5
Thời sự -
ThứSáu12-11-2021
TÁ LÂM
C
hiều 11-11, Bí thưThành
ủyTP.HCMNguyễnVăn
Nên dẫn đầu đoàn công
tác đã đến kiểm tra một số
doanh nghiệp (DN) thuộc Ban
quản lý Khu chế xuất và công
nghiệp TP.HCM (Hepza).
Nhiều doanh nghiệp
lao động quay lại
làm việc đạt 100%
Báo cáo tại buổi làm việc,
ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng
Ban Hepza, cho biết đến thời
điểmhiện nay đã có 1.355DN
hoạt động lại (chiếm 96% so
với 1.412 DN hoạt động khi
chưa có dịch). Các DN đang
trên đà phục hồi với các tín
hiệu tích cực, nhiều DN có tỉ
lệ lao động quay lại làm việc
đạt gần 100%. Hiện số lượng
lao động làm việc trong các
DN là 230.528 người, đạt
80% tổng số lao động trong
điều kiện bình thường.
TheoôngHưng,cácDNđang
thíchứng dần với việc sản xuất
trong điều kiện phòng chống
dịch. Nhiều nhà máy tăng tốc
hoạt động hết công suất, đáp
ứng nguồn cung ứng hàng hóa
và giải quyết đơn hàng cho
đối tác trong và ngoài nước…
Về tình hình dịch, từ đầu
dịch đến ngày 9-11, tại các
khu công nghiệp và khu chế
xuất (KCN-KCX) có 8.136 ca
mắc COVID-19, tại 431 DN.
Tuy nhiên, từ sau ngày 1-10,
đa số ca F0 khi phát hiện đều
đang trong quá trình làm việc
bình thường, không có triệu
chứng hoặc có triệu chứng
nhẹ do đã được tiêm hai mũi
vaccine nên ít ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động và
kế hoạch sản xuất của DN.
Tuy nhiên, những hạn chế
được ôngHưng nêu ra là trước
Bí thư Nguyễn
Văn Nên cho biết
TP.HCM luôn sẵn
sàng đồng hành với
các DN trong giai
đoạn tới, sát cánh để
vượt qua khó khăn.
TP.HCM sát cánh
cùng doanh nghiệp
vượt qua khó khăn
Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễn VănNên đề nghị Ban quản lý
Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCMcần có sự chuẩn bị lâu dài
cho việc sống chung với dịch COVID-19.
khi chưa có hướng dẫn của
SởY tế về xử lý F0 trong tình
hìnhmới. Từ đó, có lúc DN bị
lúng túng trong xử lý. Cạnh
đó là chưa có sự đồng bộ và
thống nhất chung về trình tự
xử lý ca nhiễm giữa các địa
phương. Các DN trong KCX-
KCN có phương án phòng
chống dịch chưa đồng đều.
Cần ràng buộc trách
nhiệm của doanh
nghiệp với công
nhân bị nhiễm
Sau khi lắng nghe báo cáo,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Văn Nên cho rằng
Hepza phải có sự điều chỉnh
hành vi thích ứng phù hợp với
tình hình mới để khi gặp khó
khăn thì không bị lúng túng
và có thể tự kiểm soát, xử lý
khi không may có ca nhiễm.
Ông đề nghị Hepza tính toán
cách quản lý dựa trên đặc
điểm của lực lượng lao động
để sống thích ứng với dịch.
Theo ông Nên, hiện có tình
trạng một số DN khi công
nhân bị nhiễm thì họ muốn
thoái thác trách nhiệmnhư thu
dung, quản lý sơ sài để công
nhân tự ra khỏi khu cách ly
về địa phương. Do vậy, ông
yêu cầu cần khắc phục, Hepza
phải quy định rõ ràng quy
trình xử lý khi phát hiện F0.
Để làm được điều này phải
quản lý bằng công nghệ, mà
điều này KCN-KCX có lợi
thế về công nghệ cần phát
huy để kiểm soát F0 chặt chẽ.
Bí thư Thành ủy cũng nhấn
mạnh đến việc Hepza cần có
sự chuẩn bị lâu dài cho giai
đoạn thích ứng hiện nay; cần
huy động sức mạnh tổng hợp,
nguồn lực từchínhKCN-KCX,
chuẩn bị kịch bản ứng phó
khi cần thiết.
Người đứng đầu Đảng bộ
TP.HCM cũng chia sẻ với
những tổn thất mà DN gánh
chịu do ảnh hưởng của dịch
bệnh. Ông cho biết TP.HCM
luôn sẵn sàng đồng hành, sát
cánh với các DN trong giai
đoạn tới đểvượt quakhókhăn.•
Bí thư Thành ủy Nguyễn VănNên đang trao đổi với đại diện các doanh nghiệp thuộc Ban quản lý
Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM. Ảnh: PHƯƠNGTHÙY
Mưa lớngây sạt lở ở
KhánhHòavàPhúYên
Các địa phương đang khắc phục hậu quả
domưa lớn, sạt lở gây ra.
Chiều 11-11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Khánh Hòa
cho biết trong hai ngày 10 và 11-11, trên địa bàn tỉnh
có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến
80-100 mm, riêng huyện Cam Lâm 180 mm, huyện
Khánh Vĩnh 170 mm. Dự báo những ngày tiếp theo
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục có mưa to
đến rất to, dẫn đến nguy cơ sạt lở, ngập sâu tại nhiều
khu vực.
Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa,
mưa lớn làm mực nước tại các sông trên địa bàn tỉnh
bắt đầu dâng cao trong đêm 11 và ngày 12-11, ở mức
báo động 2. Toàn tỉnh Khánh Hòa có 31 hồ chứa nước
(28 hồ chứa thủy lợi, ba hồ chứa thủy điện), hiện nay
tổng dung tích các hồ chứa là 197,16 triệu m
3
.
Hiện một số hồ chứa đã bắt đầu điều tiết để hạ
thấp mực nước, chủ động đón lũ trong những ngày
tới. Toàn tỉnh có sáu vị trí nguy cơ sạt lở cao với
tổng số 1.362 hộ/5.070 người. Các địa phương đã
thông báo đến người dân tại các nơi có nguy cơ sạt
lở, chuẩn bị sơ tán người dân khi cần thiết.
Đến chiều 11-11, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
có nhiều địa điểm bị ngập sâu, ảnh hưởng đến
việc lưu thông của người dân. Đường tỉnh lộ 2 (tại
Km18+650) thuộc xã Sông Cầu (huyện Khánh Vĩnh)
nước ngập 0,5 m. Chính quyền địa phương cắt cử
người canh gác không cho người dân, xe qua lại để
đảm bảo an toàn. Mưa lớn làm ngập sâu tại đường
2/4, Nguyễn Tất Thành (TP Nha Trang). Ngập cục
bộ tại các xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái, Vĩnh Phương
(TP Nha Trang).
Mưa lớn làm khoảng 9.000 m
3
đất, đá sạt lở làm
ách tắc quốc lộ 27C (tại Km41+300) thuộc xã Sơn
Thái (huyện Khánh Vĩnh), gây ách tắc giao thông
giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Cuối giờ
chiều 11-11, Chi cục Quản lý đường bộ III cho biết
đang khẩn trương phối hợp với nhà thầu xây dựng
tập trung nhân lực, máy móc khắc phục sạt lở, giải
phóng mặt đường quốc lộ 27C để các xe lưu thông.
Chiều cùng ngày, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
Phú Yên cho biết từ 19 giờ ngày 9 đến 6 giờ ngày
11-11, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, lượng
mưa phổ biến 57-207,6 mm. Từ sáng 11-11, các hồ
thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông HNăng, La
Hiêng bắt đầu xả tràn để chủ động đón lũ. Nước trên
sông Ba bắt đầu dâng cao, ngập một số khu vực. Mưa
lớn dẫn đến Phú Yên có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và
ngập úng cục bộ cao tại huyện Sông Hinh; thị xã Sông
Cầu, các huyện Tây Hòa, Sơn Hòa. Cảnh báo cấp độ
rủi ro thiên tai cấp 2 tại Phú Yên.
CÔNG NGUYỄN - TẤN LỘC
Lượng bùn đất lớn sạt lở chắn ngang quốc lộ 27C.
Ngày 11-11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh
Đức và các đại biểu HĐNDTP.HCM đơn vị số 5 có buổi tiếp
xúc cử tri quận 3. Tại buổi tiếp xúc, cử tri phường 4, quận
3 hoan nghênh những giải pháp, quyết sách của TP trong
công tác phòng chống dịch, đồng thời cũng bày tỏ những lo
lắng về tình hình số ca F0 đang tăng trở lại.
Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các cử tri, ông Dương
Anh Đức bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn của người
dân trong dịch bệnh. “Đây là lần đầu tiên trong quá trình
phát triển kinh tế của TP (năm 2021) ghi nhận tăng trưởng
âm, cũng là điều mà chính quyền TP luôn trăn trở và sẽ tìm
cách khắc phục. Câu “chưa từng có” đã phải sử dụng nhiều
lần để diễn tả về đợt dịch này, bởi có nhiều hậu quả mà
chúng ta không thể lường trước được” - ông Đức nói.
Theo ông Đức, TP hiện tại đã tạm thời khống chế được
dịch bệnh, các hoạt động cơ bản đã được khôi phục, người
dân hầu hết đã được tiêm đủ hai mũi, tuy nhiên không
được lơ là trong công tác phòng chống dịch.
“Tuy chúng ta là địa phương có độ phủ vaccine nhanh
và sớm nhất nhưng bà con phải luôn giữ và đề cao cảnh
giác trong quá trình khôi phục lại trạng thái bình thường
mới. Tuyệt đối không được lơ là các biện pháp phòng
chống dịch, không tự biến bản thân mình thành những
nguồn lây làm tác động xấu đến người xung quanh” - Phó
Chủ tịch UBND TP nói và cho biết hiện tại trung tâm y tế
các quận luôn sẵn sàng tiếp nhận người đến tiêm vaccine,
không phân biệt thường trú hay tạm trú.
PHAN NHUNG
Không được lơ là, thiếu cảnh giác trong bình thường mới
Đề xuất xây dựng nhà lưu trú
cho công nhân
Tại buổi làmviệc, Trưởng Ban Hepza Hứa Quốc Hưng cho
biết hiện KCX-KCN thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh, do đó
nhu cầu về chỗ ở cho người lao động là rất lớn. Để sớmgiải
quyết nhu cầu về nhà lưu trú cho công nhân, ông Hưng đề
xuất xây dựng tạm nhà lưu trú cho công nhân.
Về vấnđềnày, PhóChủ tịchUBNDTP.HCMDươngAnhĐức
cho biết trong ngắn hạn, TP.HCM sẽ có giải pháp để công
nhân có điều kiện sống an toàn hơn. Về giải pháp dài hạn
sẽ chọn nhà đầu tư xây dựng khu lưu trú cho công nhân.