6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu 12-11-2021
Tiêu điểm
VụVNPharma:
Đề nghị truy tố
thứ trưởngBộY tế
TrươngQuốc Cường
Kết luận điều tra bổ sung cho rằng ông Trương Quốc Cường
để xảy ra vi phạm trong thẩmđịnh, xét duyệt hai hồ sơ
thuốc H2K Levofloxacin và H2KCiprofloxacin, gây thiệt hại
50,6 tỉ đồng.
CÙHIỀN
C
ơ quanAn ninh điều tra (ANĐT)
Bộ Công an ngày 11-11 có kết
luận điều tra bổ sung và đề nghị
truy tố 14 bị can vụ án buôn bán
thuốc giả tại VN Pharma, trong đó
có cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương
Quốc Cường - người vừa bị khởi tố
bị can ngày 3-11.
Vi phạm trong thẩm định,
xét duyệt hồ sơ thuốc
Theo đó, Cơ quanANĐTBộCông
an đề nghị truy tố chín bị canNguyễn
MinhHùng, VõMạnh Cường, Phạm
Anh Kiệt, Nguyễn Trí Nhật, Ngô
Anh Quốc, Phan Cẩm Loan, Lê Thị
Vũ Phương, Phạm Quỳnh Trang và
Nguyễn Thị Quyết về tội buôn bán
hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Ba bị can Lê Đình Thanh, Nguyễn
Việt Hùng và Trương Quốc Cường
(thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị truy
tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Hai bị can Nguyễn Thị Thu Thủy,
Phạm Hồng Châu bị đề nghị truy tố
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ.
Cơ quan ANĐT kết luận: Ông
Trương Quốc Cường, với cương vị
cục trưởngCụcQuản lýdược, phóchủ
tịch thường trực Hội đồng xét duyệt
thuốc, có trách nhiệm người đứng
đầu khi để xảy ra vi phạm trong thẩm
định, xét duyệt hai hồ sơ thuốc H2K
Levofloxacin và H2KCiprofloxacin,
gây thiệt hại 50,6 tỉ đồng.
Đối với trách nhiệm trong việc
thẩm định, xét duyệt, cấp số đăng ký
hai thuốc H2K Levofloxacin, H2K
Ciprofloxacin, ngày 5-4-2005, ông
CaoMinhQuang (khi đó làcục trưởng
CụcQuản lý dược, BộYtế) kýQuyết
Cơ quan ANĐT đánh giá
việc ông Trương Quốc
Cường không kịp thời
đình chỉ lưu hành, thu
hồi thuốc cũng có dấu
hiệu chưa làm hết trách
nhiệm với vai trò cục
trưởng Cục Quản lý dược.
Không có thông tin
về việc thuốc Health 2000
là thuốc giả
Theo kết quả xác minh tại Sở Y tế
63 tỉnh, thành thì không có thông
tin về việc thuốc mang nhãn mác
Health 2000 là thuốc giả, thuốc kém
chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dùng.
Kết quả kiểm nghiệm đối với 3/7
thuốcmangnhãnmácHealth2000gồm
H2K Levofloxacin, H2K Ciprofloxacin,
Kaderox-250 tại Viện Kiểm nghiệm
thuốctrungươngvàViệnKiểmnghiệm
thuốc TP.HCM đều xác định đạt chất
lượng theo tiêu chuẩn.
Ông Trương Quốc Cường thừa nhận trách nhiệm
Cơ quan ANĐT đánh giá: Quá trình điều tra, ông Trương Quốc Cường
có thái độ hợp tác, thành khẩn khai báo, thừa nhận trách nhiệm là người
đứng đầu khi để xảy ra các sai phạm tại Cục Quản lý dược.
Bản thân ông Cường có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công
tác tại BộY tế và được tặng nhiều huân chương, huy chương và bằng khen,
gia đình có công với cách mạng. Cơ quan ANĐT đề nghị VKSND Tối cao
và tòa án xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp
luật đối với bị can trong quá trình truy tố, xét xử.
định63banhànhdanhsáchchuyêngia
thẩm định hồ sơ đăng ký và quy chế
hoạt động của chuyên gia thẩm định
kèm theo Quy chế 63, quy định mỗi
nhóm chuyên gia thẩm định có một
nhóm trưởng phụ trách. Tuy nhiên,
năm 2006-2007, ông Quang không
thực hiện quy định này.
Ngày 15-5-2007, bộ trưởng Bộ
Y tế ký Quyết định 1753 ban hành
quy chế hoạt động của Hội đồng xét
duyệt thuốc.
Ngày 12-6-2007, ông Cao Minh
Quang ký ban hành quy trình chuẩn
bị hồ sơ đăng ký thuốc để đưa ra thẩm
địnhvà xử lýbiênbản, khôngnêuquy
định về nhóm trưởng nhóm chuyên
gia thẩm định.
Tuy có các văn bản mới ban hành,
Quy chế 63 của Cục Quản lý dược
chưa bị bãi bỏ nên việc ông Trương
QuốcCường không phân công nhóm
trưởng nhóm chuyên gia thời điểm
2009-2010 là không đúng quy định
nêu tại Quy chế 63.
Hồ sơ xin cấp số đăng ký hai thuốc
H2KLevofloxacinvàH2KCiprofloxacin
mang nhãn mác Health 2000 không
đảm bảo về mặt pháp lý. Chuyên gia
thẩmđịnhTiểu ban pháp chếNguyễn
Thị Thu Thủy đã tự ý thẩm định lại
hồ sơ, đề nghị cấp số đăng ký không
đúng quy định, trong khi Tiểu ban
pháp chế đã đánh giá hồ sơ thuốc
không đạt yêu cầu.
Theo Quy chế 1753, trách nhiệm
kiểm tra, rà soát ý kiến đánh giá của
chuyên gia thẩm định được giao cho
bà Phạm Hồng Châu (trưởng Phòng
Đăng ký thuốc, thư ký Hội đồng xét
duyệt) vàôngNguyễnViệtHùng (phó
cục trưởng Cục Quản lý dược, phó
chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc).
Ông Hùng và bà Châu đã thiếu
trách nhiệm, không kiểm tra, rà soát
biên bản thẩm định nên không phát
hiện sai phạmcủa chuyêngiaNguyễn
Thị Thu Thủy.
Cơ quan ANĐT cho rằng hành vi
sai phạm của ông Cao Minh Quang
có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng, đề nghị
VKSNDTối cao xem xét, xử lý theo
quy định pháp luật.
Chưa làm hết trách nhiệm
của người đứng đầu
Cơ quan ANĐT đánh giá: Mặc dù
quy định pháp luật còn bất cập nhưng
việc ông Cường không kịp thời đình
chỉ lưuhành, thuhồi thuốccũngcódấu
hiệu chưa làmhết trách nhiệmvới vai
tròcụctrưởngCụcQuảnlýdược,để4/7
loạithuốcmangnhãnmácHealth2000
tiếp tục được sửdụng điều trị, tổng giá
trị trên 3,7 tỉ đồng (năm 2014-2015).
Theo kết luận điều tra bổ sung, năm
2014, CụcQuản lýdược chủđộngxác
minhvề các công tydược củaCanada,
trongđócóHealth2000, bằngcácbiện
phápcụ thểnhư:Gửi côngvănđếnĐại
sứquánCanada tạiViệtNamxácminh
thôngtinvềcáccôngtydượccủaCanada
hoạt độngvề thuốc tạiViệtNam, trong
đó có Công ty Helix Pharmaceuticals
Inc và Health 2000.
Ngày29-9-2014,CụcQuản lýdược
nhậnđượcemailtrảlờicủaTổnglãnhsự
quánCanada. CụcQuản lý dược đánh
giá do email không có họ tên, chức vụ
người gửi, không có dấu của đơn vị
phía Canada nên chưa có căn cứ pháp
lý để đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc
mang nhãn mác Health 2000.
Ngày5-10-2014, ôngTrươngQuốc
Cường chỉ đạoCụcQuản lý dược liên
hệ qua email đề nghị phía Canada trả
lời chính thức bằng văn bản.
Trong khi chờ có kết quả xácminh,
căn cứThông tư 47/2010 của BộYtế,
CụcQuảnlýdượcgửicôngvănđềnghị
Tổng cục Hải quan tạm ngừng nhập
khẩu các sản phẩm của Health 2000.
Ngày13-11-2014,CụcQuảnlýdược
có văn bản gửi CụcAn ninh chính trị
nội bộ (BộCông an) đề nghị phối hợp
xác minh thông tin về Health 2000.
Ngày21-11-2014,CụcAnninhchính
trị nội bộ (Bộ Công an) có công văn
gửi Cục Quản lý dược nêu “Quá trình
điều traphát hiệnhoạt độngnhậpkhẩu
thuốcHealth2000códấuhiệusaiphạm
tương tự như thuốc của Helix” và đề
nghị cung cấp tài liệu để phục vụ xác
minh, làm rõ.
Đến năm 2019, sau khi có kết quả
tương trợ tưphápcủaCanadaxácđịnh
Health2000khôngcónhàmáysảnxuất
thuốc tại Canada, Cơ quanANĐTBộ
Công an mới có cơ sở khởi tố vụ án
buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh
mang nhãnmác Health 2000 Canada.
Quy định của pháp luật về lĩnh vực
dược và quy định của Bộ Y tế về các
trường hợp cần phải thu hồi thời điểm
năm 2014 còn nhiều bất cập. Bộ Y tế
xác định căn cứ Luật Dược năm2005
và Thông tư 09/2010 của Bộ Y tế thì
chưa đủ căn cứ để Cục Quản lý dược
đình chỉ lưu hành, thu hồi các thuốc
mangnhãnmácHealth2000 thời điểm
năm 2014.
Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ
Công an) xác định công văn ngày
21-11-2014 nêu trên chỉ là văn bản
cung cấp tài liệu phục vụ công tác xác
minh, chứ không phải văn bản thông
báothuốccủaHealth2000làthuốcgiả,
thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn
gốc, xuất xứ.•
TANDCấp caoTP.HCMvừa thụ lý xử lại vụ anh emĐặng
TrầnHoàng và ĐặngThị Ngọc Lan sử dụng trái phép tài sản.
Xử sơ thẩm, TANDTP.HCMphạt Hoàng nămnămchín tháng
28 ngày tù và Lan hai năm tù nhưng cho hưởng án treo. Sau đó,
TANDCấp cao tại TP.HCMhủy án để điều tra lại. Bản án này
bị chánh ánTANDTối cao kháng nghị, đề nghị hủy án và được
chấp nhận. Theo hồ sơ, năm2009, Hoàng gặp và giới thiệu với
ôngNguyễnTrường Sơn là Công tyGia Hòa củamình có nguồn
phân bón để bán. Đồng thời, Hoàng còn giới thiệu đầu ra là Công
tyNgọc Lanmua lại cho ông Sơn với giá cao hơn.
Hoàng đưa ông Sơn đi xemhàng tại các kho cảng, bến bãi. Sau
khi ký 14 hợp đồngmua bán, nhận được tiền ông Sơn chuyển,
Hoàng thực hiện việcmua bán khống giữa hai công ty doHoàng
lập ra là Công tyGia Hòa và Công tyNgọc Lan.
Hoàng lấy tiền của ông Sơn ở hợp đồng sau trả cho hợp đồng
trước, tạo cho ông lãi giả gần 3,5 tỉ đồng. Ông Sơn tiếp tục ký bốn
hợp đồng và chuyển choHoàng 25 tỉ đồng. Nhận tiền, Hoàng
không sử dụng vào kinh doanh phân bón như thỏa thuậnmà dùng
3,5 tỉ đồng xây nhà, mua đất, ô tô. Hoàng giao emgái đứng tên
làmgiámđốc Công tyNgọc Lan ký các hợp đồng, hóa đơn để
Hoàng nhận khoản tiền đầu tư nói trên từ ông Sơn.
Quyết định giámđốc thẩmnêu án phúc thẩm tuyên hủy án với
hàng loạt lý do không cần thiết.
Cụ thể, án phúc thẩmnêu “cần làm rõ các hợp đồngmua bán
có phải chỉ là hình thức nhằmche giấumột giao dịch khác hay
không và số tiền thiệt hại từ việcmua bán trái phép hóa đơn” là
không cần thiết. Qua tố cáo và quá trình điều tra xác định công ty
của ông Sơn bị xâmhại. Còn hành vi mua bán hóa đơn (nếu có)
sẽ xâmphạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế là khách
thể hoàn toàn độc lập với hành vi bị truy tố của Hoàng, không ảnh
hưởng tới việc giải quyết toàn diện vụ án.
Ngoài ra, cấp giámđốc thẩmcũng chỉ ra nhiều lý do hủy án
không cần thiết khác của cấp phúc thẩm.
HOÀNGYẾN
Tòa dưới tuyên hủy án, tòa trên tuyên hủy chính bản án này
Phiên tòa xử vụ VN Pharma
(ảnh lớn)
và cựu thứ trưởng
Bộ Y tế TrươngQuốc Cường
(ảnh nhỏ)
.
Ảnh: HOÀNGGIANG - TTXVN