226-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy2-10-2021
Kinh tế Trung Quốc gặp khó
vì thiếu điện lớn nhất 10 năm
VĨ CƯỜNG
T
ừ nhiều tuần qua, Trung
Quốc (TQ) đang phải trải
qua tình trạng thiếu điện
nghiêm trọng nhất trong 10
nămqua, khiến sinhhoạt người
dân và hoạt động sản xuất,
kinh doanh gặp khó khăn lớn.
Tính đến ngày 30-9, ít nhất
20 trong số 31 tỉnh và khu
tự trị TQ phải thực hiện các
biện pháp tiết kiệm điện, cắt
điện luân phiên trong tuần.
Đáng lo ngại hơn, tình trạng
này không chỉ gây tác động
tiêu cực đến nội bộ TQ mà
còn có nguy cơ ảnh hưởng
tới chuỗi cung ứng toàn cầu
do nhiều tập đoàn lớn đặt cơ
sở sản xuất tại đây.
Lý do Trung Quốc rơi
vào khủng hoảng điện
Theo tờ
The Guardian
, có
một số lý do chính lý giải vì
sao TQ lâm vào cảnh thiếu
điện đột ngột hiện nay. Đầu
tiên, nhiều khu vực trên thế
giới đang mở cửa lại sau khi
kiểm soát được COVID-19
khiến nhu cầu tiêu dùng của
người dân tăng cao, khiến
các cơ sở gia công hàng xuất
khẩu tại TQ phải tăng cường
sản xuất để đáp ứng. Số lượng
đơn hàng điện thoại thông
minh, hàng gia dụng, thiết bị
tập thể dục và các sản phẩm
khác tăng mạnh cũng góp
phần khiến lượng điện tiêu
thụ tăng mạnh.
Tiếp theo, giá than của TQ
trong năm nay liên tục tăng
mạnh khiến các nhà máy
nhiệt điện phải thu hẹp quy
mô hoạt động. Kể từ tháng 1,
giá than để sản xuất nhiệt điện
tăng vọt từ khoảng 104 USD/
tấn lên khoảng 170 USD/tấn
trong khi nhu cầu năng lượng
không hề giảm đi. Giá than
“nhảy múa” nhưng các nhà
máy điện không được phép
tăng giá điện vượt mức trần
của nhà nước nên dẫn tới tình
trạng càng đốt nhiều than
càng mất tiền.
Theo hãng tin
Bloomberg
,
việc giá than tăng nhanh như
trên cũng chủ yếu là hệ quả
của chính sách môi trường
mới mà chính quyềnTQ đang
quyết liệt theo đuổi. Các hoạt
động sản xuất điện nhiệt từ
than về lâu dài cực kỳ ô nhiễm
môi trường nên ngành này bị
giới hạn hoạt động. Hoạt động
khai thác than bị hạn chế dù
đóng góp hơn 70% sản lượng
điện cả nước. Mục đích của
giới lãnh đạo TQ là để mở
đường tăng tỉ trọng điện tạo
ra từ các nguồn xanh, thân
thiện với môi trường hơn
như điện mặt trời, điện gió
lên mức 20% sản lượng cả
nước trước năm 2025.
Năm sau TQ sẽ đăng cai tổ
chức Thế vận hội mùa đông
nên Bắc Kinh muốn nhân dịp
này chứng tỏ với thế giới rằng
TQ là nước công nghiệp xanh
và có khả năng đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế về giảm
lượng khí thải nhà kính.
Hậu quả nghiêm
trọng nếu không
giải quyết sớm
Hiện thống kê sơ bộ của
Ngân hàng Goldman Sachs
(Mỹ) chỉ ra có đến 44% quy
mô hoạt động công nghiệp
của TQ bị ảnh hưởng vì tình
trạng thiếu điện, khiến tăng
trưởng kinh tế nước này trong
quý III năm nay giảm 1%
so với cùng kỳ năm trước.
Một báo cáo khác của Tổng
cục Thống kê quốc gia TQ
(NBS) công bố ngày 30-9
cho thấy chỉ số quản trị mua
hàng (PMI) trong tháng 9 là
49,6, giảm so với mức 50,1
của tháng 8. Với thang PMI,
mốc điểm dưới 50 là đáng lo
ngại vì là chỉ dấu của sự suy
thoái trong hoạt động sản
xuất. Các tập đoàn lớn với
tiềm lực kinh tế vẫn còn có
thể hoạt động cầm chừng và
gánh lỗ, song nạn nhân lớn
nhất vẫn là các doanh nghiệp
sản xuất vừa và nhỏ.
“Sản lượng của chúng tôi
giảm ít nhất 1/3 và chúng tôi
chỉ có thể làmviệc từ nửa đêm
Việt Nam chưa bị ảnh hưởng
Theo cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương
Việt Nam, hiện chưaghi nhậnphản ánhnào từphíadoanh
nghiệp Việt Nam về việc thiếu nguyên liệu đầu vào nhập
từ TQ do bị ảnh hưởng của tình trạng thiếu điện. Bộ Công
Thương khẳng định một số mặt hàng Việt Nam đã có thể
chủđộngđượcnguyênliệuđầuvàonhưthépxâydựng.Một
sốngànhkhác chưa tựchủđộngđược trong thời điểmnày
nhưng cũng chưa bị ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu
vào,bấtchấpcácbiếnđộngtrongngắnhạnởcácđốitácTQ.
Việt Namđã đối mặt với việc thiếu nguyên liệu từ năm
2020, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát gây đứt gãy
nguồn cung nguyên liệu đầu vào đối với các ngành dệt
may công nghiệp nặng. Tuy nhiên, ngay sau đó, các
doanh nghiệp đã kịp thời ứng phó và đã chủ động được
nguồn cung này.
Ngoài TQ, hiện một số quốc
gia phươngTây cũngđanggặp
khó khăn trong việc đáp ứng
nhucầunănglượngtrongnước.
Các trạm xăng ở nhiều nơi tại
Anh phải thông báo hết xăng,
dừng hoạt động tuần này.
Trong khi đó, Mỹ bị cảnh báo
sẽ cạn nguồn khí đốt tự nhiên
vào cuối năm nay, theo hãng
tin
Al Jazeera
.
Tiêu điểm
44% quy mô hoạt
động công nghiệp
của TQ bị ảnh
hưởng vì tình trạng
thiếu điện.
đến 8 giờ sáng. Công nhân ngủ
gật và hiệu suất của họ thấp
hơn nhiều so với ban ngày.
Nhiều đơn hàng xuất khẩu
của chúng tôi đang nguy cơ
bị hủy và chúng tôi có thể
phải hoãn giao hàng. Chúng
tôi phải từ chối nhận thêm
các đơn đặt hàng mới” - ông
Wang Jie, chủ một xưởng sản
xuất giày dép ở tỉnh Quảng
Đông, chia sẻ với tờ
South
China Morning Post
.
Trong khi đó, chị Li Hong,
nhân viên của một công ty
sản xuất tấm pin mặt trời, nói
nguồn điện cho công ty đã bị
cắt giảmgần 35%. Công nhân
đang phải làm việc trong điều
kiện ngột ngạt vì không được
mởmáy điều hòa dù trời nóng.
Ông Channey Zhan, một chủ
doanh nghiệp sản xuất đồ gia
dụng thủy tinh ở tỉnh Quảng
Đông, cho biết ông buộc phải
đóng cửa một số lò nung vì
thiếu điện và lợi nhuận tháng
8 sụt giảm hơn 40%.
South China Morning Post
dẫndựđoáncủagiớichuyêngia
TQrằngBắcKinh thời gian tới
sẽ phải có kế hoạch đắp thiếu
hụt điện. Cụ thể, nước này sẽ
có chính sách chuyển bớt công
suất cung cấp cho các ngành
công nghiệp nặng - sử dụng
nhiều năng lượng như thép, xi
măng và nhôm - cho những
lĩnh vực khác tập trung nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ
bị ảnh hưởng trong đợt khủng
hoảng điện lần này.
Cuối tháng 9, Tổng công
ty Lưới điện quốc gia TQ đã
ra tuyên bố sẽ “dốc toàn lực
để đấu tranh với cuộc chiến
cung cấp điện”, nỗ lực đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Đơn vị này cũng
khẳng định đang phối hợp với
các cơ quan khác nghiên cứu
đề xuất tăng lượng than nhập
khẩu và cho phép điều chỉnh
giá điện dựa theo cung - cầu
của thị trường.
Các tập đoàn điện lực quốc
doanh khổng lồ của TQ như
State Power Investment Corp
(SPIC) và China Energy
Investment Corp (CEIC)
cũng liên tục ra các cam kết
sẽ làm tất cả có thể để đảm
bảo cung cấp than và điện cho
người dân đủ dùng cho mùa
đông năm nay - vốn là giai
đoạn nhu cầu sử dụng điện
tăng vọt vì điều kiện thời tiết
khắc nghiệt.•
Tân Hoa Xã
ngày 1-10 đưa tin Chủ tịch Trung Quốc (TQ)
Tập Cận Bình vừa yêu cầu lãnh đạo các cấp tăng cường giám
sát các phòng thí nghiệm trong nước nghiên cứu về các mầm
bệnh nguy hiểm. Ông Tập nhấn mạnh rằng an ninh sinh học
là một phần quan trọng của an ninh quốc gia và là lực lượng
ảnh hưởng hoặc thậm chí định hình lại thế giới.
Những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh giới
chức TQ và Mỹ tiếp tục cuộc tranh cãi không hồi kết về
nguồn gốc của đại dịch COVID-19. TQ hiện vẫn tiếp tục
phủ nhận mọi cáo buộc rằng virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ
một phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán thuộc TP
Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch đầu tiên của thế giới.
Nước này hồi đầu năm nay cũng từng cho phép một đoàn
chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn
đầu đến Vũ Hán để điều tra. Báo cáo điều tra kết luận giả
thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm “rất khó xảy ra”.
Dù vậy, tờ
The Wall Street Journal
tuần trước cho hay
WHO đã cho thành lập một đoàn chuyên gia khác gồm
khoảng 20 nhà khoa học để nối lại nỗ lực điều tra. Lần
điều tra này không chỉ tập trung ở TQ mà cả những quốc
gia khác.
PHẠM KỲ
Vì khan hiếm than, Trung Quốc đang chịu cảnh thiếu điện nghiêm trọng nhất 10 nămqua, khiến sinh hoạt
và sản xuất gặp khó, doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ đi, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa.
Một dây chuyền sản xuất ô tô ở TPQuảng Châu thuộc tỉnhQuảngĐông của TrungQuốc ngày 28-9.
Ảnh: SCMP
Ông Tập Cận Bình ra lệnh giám sát chặt các phòng thí nghiệm trong nước
385 tỉ USD
là số nợ mà 165 quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai
- con đường (BRI) đã vay của Trung Quốc (TQ), tờ
The
Guardian
ngày 30-9 dẫn nghiên cứu vừa công bố của tổ
chức nghiên cứu AidData (Mỹ). Trong số này có 42 quốc
gia thuộc nhómthunhập trungbình, thấpnhư Lào, Papua
NewGuinea, Maldives, Brunei, Campuchia, Myanmar. Với
các nước này, khoản nợ BRI đã vượt quá 10%GDP. Thông
tin này lại làm dấy lên lo ngại các khoản vay lớn có rủi ro
sẽ tạo điều kiện cho TQ làm“ngoại giao bẫy nợ”ở một số
khu vực, buộc bên nợ phải nhường quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát các tài sản lớn có giá trị cho mình.
PHẠM KỲ
Viện
Virus
học Vũ
Hán.
Ảnh:
REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook