4
Thời sự -
ThứSáu12-11-2021
ra khó có thể kể xiết” - ông
Sơn nói.
Về công tác quản lý điều
hành, ông nói: “Chúng ta test
tìm virus nhưng virus test lại
cả hệ thống của chúng ta” và
thừa nhận về phương diện
quản lý nhà nước, ban hành
các văn bản quy phạm pháp
luật và kiểm tra, giám sát,
bộ đang làm tốt. Tuy nhiên,
khả năng để ứng phó với các
tình trạng khẩn cấp, với các
trạng thái an ninh phi truyền
thống thì về nghiệp vụ, hiểu
biết, tinh thần… không chỉ
cơ quan bộ mà cả hệ thống
của ngành cần phải làm nhiều
việc hơn nữa.
Đừng quẳng vào
tay học sinh các loại
phiếu khảo sát
Về học trực tuyến, ĐB
NguyễnDanhTú (KiênGiang)
đề nghị bộ trưởng có đánh giá
chất lượng, nhất là HS tiểu
học, khối lớp đầu cấp. Ông
cũng nêu con số 1,5 triệu HS
không có bất cứ thiết bị nào
để học tập theo phương thức
trực tuyến... thì việc học trực
tuyến thế nào?
Bộ trưởngSơn“đínhchính”:
Không phải 1,5 triệu cháu
NHÓMPHÓNGVIÊN
L
ần đầu tiên đăng đàn trả
lời chất vấn, Bộ trưởng
BộGD&ĐTNguyễnKim
Sơn nhận được câu hỏi của
28 đại biểu (ĐB) Quốc hội
và 10 ý kiến tranh luận xung
quanh nhiều vấn đề “nóng”
của ngành giáo dục như:
Chất lượng dạy và học trong
điều kiện dịch COVID-19,
chất lượng sách giáo khoa
(SGK)…
“Chúng ta test tìm
virus nhưng virus
test lại cả hệ thống
của chúng ta”
“Gần hai năm qua, đại dịch
COVID-19 đã làm đảo lộn và
tàn phá tất cả lĩnh vực của đời
sống, trong đó giáo dục và
đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh
hưởng rất nặngnề” -Bộ trưởng
Nguyễn Kim Sơn nói trước
khi bước vào phiên chất vấn.
Theo ông Sơn, kế hoạch
năm học bị đứt đoạn, chương
trình và nội dung giáo dục
phải thay đổi theo hướng
chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20
triệu học sinh (HS), sinh viên
không được tới trường trong
thời gian rất dài, trên 70.000
sinh viên không thể ra trường
đúng hạn, ảnh hưởng tới việc
cung cấp nguồn nhân lực.
Ông đánh giá: Việc học tập
trực tuyến, học qua truyền
hình trong điều kiện hạ tầng
còn rất nhiều khó khăn, thiếu
thốn đã gây ra rất nhiều hệ
lụy và ảnh hưởng tiêu cực.
“HS căng thẳng, mệt mỏi,
thầy cô cực nhọc và áp lực,
phụ huynh bức xúc, xã hội lo
lắng, những chuyện bi hài, cả
những việc đau lòng đã diễn
không có trang thiết bị học
tập mà gần 1,9 triệu HS hiện
không có bất kỳ thiết bị gì
trong tay để học tập. “Đây
là một việc bất đắc dĩ để ứng
phó” - ông Sơn nhấn mạnh và
cho rằng trước khi đánh giá
các cháu học được gì, vấn đề
cấp bách hơn là một phần các
cháu đang dần dần bỏ học vì
không học được.
Ông Sơn cho biết bộ đã có
văn bản hướng dẫn các đơn
vị bổ sung, củng cố kiến thức
khi các cháu quay lại trường.
“Chúng tôi yêu cầu nhà trường
khi HS quay lại trường, việc
đầu tiên đừng lôi các em ra
đánh giá xem được gì trong
đầu ngay… Đừng nhồi nhét
ngay và không quẳng ngay
vào tay các em các loại phiếu
khảo sát, các loại đánh giá”
- ông Sơn nói.
Việc học tập trực
tuyến, học qua
truyền hình gây ra
rất nhiều hệ lụy và
ảnh hưởng tiêu cực:
HS căng thẳng, mệt
mỏi, thầy cô cực
nhọc và áp lực,
phụ huynh bức xúc,
xã hội lo lắng...
Phải xử lý dứt điểm lỗi, sạn trong
sách giáo khoa
Gần 1,9 triệu học sinh không có thiết bị để học, bộ trưởng BộGD&ĐT lo lắng học sinh đang dần dần bỏ học.
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại phiên chất vấn.
Ảnh: QH
Bộ trưởng BộGD&ĐTNguyễn KimSơn trả lời các đại biểu. Ảnh: QH
Sẽ tổ chức lễ tưởngniệmđồngbào tửvongdodịchCOVID-19
Sáng 11-11, phát biểu kết luận phiên chất vấn, trả lời
chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc
Dung, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đã thay
mặt Ủy ban Thường vụ QH báo cáo về việc tổ chức tưởng
niệm cho các nạn nhân tử vong vì dịch COVID-19.
Chủ tịch QH thông tin lãnh đạo Đảng và Nhà nước
đã có chủ trương giao MTTQ Việt Nam phối hợp với
TP.HCM và các địa phương có liên quan tổ chức lễ tưởng
niệm đồng bào tử vong và các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh
do đại dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam
bằng hình thức trực tuyến kết nối với một số tỉnh, TP.
“Đề nghị Chính phủ, trực tiếp là Bộ LĐ-TB&XH phối
hợp với MTTQ Việt Nam TP.HCM và các địa phương để
tổ chức thật tốt lễ tưởng niệm” - ông Huệ nói.
Cũng theo Chủ tịch QH, dịch COVID-19, nhất là đợt
bùng phát từ ngày 27-4 đến nay đã tác động nghiêm trọng
đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế, việc làm và đời sống
của người dân, doanh nghiệp. Do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có phần
trách nhiệm quản lý nhà nước, hơn 1,3 triệu người dân đã
nhiều đợt rời bỏ TP.HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm
phía Nam về quê.
QH đề nghị Chính phủ, các thành viên Chính phủ phân
tích, đánh giá làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân
chủ quan, đồng thời có giải pháp tổng thể để phục hồi,
phát triển thị trường lao động trong cả nước. Trong đó chú
trọng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại các vùng
kinh tế trọng điểm, giải quyết việc làm cho người lao
động của các tỉnh, thành khác trong cả nước khi người lao
động đã về quê.
QH cũng yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh triển khai các gói
hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, đảm bảo cho
mọi người được tiếp cận thuận lợi nhất, nhanh nhất. Đồng
thời tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi tiêu cực, trục
lợi chính sách và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các gói hỗ
trợ thiết thực, khả thi đặt trong tổng thể chương trình phục
Ông cũng cho hay đã có
phương án hỗ trợ theo nhóm
HS...
Không vì vài viên
sạn mà nghi ngờ
cả chủ trương
Về chất lượng SGK, ĐB
Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn)
đề nghị bộ đưa ra ý kiến cũng
như giải pháp khắc phục tình
trạng SGK Tiếng Việt, Khoa
học tự nhiên của Nhà xuất bản
(NXB) Giáo dục Việt Nam
có một số bài học thiếu tính
khoa học, giáo dục.
Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn
KimSơn cho biết sau khi nhận
phản ánh từ dư luận về vấn đề
SGK, hội đồng chuyên môn,
Bộ GD&ĐT đã trao đổi với
các tác giả, điều chỉnh kịp thời
nội dung trước khi sách được
in và chuyển đến tay HS. Về
lâu dài, bộ đang tiến hành điều
chỉnh các quy trình, điều kiện
đảm bảo SGK trong thời gian
tới có chất lượng cao hơn…
Về “lỗi, sạn” trong SGK,
ông Sơn cho biết BộGD&ĐT
đangnghiêncứu sửađổiThông
tư 33 về quy trình biên soạn,
xuất bản SGK. Chủ trương là
không đợi các nhóm tác giả,
các NXB mang các bộ SGK
đến thì tổ chức thẩm định mà
sẽ giám sát, đồng hành ngay
từ đầu. Ông nhấn mạnh tuy là
xã hội hóa nhưng quan điểm
của bộ là không chỉ phó thác
cho cácNXBvà nhóm tác giả.
Bộ trưởngNguyễnKimSơn
cũng cho biết bộ đang nghiên
cứu có thể ghi tên hội đồng
thẩm định vào SGK để tăng
thêmáp lực cho các thầy tham
gia hội đồng... “Cứcómột viên
sạn thì mạng nói rất nhiều và
chúng ta đều biết nhưng trong
đó sản phẩm trí tuệ của hàng
trăm nhà giáo, các nhà khoa
học thì rất ít ai nói đến, liệu
có công bằng không?” - ông
Sơn đặt câu hỏi. “Nghị quyết
88 của Quốc hội là đúng đắn
trong việc đổi mới chương
trình phổ thông…Không chỉ
vì một vài viên sỏi, viên sạn
mà chúng ta nghi ngờ cả một
chủ trương rất lớn của Đảng,
của Quốc hội và của ngành
giáo dục” - ông Sơn nói.
Giơ biển tranh luận, ĐB
Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà
Nẵng) đánh giá phần trả lời
của bộ trưởng “chưa thuyết
phục”. Theo bàThúy, SGKsai
thì HS cũng đã mua, đã học.
Vì vậy, dư luận đang trông
chờ sự giải quyết dứt điểm,
kịp thời, minh bạch, bộ cần
có sự trả lời trước công luận
càng sớm càng tốt...•
Tiêu điểm
Việc phê duyệt SGK là của
nhiệm kỳ trước nhưng trách
nhiệm quản lý nhà nước là
xuyên suốt. Lãnh đạo bộ cần
chỉ đạoNXBGiáodụcViệt Nam
và tập thể tác giả SGK nói trên
giải trình trước công luận. Nếu
có sai sót thì lãnh đạo bộ phải
chỉ đạo sửa chữa, khắc phục,
xử lý theo thẩm quyền.
ĐB
NGUYỄN THỊ KIM THÚY
(Đà Nẵng)
hồi và phát triển kinh tế - xã hội trình cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định…
NHÓM PV