226-2021 - page 9

9
ĐÀOTRANG
N
gày1-10,UBNDTP.HCM
đã ban hành kế hoạch phối
hợp vận chuyển người lao
động (NLĐ) giữa các tỉnh, TP
đến làm việc tại TP.HCM trong
tình hình mới. Theo đó, UBND
TPđã đưa ra ba phương thức vận
chuyển bằng đường bộ, đường
sắt và đường hàng không.
Ba phương thức
vận chuyển
Theo đó, việc vận chuyển
NLĐ bằng đường bộ được chia
làm ba phương thức.
Cụ thể,
phương thức 1
, đơn
vị sử dụng lao động tự tổ chức
bằng cách gửi phương án vận
chuyển đến các cơ quan đầumối
làUBNDTPThủĐức, các quận,
huyện, Ban quản lý (BQL) các
khu chế xuất và công nghiệpTP,
BQL Khu công nghệ cao, các
BQL dự án, tổng công ty thuộc
UBND TP... để các đơn vị này
rà soát, tổng hợp gửi Sở GTVT
TP xem xét tổ chức triển khai.
Phương tiện vận chuyển là ô
tô trên 10 chỗ có đăng ký kinh
doanh được Sở GTVT TP cấp
giấy nhận diện có mã QR. Sở
GTVT TP sẽ thông báo đến Sở
GTVTcác tỉnh, TPkế hoạch vận
chuyển. Phương tiện vận chuyển
sẽ tập kết tại Bến xeMiền Đông
hoặc Bến xe Miền Tây khi vào
TP.HCM. Sauđó,NLĐdi chuyển
về nơi cư trú/lưu trú bằng taxi
đã được Sở GTVTTP cấp phép
hoặc xe trung chuyển đã được
doanh nghiệp (DN) đăng ký.
Phương thức 2
, BQL các
khu chế xuất và công nghiệp
TP, BQL Khu công nghệ cao
làm đầu mối tổng hợp nhu cầu
BộGTVThướngdẫn
tạmthời hoạt động
vận tải hànhkhách
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa hướng dẫn tạm thời
về tổ chức hoạt động vận tải hành khách (VTHK)
của năm lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa, hàng hải và hàng không.
Theo đó, về nguyên tắc chung, việc tổ chức
VTHK dựa trên mức đánh giá nguy cơ và cấp độ
áp dụng. Tại các địa phương, vùng có nguy cơ
rất cao (màu đỏ - cấp 4) dừng vận chuyển hành
khách công cộng trừ taxi, xe công nghệ dưới chín
chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử.
Trường hợp phương tiện VTHK có hành trình
bắt buộc phải đi qua thì không được dừng, đỗ.
Các sân bay, ga đường sắt được hoạt động để tiếp
nhận hành khách và phải đảm bảo các yêu cầu
phòng dịch.
Tại địa phương có nguy cơ cao (màu cam - cấp
3), các phương tiện giao thông công cộng đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được
hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất. Tại địa
phương, vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung
bình (cấp 2) thì được hoạt động bình thường.
Hành khách đi máy bay, tàu hỏa, hàng hải (trừ
tuyến từ bờ ra đảo) buộc phải khai báo y tế theo
quy định, xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả
âm tính trong vòng 72 giờ bằng RT-PCR hoặc test
kháng nguyên nhanh…
Về vận tải đường bộ, tài xế, nhân viên phục
vụ phải xét nghiệm SARS-CoV-2. Trường hợp
tài xế nằm trong khu vực vùng cam phải xét
nghiệm COVID-19 hằng tuần; ở khu vực vùng
đỏ thì tài xế taxi, xe công nghệ dưới chín chỗ
phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 trong vòng sáu tháng và có kết quả
xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72
giờ.
Với xe khách nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng,
du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên, Sở GTVT
tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định theo mức
độ nguy cơ ở từng nơi. Với xe khách liên tỉnh,
Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND tỉnh
cho phép hoạt động lại. Căn cứ vào tình hình dịch
COVID-19 tại địa phương, hai sở GTVT thống
nhất áp dụng thực hiện tần suất khai thác theo
mức độ nguy cơ từng nơi.
Với hàng không: Tần suất khai thác thực hiện
theo bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể
từ ngày áp dụng hướng dẫn của Bộ GTVT): Tần
suất trên từng đường bay với từng hãng không
vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên
của tháng 4-2021 của hãng, có giãn cách ghế trên
máy bay.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc
giai đoạn 1): Tần suất trên từng đường bay với
từng hãng không vượt quá 70% so với trung bình
10 ngày đầu tiên của tháng 4-2021 của hãng,
không giãn cách ghế trên máy bay.
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai
đoạn 2): Tần suất trên từng đường bay với từng
hãng không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày
đầu tiên của tháng 4-2021 của hãng, không giãn
cách ghế trên máy bay.
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới): Được
khai thác trở lại bình thường…
Với đường sắt: Lái tàu, nhân viên phục vụ
trên tàu thực hiện quy định phòng dịch tùy theo
mức độ dịch của từng địa phương như hoạt động
đường bộ.
Căn cứ vào tình hình COVID-19 tại các địa
phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của
UBND cấp tỉnh có ga đường sắt (nơi đi/đến),
Cục Đường sắt Việt Nam quyết định áp dụng
thực hiện số đoàn tàu hoạt động, ga dừng đón, trả
khách trên hành trình.
Vận tải đường thủy nội địa: Thuyền viên, người
phục vụ trên tàu phải xét nghiệm SARS-CoV-2.
Căn cứ vào tình hình COVID-19 tại địa phương,
Sở GTVT hai đầu bến quyết định áp dụng thống
nhất số chuyến hoạt động và tỉ lệ giãn cách...
VIẾT LONG
Người dân
được hỗ trợ
đưa về quê
tại Bến xe
Miền Tây.
Ảnh:
ĐÀOTRANG
UBND TP đã đưa ra
ba phương thức vận
chuyển bằng đường
bộ, đường sắt và
đường hàng không.
Đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động
giao thông vận tải
Theo UBNDTP, hoạt động vận tải phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh
giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng chống dịch
COVID-19 trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, đảm bảo vận chuyển
đúng đối tượng, có sự kiểmtra giámsát của các cơ quan chức năng.
Đối tượng vận chuyển (hành khách) làNLĐ thuộc cácDN, hợp tác
xã hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, bao gồm
công nhân, chuyên gia tại các tỉnh, TP cần di chuyển về TP.HCM.
NLĐ đến TP.HCM phải đáp ứng đủ các điều kiện đã tiêm vaccine
phòngCOVID-19mũi thứnhất đủ 14 ngày sau khi tiêmhoặc đã khỏi
bệnh COVID-19 (có xác nhận của cơ quan y tế hoặc theo hướng
dẫn của SởY tế); có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn
hiệu lực theo quy định.
Chốt phương án
đón người lao động
đến TP.HCM làmviệc
TP.HCMvà các tỉnh, thành sẽ áp dụng ba phương thức vận chuyển
người lao động tới TP.HCM làmviệc.
của các đơn vị đang quản lý
để phối hợp với đơn vị vận tải
hành khách xây dựng kế hoạch
vận chuyển, gửi Sở GTVT TP
xem xét cấp giấy nhận diện có
mã QR và thông báo đến Sở
GTVT các tỉnh, TP kế hoạch
vận chuyển. Các phương tiện
vận chuyển chỉ được trả khách
tại địa điểm đã đăng ký trong kế
hoạch. Chi phí vận chuyển do
đơn vị sử dụng lao động tự chi
trả hoặc thỏa thuận với NLĐ.
Phương thức 3, 
tổ chức tuyến
vận tải hành khách cố định xuất
phát từ bến xe khách liên tỉnh,
của các tỉnh, TP đến Bến xe
MiềnĐông và Bến xeMiềnTây,
tần suất hoạt động tối đa bốn
chuyến/ngày/tuyến. Các đơn vị
kinh doanh vận tải theo tuyến
cố định đảm nhận khai thác
trên từng tuyến do Sở GTVT
TP thống nhất với Sở GTVT
tỉnh, TP liên quan và được cấp
giấy nhận diện có mã QR. Chi
phí vận chuyển theo giá vé do
DN kinh doanh vận tải kê khai,
niêm yết theo quy định.
Thời gian triển khai chia làm
hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từngày
1 đến 31-10 sẽ triển khai hoạt
động vận chuyển bằng đường
bộ theo các phương thức 1 và
phương thức 2. Giai đoạn 2 sẽ
triển khai hoạt động vận chuyển
thêm phương thức 3 khi có kế
hoạch, phương án hoạt động
đường bộ liên tỉnh củaBộGTVT
(dự kiến vào tháng 11-2021).
Riêngphương thứcvậnchuyển
NLĐ bằng đường sắt và đường
hàng không thực hiện theo kế
hoạch, phương án củaBộGTVT.
Các đơn vị sẵn sàng
phối hợp
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ôngTrầnQuang Lâm, Giámđốc
Sở GTVT TP, cho biết ngay từ
đầu mùa dịch, sở đã cấp giấy
nhận diện có mã QR cho các
phương tiện vận tải hàng hóa và
hỗ trợ cấp cho 19 tỉnh, thành phía
Nam. Do vậy, đối với phương
tiện vận chuyển NLĐ từ các
tỉnh, TP đến TP.HCM làm việc
theo kế hoạch, Sở GTVT TP sẽ
tiếp tục cấp giấy nhận diện theo
phương án đề xuất.
Theo ông Lâm, quy trình cấp
giấy nhận diện có mã QR vẫn
được thực hiện như trước. Sở
GTVTTP sẽ tiếp nhận hồ sơ đã
được thẩm định từ các đầu mối
và trong vòng 24 giờ, sở sẽ cấp
giấy nhận diện cho các đơn vị.
Ông Lâmcho biết thêmhiện các
khu công nghiệp, khu chế xuất
đang tổng hợp danh sách từ các
đơn vị có nhu cầu vận chuyển
NLĐ đến TP.HCM làm việc để
gửi sở. Ngoài ra, Sở GTVT TP
cũng đang tính toán đến việcmở
lại taxi, xe công nghệ để kết nối
với Bến xe Miền Đông và Bến
xe Miền Tây để đưa đón NLĐ
theo một tỉ lệ nhất định.
Trao đổi thêm về công tác
phối hợp với các đơn vị trên,
ông Đặng Nguyễn Hữu Huân,
Tổng giám đốc Công ty CP
Bến xe Miền Tây, cho biết từ
khi dịch COVID-19 bùng phát
đến nay, bến xe vẫn tổ chức
đưa người dân về quê. Cụ thể,
bến xe đã phối hợp với gần 20
tỉnh, thành ở phía Nam để đưa
hàng ngàn người dân về quê.
Chính vì vậy, đơn vị cũng đã
lên nhiều phương án và luôn
sẵn sàng đón NLĐ tới TP.HCM
trong thời gian tới.
Theo ông Huân, vấn đề quan
trọng trong việc phối hợp giữa
các đơn vị, các tỉnh, TP để đưa
NLĐ đến TP.HCM là đảm bảo
an toàn trong công tác phòng
chống dịch COVID-19. Do vậy,
Bến xe Miền Tây luôn sẵn sàng
phối hợp với các đơn vị và đảm
bảo công tác phòng chống dịch
được tốt nhất.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook