188-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu17-8-2018
CSGTdùngViber để chốngùn tắc giao thông
VIẾT LONG-ĐÀOTRANG
T
ại cuộc họp rà soát, sửa đổi
vănbảnquyphạmpháp luật
liên quan đến công tác đào
tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép
lái xe (GPLX) vừa diễn ra tại
Bộ GTVT, một số đại biểu cho
rằng cần nghiên cứu thêmkinh
nghiệm của nước ngoài, đó là
cấp bằng tạm thời cho các tài
xếmới. Saumột thời gian lái xe
nhất định hoặc thời gian bổ túc
tay lái không có tai nạn hay vi
phạm pháp luật về giao thông
mới xem xét cấp bằng chính
thức. Đề xuất này lập tức thu
hút sự quan tâm, tranh luận của
nhiều chuyên gia, doanh nghiệp
(DN) và người dân.
Ông
NGUYỄNVĂNTHANH
,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
ô tô Việt Nam:
Chỉ cần ngăn
“bao đậu”
Tôi không tán thành với đề
xuất này và nên giữ nguyên
như hiện hành. Bởi việc giám
sát thời gian lái xe của học viên
rất khó, thậm chí nhiều tài xế
sau khi có bằng lái 2-3 nămvẫn
chưa lái xe. Tôi cho rằng vấn
đề cốt lõi là công tác đào tạo,
thực hành của mỗi học viên
phải được giám sát chặt chẽ,
nghiêm túc, tránh tình trạng
“bao đậu” ở các trung tâm.
Nếu làm tốt công tác này thì
sau quá trình đào tạo, sát hạch,
học viên đã đủ các điều kiện
để được cấp bằng.
Có nên cấp bằng lái tạm cho t
“Vấn đề cốt lõi là
công tác đào tạo,
thực hành của mỗi
học viên phải được
giám sát chặt chẽ,
nghiêm túc, tránh
tình trạng “bao đậu”
ở các trung tâm.”
Ông
Nguyễn Văn Thanh
,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
ô tô Việt Nam
Tránh đưa ra chính sách… “trên trời”!
Bà PhanThịThuHiền, PhóTổng Cục trưởng,Tổng cục Đường
bộ Việt Nam, cho biết để đảm bảo công tác đào tạo, sát hạch,
cấp đổi GPLX được tốt hơn, thời gian qua đơn vị đã tiếp nhận
nhiều đề xuất, trong đó có đề xuất trên. “Với các đề xuất này,
chúng tôi cho nghiên cứu, xem xét, cân nhắc để bổ sung vào
sửa đổi Luật Giao thông đường bộ sắp tới. Với mục tiêu không
gây phiền hà, tốn kém chi phí lớn cho xã hội nhưng có tác
dụng mạnh mẽ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước,
nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cấp GPLX….” - bà Hiền
nhấn mạnh.
Về đề xuất trên, bà Hiền khẳng định hiện nay một số nước
như Úc, Mỹ đã áp dụng. Tuy nhiên, để áp dụng vào Việt Nam
cần phải xem xét cụ thể, đồng thời lắng nghe ý kiến của người
dân, chuyên gia…Mục đích để mỗi chính sách đưa ra không
phải là chính sách “trên trời”.
Với đề xuất này, Tổng cục Đường bộ Việt Namnghiên
cứu, xemxét, cân nhắc cẩn thận để bổ sung, sửa đổi
Luật Giao thông đường bộ sắp tới.
Còn đề xuất bổ túc tay lái
là quyền của DN. Trước đây,
khi tôi còn làm quản lý DN, lái
xe có bằng cũng phải kiểm tra
lại. Theo đó, các lái mới của
DN được bố trí làm phụ cho
lái chính một thời gian nhất
định. Sau đó họ phải trải qua
cuộc sát hạch của DN mới
được lái chính. Tóm lại, đề
xuất trên chỉ tăng thủ tục hành
chính không cần thiết.
Ông
NGÔ ĐÌNH QUANG
,
Trưởng phòng Quản lý sát
hạch cấp GPLX, Sở GTVT
TP.HCM:
Không khả thi
Theo số liệu thống kê của
CSGT TP.HCM thì nguyên
nhân chủ yếu gây tai nạn giao
thông là do tài xế không chấp
hành luật hoặc lái xe sau khi
uống rượu bia. Hiện nay vẫn
chưa có số liệu cụ thể nào nói
về việc tai nạn giao thông gây
ra chủ yếu là do mới cấp bằng
cho học viên. Vì thế, thay vì
mất thời gian cấp bằng hai
lần thì các trung tâm sát hạch
cần phải nâng cao chất lượng
đào tạo, sát hạch cho các học
viên trước khi cấp bằng lái.
Nên theo tôi, việc không cấp
bằng lái chính thức cho các học
viên vừa đậu là không khả thi.
Ông
NGUYỄNANHDŨNG
,
PhóHiệu trưởngTrườngTrung
cấp nghề giao thông Tiến Bộ:
Cần lấy thêm ý
kiến người dân
Việc không cấp bằng lái ô tô
cho các học viên vừa thi đậu
là không hợp lý. Việc đi học
và thi bằng lái xe cũng như thi
tốt nghiệp THPT, khi người ta
thi đậu thì phải cấp bằng cho
học viên đó. Trường hợp phát
hiện gian lận thì phải hủy kết
quả thi và cấm thi. Tuy nhiên,
nếu học viên đã thi đậu thì đơn
vị quản lý phải công nhận kết
quả thi đó và bằng lái tạm thời
hay chính thức thì bằng lái đó
vẫn có hiệu lực, còn người
điều khiển phương tiện phải
chịu trách nhiệm về việc làm
của mình. Chứ như việc tài xế
có bằng tạm mà lái xe gây tai
nạn thì tài xế đó không phải
chịu trách nhiệm à?
Bên cạnh đó, Nhà nước đang
từng bước thực hiện cải cách
hành chính, nếu triển khai việc
cấp bằng hai lần như đề xuất
thì bộ máy hành chính sẽ rất
nặng nề. Trong khi đó, học
viên sẽ là người chịu phiền hà
trong vấn đề cấp bằng này. Vì
thế, đề xuất này cần được lấy
ý kiến của một số địa phương,
người dân, chuyên gia… để
mỗi đề án đưa ra phải khả thi.
Anh
HOÀNG THỊNH
,
ngụ
chung cưĐại Thanh, HàĐông,
Hà Nội:
Cần siết chặt
công tác
đào tạo
Tôi cho rằng học viên đã trải
qua nhiều tháng học tập, thực
hành, nay chỉ được cấp bằng
lái tạm thời là không hợp lý.
Trường hợp nếu tài xế được
cấp bằng mà thiếu kỹ năng
thì phải xem lại cách đào tạo
của các trung tâm. Nên thay
vì tăng thủ tục và gây phiền
hà cho người dân thì cơ quan
chức năng cần siết chặt công
tác đào tạo, sát hạch lái ô tô…
theo hướng giám sát các trung
tâm để ngăn chặn tình trạng
gian dối, thiếu nghiêm túc.
Anh
PHẠM VĂN HÙNG
,
quận 9, TP.HCM:
Gây phiền hà
cho học viên
Hiện nay các trung tâm sát
hạch, đào tạo, cấp bằng lái cần
phải nâng cao chất lượng đào
tạo cho các học viên. Trên thực
tế, tôi đi học lý thuyết chỉ thấy
Người dân đang làmthủ tục cấp giấy phép lái xe tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Theo Trung tá Huỳnh Trung Phong, năm 2017 toàn TP có
37 điểm thường xảy ra ùn tắc. Đầu năm 2018 có 5/37 điểm
chuyển biến tốt nên đã đưa ra khỏi danh sách. Nhưng sau đó
có phát sinh thêm hai điểm nên hiện nay TP có 34 điểm ùn
tắc giao thông. Trong đó hai khu vực vẫn xác định trọng điểm
phức tạp là sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái.
Sáng 16-8, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67),
Công an TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối
hợp giữa các lực lượng xử lý ùn tắc giao thông tại 34 điểm
có nguy cơ cao trong năm 2018.
Tại hội nghị, đại diện sân bay Tân Sơn Nhất cho biết
những năm qua sân bay này luôn trong tình trạng quá tải.
Tới nay sân bay đã đạt công suất vận chuyển gần 24 triệu
hành khách, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hằng
ngày số người tập trung tại sân bay ước tính 200.000 lượt
nên tình trạng ùn tắc là khó tránh khỏi. Để khắc phục,
cảng đã xác định những khung giờ bay gây ùn tắc nhiều
nhất của ga quốc nội, từ đó phối hợp với các đơn vị liên
quan chủ động giải tỏa. Ngoài ra, sớm khai thác nhánh
đường A1 và A2, đưa vào sử dụng nhà để xe năm tầng,
cùng ngành giao thông đẩy mạnh khai thác tuyến xe buýt
trọng yếu kết nối từ sân bay về các bến xe An Sương,
Miền Tây, Miền Đông.
Trong khi đó, đại diện cảng Cát Lái cho hay đã bố trí lực
lượng phối hợp với CSGT, thanh niên xung phong,… tại
các vòng xoay trọng điểm nhằm cung cấp thông tin, xử lý
Kẹt xe trênQL50, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD
nghiêm xe dừng, đậu sai quy định. Trường hợp vi phạm
lần đầu cảng sẽ nhắc nhở, nếu quá ba lần thì không được
giải quyết vào cảng. Đối với tình huống va quẹt, hư hỏng
xe thì cảng phối hợp với CSGT dùng xe cứu hộ cứu nạn
222 tấn để ứng cứu.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT
Công an TP.HCM, cho hay: “Một trong những giải pháp
đột phá năm 2018 là để hai tổ phản ứng nhanh tại sân bay
Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái thành lập nhóm Viber. Mỗi
nhóm có khoảng 50-70 thành viên gồm tất cả ban, ngành
có liên quan. Trước đây, khi phát hiện một sự cố gây ùn
tắc (như cành cây ngã đổ, ổ gà…) thì CSGT phải gửi văn
bản nhờ Sở GTVT chỉ đạo xuống đơn vị liên quan. Nhanh
nhất là trong ngày, có khi 2-3 ngày sự cố mới được khắc
phục. Còn bây giờ, khi phát hiện sự cố thì đơn vị phát hiện
chỉ cần chụp ảnh đăng lên nhóm. Thường chỉ 2-3 phút là
người phụ trách sẽ có phản hồi và sau đó từ khoảng 15
phút sự cố sẽ được khắc phục”.
LÊ THOA
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook