rất nhiều.
Từ kinh nghiệm chống dịch ở Đà Nẵng hồi tháng 7-2020 và có
mặt ở hầu hết các điểm nóng dịch hơn một năm qua, Thứ trưởng
Sơn cho rằng 22 tỉnh, thành có ca mắc COVID-19, nơi thì vài
chục ca, nơi chỉ một, hai ca nhưng bất kể địa phương nào dù chỉ
có một ca nhiễm trở lên đều phải rất cẩn thận, các biện pháp cách
ly phải quyết liệt.
“Chúng ta đã có rất nhiều bài học rồi, cách ly có thể cách ly
một vùng rộng lớn, một huyện, một xã hoặc có thể cách ly một tổ
dân phố, đó phụ thuộc hoàn toàn vào địa phương. Bài học chống
COVID-19 từ Đà Nẵng đó là cách ly nhiều điểm, nhiều khu dân
cư nhỏ, việc này sẽ đảm bảo vừa khoanh vùng được từng nhóm
nhỏ, vừa phát triển được kinh tế - xã hội. Bài học này vẫn còn
nguyên giá trị và tôi nhận định nó rất hay” - Thứ trưởng Nguyễn
Trường Sơn nói.
Đảm bảo an toàn cho cơ sở y tế
Đánh giá về ổ dịch tại “thành trì chống dịch” - BVBệnh nhiệt
đới trung ương, Thứ trưởng Sơn cho biết với lượng bệnh nhân
như hiện nay thì chưa hết công suất của BVBệnh nhiệt đới trung
ương.
Tuy nhiên, sức ép về tâm lý của nhân viên y tế (BV đang bị
cách ly y tế) cần phải tính toán đến.
Bộ Y tế đã có nhiều phương án cho BV, trước mắt sẽ tiếp
tục mở rộng các BV khác ở Hà Nội để điều trị các bệnh nhân
COVID-19. Cụ thể trong ngày 9-5, 200 bệnh nhân của BVBệnh
nhiệt đới trung ương Cơ sở Kim Chung được chuyển đến BV
Bạch Mai (Cơ sở 2) ở Hà Nam nhằm giảm tải nguy cơ lây nhiễm
chéo.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm
COVID-19, trước và trong đợt dịch lần bốn này, Bộ Y tế luôn
có các khuyến cáo với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc làm xét
nghiệm COVID-19 cho nhân viên y tế, bệnh nhân, nhất là ở các
khoa bệnh nặng như truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức, thận nhân
tạo…
Mới nhất, Bộ Y tế đã ban hành công văn yêu cầu tất cả
BV trước khi bệnh nhân xuất viện phải lấy mẫu xét nghiệm
COVID-19, nếu âm tính sẽ cho về địa phương và thông báo với
CDC để giám sát.
Các BV được khuyến cáo giảm bớt người bệnh, bệnh nhân sau
Thủ tướng PhạmMinh Chính kiểmtra công tác phòng chống dịch
COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam, khu vực Đồn Biên phòng
VĩnhNgươn, AnGiang. Ảnh: VGP
Vận dụng bài học kinh nghiệm từ những đợt dịch trước, bảo vệ an toàn cho các cơ sở y tế, khoanh vùng, cách ly triệt để dù chỉ một camắc…
là nhữngmũi chủ công quan trọng thời điểmnày giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch COVID-19.
SỐCALÂYNHIỄMTRONG
NƯỚCTĂNGMỖINGÀY,
TỪ1ĐẾN9-5
92
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook