270-2016 - page 14

14
THỨNĂM
6-10-2016
Phóng sự - Chuyên đề
TạiV-League2016,nhữngvòngđấutrongmùaEuro(13,14,
15) có tỉ sốbất thườngvàđaphần là“nổ tài”.Thếnhưngđại
diệnVFFđãxem sựbất thườngđấy là…bình thường. Sang
đếnvòng16,nhiềungườiđãtẩychaykhôngđếnsânđểtránh
phải chứng kiếnnhững trậnđá cuội nhưng cácquan chức
vẫngồng lênnói là“Khôngcógìđâu!Giải vẫnbình thường”.
NHÓMPVTHỂTHAO
V
-League là sảnphẩm của giải vôđịchquốc gia từhồi
bao cấp chuyển sang tự hạch toán rồi bước thẳng lên
chuyên nghiệp. Để chuẩn bị choV-League, từ nhiệm
kỳ IIVFF (đầunhữngnăm1990), cácđoànnghiêncứucủa
bóng đáViệt Nam đã cử nhiều phái đoàn đi học hỏi kinh
nghiệm các nước.
Học vàhành
Đầu tiên làhọcMalaysiakhi quốcgianày cònđang tập
tễnh với giải Semi Pro (bán chuyên nghiệp). “Khóa học”
sớm này bị gãy khiMalaysia năm 1994 phải đối đầu với
nạn bán độ lịch sử khiến hơn 150 cầu thủ bị treo giò và
đày ra đảo. Sau đó, VFF chuyển hướng sangHànQuốc,
Trung Quốc và cả Nhật Bản, trong đómô hình của Hàn
Quốc được chú ý rất nhiều. Quốc gia này khởi điểm giải
chuyên nghiệp (K-League) với chỉ sáu đội bóng được đỡ
đầubởi sáu tậpđoànmạnhhàngđầuHànQuốc.Nhưngkế
hoạch làm chuyên nghiệp giốngHànQuốc nhanh chóng
trôi vào quên lãng bởi tính địa phương của các đội bóng
tồn tại từ thời bao cấp lấn át hết tất cả và bầu sữa nuôi
bóng đá vẫn chủ yếu là tiền từNhà nước.
Đến năm 2000, nhờ “bàmối” Strata (Công ty Tiếp thị
Thể thao quốc tế có văn phòng chính đặt ởAnh), những
nhàđiềuhànhVFFnhiệmkỳ IIIquyết địnhphải lênchuyên
nghiệp, phải cóV-League bởi đó là tiền đề phát triển của
một nền bóng đá chuyên nghiệp. VàVFF động viên các
CLB, động viên các địa phương làm chuyên nghiệp theo
kiểu “cứ đi rồi thành đường”.
Mùa đầu tiên mang tên Strata V-League 2000-2001,
tất cả 10 đội chuyên nghiệp mặc chung một áo có dòng
chữHighlandsCoffee trước ngực vàSymaster ở lưng áo.
Mùa giải mà bình luận viên Long Vũ đã hài hước bình
trên VTV như sau: “Cầu thủ Symaster đỏ số 4 chuyền
cho Symaster đỏ số 9 đi bóng qua hai hậu vệ Symaster
vàng rồi sút tung lưới đội Symaster vàng. Kết quả 1-0
tạm nghiêng về đội Symaster đỏ”...
Mùa bóngđấymỗi đội thi đấunhận3 tỉ đồng từnhà tài
trợ cộng với kinh phí của địa phương cấp gói ghém cũng
đủ chomộtmùa giải chưa có chuyển nhượng cầu thủ nội
mà chỉ mua cầu thủ ngoại. Để giải quyết chuyện ngoại
binh, không ít đội thuê cả “Tây balô” biết đá bóng ở khu
PhạmNgũ Lão - Bùi Viện, quận 1, TP.HCM về thi đấu.
Nhưng đội bóng đầu tiên của Việt Nam thuộc sở hữu
doanhnghiệp theomôhình chuyênnghiệp lại làmột đội ở
hạngNhất.Đó là độiGiaLai khi ấyđược tỉnh chấp thuận
chokết hợpvớiXí nghiệp tưnhânHoàngAnhPleiku (tiền
thân củaTậpđoànHAGiaLai).Ngay trongbuổi họpvới
tỉnh, bầuĐứckhi ấyđứng lên tuyênbố thẳng: “Chúng tôi
lànhàđầu tư chứkhôngphải nhà tài trợ chođội bóngnên
đề nghị tỉnh giao hẳn đội bóng để chúng tôi đầu tư”. Và
sự quyết liệt của bầuĐức khi ấy đã có tác dụng khi tỉnh
sẵn sàng bật đèn xanh giao hẳn đội Gia Lai của tỉnh cho
bầuĐức điều hành và quản lý và đổi tên làHAGia Lai.
Sau cú đột phá trên, tỉnhLongAn cũngmạnh dạn giao
đội bóng cho bầuThắng sở hữu lấy tênĐồngTâmLong
An rồi tiếp theo là Hà NộiACB của bầuKiên, Hòa Phát
của bầu Long, HàNội T&T của bầuHiển...
Những cỗmáy tiêu tiền
Nhưng từ tiền đề làm chuyên nghiệp theo kiểu “cứ đi
rồi thànhđường”, qua cácmùa giải, thayvì nâng cấp làm
mới đường thì những nhà điều hành lại cứ chấp nhận lối
mòn trong cái vỏ bọc chuyên nghiệp. Nhiều CLB được
biến thành cỗmáy tiêu tiền và là công cụ để “giải ngân”
trong khi phần chính là chất lượng, là quy chuẩn chuyên
nghiệp thì chỉ qua loa, hời hợt.Điểnhình cả 14CLBhiện
naymới chỉHAGiaLai có sân riêng thực thụ, còn lại đều
phải đi thuê. Ngay cả việc buộcmột CLB chuyên nghiệp
phải đứng dưới “màu áo” củamột công ty cổ phần bóng
đá chuyên nghiệp cũng chỉ là lớp vỏ hình thức bởi chưa
một công ty,mộtCLB chuyênnghiệpnào tựhạch toán, tự
nuôi sốngCLBmình bằng tiền làm ra từ bóng đá nhưng
mỗi mùa vẫn phải tiêu tốn từ 40 tỉ đến 70 tỉ đồng.
Có những ông chủ đầu tư cho CLB bóng đá của địa
phương để đổi lại được khai thác quặng, được đất vàng,
được dự án và được những quyền lợi ưu ái từ địa phương
đấy. Có những ông chủ nhậnmột CLB chuyên nghiệp vì
tỉnhđặccáchchocông tycủamìnhkhai thác toànbộ tuyến
quốc lộcắt ngang tỉnh, từ thuquảngcáongoài trời đếncác
trạm thu phí và cả bất động sảnmọc lên từ các dự án cho
công ty đó. Và sự bền vững của các CLB đấy cũng chính
làphần làm ănđược của cácông chủvới nhữnghoạt động
ngoài bóng đá.
Cònvới cácCLBănđong từngmùanhưKiênLongBank
-KiênGiang trướcđâyhayĐồngTháp,LongAnhiện tại...
lại sống bằngmột phần trợ cấp từ ngân sách địa phương
(khôngđúngvới tinh thần chuyênnghiệp) và phần còn lại
là bầu sữa của những doanh nghiệp được địa phương chỉ
đạophải có tráchnhiệmvới đội bóngnhưmột dạngnghĩa
vụ. Kết quả là những đội bóng nàymỗi mùa chỉ lo tồn tại
đã hụt hơi thì làm sao nói đến những quy chuẩn chuyên
nghiệp tiếp theo như tuyến trẻ và các điều kiện cần và đủ.
Sống chung với lũ
16năm làmchuyênnghiệp,VFF luônxácđịnhV-League
là nền tảng của đội tuyển. Nhưng khi nói đến chất lượng
V-League thì giới chuyênmôn lại đang trăn trởvới những
căn bệnh chưa có thuốc chữa. Mùa 2016 nổi cộm nhất
là vấn đề trọng tài nhưng vấn đề này nằm ngoài tầm tay
Công tyCổphầnBóngđá chuyênnghiệpViệtNam (VPF)
bởi nó thuộc phạm vi quản lý củaVFF.
Các đội than phiền công tác trọng tài nhưng vì sao đại
diện các đội trong Ban chấp hànhVFF lúc bỏ phiếu thì
đa phần lại muốn giữ ghế cho ôngTrưởng banTrọng tài
NguyễnVănMùi? Vấn đề mà ai cũng biết đó là không
phải ở năng lực ông Mùi mà là ông nào ngồi vào đấy
cũng thế. Đơn giản vì ông trưởng ban trọng tài không
có quyền quyết định những
vấn đề thuộc về trọng tài
như các quốc gia khác, mà
chỉ là người hợp thức hóa
những quyết định của cấp
trên ở VFF. Và nguy hiểm
hơn là ở ban trọng tài luôn
nắm quy luật bất thành văn
đó làphải hiểuvàđiềuhành
kiểu làm hài lòng cấp trên
thì mới tồn tại.
Cứ lấy một dẫn chứng thật đơn giản đó là các trọng
tài FIFAViệt Nam đi làm nhiệm vụ ở các giải quốc tế
đều để lại ấn tượng tốt cùng nhận xét tốt về chuyênmôn.
Nhưng khi về vớimôi trường “ao nhà” thì gãy hàng loạt.
Mùa 2016 này danh sách trọng tài xuất sắc đã không có
tên 11 trọng tài đạt chuẩn FIFA đa phần vì tư tưởng lấn
át chuyênmôn.
V-League rõ ràngkhôngkhắc nghiệt nhưThai-League,
S-LeaguehayM-Leaguevànhữnggiải quốc tếkhácnhưng
nóvòngvovới nhiềudấu chấm thanmàphần chuyênmôn
trở nên thứ yếu. Điều này càng rõ hơn với phát biểu của
nguyên Thứ trưởng BộVH-TT&DLNguyễn Danh Thái
(từng là chủnhiệmỦybanTDTT): “Tại sao ai cũng thích
nắm trọng tài? Đơn giản vì nắm trọng tài là nắm được
cuộc chơi và làm chủ cuộc chơi!”.
16năm làm chuyênnghiệp, đếnkhi xinnghỉ không làm
giámđốckỹ thuậtCLBHAGiaLai nữa, ôngNguyễnVăn
VinhđãkhuyênbầuĐức rằng: “Anh từngnói làmbóngđá
Việt Nam phải chấp nhận sống chung với lũ còn tôi thì lại
khuyên thêm làsốngvới lũnhưngphảibiếtđắpđê làmđập”.
Và không biết việc bầuĐức khi lên đến vị trí phó chủ
tịchVFF rồimàcó lúcbuồnchánnói rằng“Tôi khôngquan
tâm đến bóng đá!” thì có phải vì ông đã chịu thua lũ?■
Tuổi16,bóngđáchuyênnghiệpViệtNamvẫnchưacómộtCLBchuyênnghiệp
đúngnghĩa.Thậmchícóđộivẫnănđongtừngmùa,vẫnnợlươngcầuthủ.
16nămchuyênnghiệp,
bóngđáViệtNam
thuhoạchgì?
NhiềuCLBđượcbiến
thànhcỗmáytiêutiềnvà
làcôngcụđể“giảingân”
trongkhiphầnchính là
chất lượng, làquychuẩn
chuyênnghiệpthìchỉqua
loa,hờihợt.
SLNghệAn
vôđịchmùađầu
tiênV-League
2000-2001.
HàNộiT&T
vôđịchmùa
V-Leaguethứ16
-2016.
Ảnh:XUÂNHUY
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook