CHỦNHẬT 15-10-2017
2
TUẦN THỜI SỰ
Nếu tinhgọnvàsápnhậpbộmáy thì tạo ranhiềucơhội chungchosựphát triểnđấtnước.Ảnhminhhọa:HTD
Dânkhôngmuốn
ècổnuôibộmáy
cồngkềnh
Người dân phản ứng ngày càng gay gắt hơn về tình trạng bộmáy vừa
cồng kềnh vừa kém hiệu quả. Đơn giản là dân khôngmuốn è cổ ra
đóng thuế để nuôi một bộmáy cồng kềnh nữa.
thực hiện
CHÂNLUẬN
M
ột trong những
vấnđềđượcquan
tâm tạiHội nghị
Trung ương 6
vừa qua là chủ
trương “xây dựng tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu
lực”. Những định hướng cụ thể
đã đượcTrung ương 6 thảo luận
và rất có thể sẽ có luồnggiómới
cho cải cách.
Về vấn đề này,
Pháp Luật
TP.HCM
đã traođổivớiTSNguyễn
SĩDũng, nguyênPhóChủnhiệm
Văn phòngQuốc hội.
Không khuyến khích
thay đổi
.
Phóng viên:
Thưa ông, nếu
nhìn về lịch sử thì 18 năm trước,
Hội nghị Trungương7 khóaVIII
năm 1999 đã bàn tới vấn đề tổ
chức bộmáy. Sau đó, nghị quyết
TSNguyễnSĩDũng:
Việcsápnhậpkhônghiệu
quảcũnggiống tình trạngmộtcửanhưngvẫn
nhiềubàn,bộmáyvẫn to lớn, cồngkềnh.Mọi
chuyệnvẫnđầyphức tạp, khókhăn.
“Chúngtakhôngcó
đủtiềnvàkhôngthể
vaythêmtiềnđểnuôi
mộtbộmáyngày
càngtrởnênkhổng lồ
vàhamhố.”
TS
NGUYỄNSĨDŨNG
đượcbanhành vàquả thựcđã có
những chuyển biến, kết quả, tuy
còn chậm chạp và phần nào đó
chưa đúng kỳ vọng. Theo ông, vì
sao lại như vậy?
+
TS
NguyễnSĩDũng:
Nguyên
nhâncónhiềunhưngcó lẽnguyên
nhâncơbảnnhất làhệ thốngkhuyến
khíchđãkhông thayđổi.Vớimột
hệ thống khuyến khích vẫn vận
hành như cũ thì xu thế phình to
bộmáy sẽ khó được khắc phục.
Chúng ta có thể hiểu thế này:
Nếu bộ máy càng phình to thì
càng cóquyềnvà càng có lợi.Hệ
quả của điều này là không ai có
động lực để cắt giảm bộmáy cả.
Tất nhiên, chúng tacó thểnói đến
cả những nguyên nhân liên quan
đến chất lượng chính sách, năng
lực thể chếhóa, năng lực thực thi
pháp luật vàhệ thốngchếđộ trách
nhiệm.Nói thế thì cóvẻnhưmọi
thứ đều có vấn đề.
. Dù sao thì vấn đề cắt giảm,
sápnhập trongbộmáy thời đóđã
khiến bộ máy ít nhiều giảm bớt
sựcồngkềnh. Theoông, động lực
nàokhiếnTrungương7khóaVIII
lại phải đề cập và thảo luận kỹ
tới vấn đề tổ chức bộ máy? Và
chúng ta nên gọi đó là động lực
hay áp lực?
+ Tôi nghĩ động lực tất nhiên
là để có được sự chính danh, để
nhậnđượcsự tincậycủanhândân.
Tuynhiên, áp lực của cải cáchvà
đổi mới cũng rất lớn.
Sáp nhập: Ít bộ
nhưng lại nhiều
cục và tổng cục
. Nhìn nhận lại chúng ta thấy
rằng: Sau hội nghị đó, vấn đề tổ
chức bộ máy có những chuyển
biến lớn, nhưBộCôngnghiệp,Bộ
Thương mại sáp nhập với nhau.
Đếngiai đoạn saunày thì bộmáy
tổ chức lại phình ra theo cách
khác.Vì sao lại có tình trạngnày?
+ Việc nhập các bộ để hình
thànhmột sốbộvới chứcnăngvà
quyềnhạnđồ sộnhưBộThương
mại và Công nghiệp quả thực là
một cố gắng. Đầumối các bộ rõ
ràngđãgiảm.Tuynhiên, nhập lại
màcơchếquản lývẫnkhông thay
đổi thì hậu quả là ít bộ nhưng lại
nhiều cục và tổng cục.
. Vì sao lại có tình trạng này,
thưa ông?
+Thì như tôi đã nói ở trên, hệ
thống khuyến khích đã không
thayđổi saumỗi cốgắngcải cách.
Hiệuứng “aobèophủkín trở lại”
làm chomọi chuyện vẫn lại như
xưa. Bèo không chỉ phủ kín trở
lại mà còn đẻ ra vô số bèo con,
bèocháu.Theoquy luật tựnhiên,
mọi thiết chế sau khi được thành
lập đều có xu hướng phình to ra
nếu chúng ta không cóđượcmột
cơ chế giám sát hiệu quả.
Rõ ràng cơ chế giám sát của
chúng ta đang có vấn đề. Tuy
nhiên, vấn đề lớn hơn có lẽ là xu
hướng quá dễ dãi trong việc đẻ
ra vô số các thiết chế “trên trời,
dưới đất”.Đểcắt giảmbộmáy thì
quan trọngnhất làđừng làm thay
thị trường, đừng làm thay doanh
nghiệp, đừng làm thayngười dân.
Ngân sách không đủ
để nuôi bộmáy
. Trung ương 6 khóa XII cũng
vừa bàn tới vấn đề tổ chức bộ
máy. Đã có những việc cụ thể
như dừng hoạt động ba ban chỉ
đạo, rồi những hướng sáp nhập
các cơquanĐảng vàChínhphủ,
mặt trận… Theo ông, động lực
hay áp lực nào khiến vấn đề này
được đưa ra thảo luận tại Trung
ương 6?
+ Tôi nghĩ động lực vẫn là để
có được sự chính danh, để nhận
được sự tincậycủanhândân.Tuy
nhiên, trong trườnghợpnàyđộng
lực chưa chắcđã lớnbằng áp lực.
Áp lực lớn nhất ở đây là tình
trạng thâmhụt ngân sáchvàkịch
trần nợ công. Đơn giản là chúng
ta không có đủ tiền và không thể
vay thêm tiền để nuôi một bộ
máy ngày càng trở nên khổng lồ
và ham hố.
Áp lực thứ hai là công luận.
Người dân phản ứng ngày càng
gaygắt hơnvề tình trạngbộmáy
vừacồngkềnhvừakémhiệuquả.
Ởđây, cũngđơngiản làngười dân
khôngmuốn è cổ rađóng thuếđể
nuôi một bộmáy như vậy nữa.
.Liệucònáp lựcnàokháckhiến
Trungương phải bàn đến vấn đề
bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả không?
+Dĩ nhiên còn và đó là áp lực
cạnh tranh.Hội nhập thì phải cạnh
tranhvới thế giới. Cạnh tranh thì
khôngchỉ làgiữacácdoanhnghiệp
với cácdoanhnghiệp, quan trọng
hơn là giữa nềnquản trị quốc gia
với nền quản trị quốc gia.
Chưacầnnóiđếnchất lượngcủa
chính sách, nếu chúng taphải tốn
gấp đôi nguồn nhân lực để làm
chính sách thì chắcchắn làchúng
ta đang thua thiên hạ.
Chưacầnnói đếnnăng lực thực
thi chính sách, nếu chúng ta phải
tốn gấp đôi nguồn nhân lực để
thực thi chính sách thì chắc chắn
là chúng ta đang thua thiên hạ.
“Tinh giản không
có nghĩa là đuổi họ
ra đường”
. Dẫu vậy, có một điều khá lo
ngại như tôi thấy, đó là mỗi khi
có cải cách thì trở lực nảy sinh
là rất lớn. Chẳng hạn, Bộ Công
Thương tinhgọnvài đầumối thôi
thì đơn thư khiếu nại Bộ trưởng
TrầnTuấnAnhcũngrấtnhiều.Hay
BộNội vụ có đề án sáp nhập các
sở, phòng cấp tỉnh, huyện, cũng
như tinh giản cán bộ cấp xã thì
lại bị phản đối.
+Quan trọng làhãyxemaiphản
đối. Có người dân nào phản đối
cốgắng tinhgiảnbộmáy củaBộ
CôngThươnghaykhông?Không
cóbất kỳngười dânnàophảnđối,
đúng không? Vậy thì cải cách
đang đi đúng hướng!
Những người bị động chạm
đến lợi ích phản đối là điều quá
dễ hiểu. Quan trọng là trong quá
trình cải cách phải tạo được sự
công bằng và cơ hội cần được
mở ra cho những người phải rời
khỏi bộmáyphải đượcquan tâm.
Tinhgiảnkhôngcónghĩa làđuổi
họ ra đường. Tinh giản phải là sự
chuyểnđổi theohướng tạođiềukiện
chohọpháthuyđúngsở trườngcủa
mình. Ngoài ra phải tạo điều kiện
chokinh tế tưnhân, choxãhộidân
sựphát triểnđểcơhội đượcmở ra
nhiều hơn chomọi người. Trong
đó có cả những người phải rời bỏ
bộmáyhành chính côngvụvà bộ
máy chính trị.
.Cứgiả sử là sẽ thựchiệnđược
việc tổ chức lại bộ máy thì theo
ông những kết quả nào sẽ có thể
dựđoán được?
+Kết quả chắc cũngkhôngquá
khódựđoán.Ngânsáchchobộmáy
chắc chắn sẽ được cắt giảm. Tình
trạng thâm thủng ngân sách sẽ có
cơ hội được khắc phục. Nợ công
cũng nhờ đó không trở thànhmột
gánhnặngcho toàndân.Chúng ta
cóđiềukiệnđểcảicách tiền lương.
Tình trạng “nó ăn như thế thì nó
cũngchỉ làmnhư thế” sẽcócơhội
đượckhắcphục.Một bộmáyhiệu
năng, chuyênnghiệp sẽ sớmđược
hình thành.
Ngoài ra, áp lực tăng thu cũng
sẽ giảm. Người dân sẽ không còn
phải è cổ ra mà trả rất nhiều các
loại thuế, phí.Ngườidâncó tiền lo
chomình, choconcái thì đất nước
cũngnhờ đómà phát triển.
Về những người bị đào thải thì
tôi đãnói ở trên.Tôi cho rằngnên
gọi là chuyển đổi hơn là đào thải.
. Xin cámơnông.
◄