272-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứSáu23-11-2018
Góc ảnh
“Vận động làm thay
đổi nhận thức người
dân là bước đầu
tiên và quan trọng
nhất để thực hiện kế
hoạch này.”
Phân loại rác như thế nào?
Các loại rác thải sẽ được phân loại theo ba nhóm:
Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây,
rau, củ, quả, xác động vật).
Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy,
nhựa, kim loại, cao su, nylon, thủy tinh).
Cácchấtthảicònlại(khôngbaogồmchấtthảinguyhạiphát
sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải. Ví dụ: pin, dầu nhớt…).
Theokếhoạch,giaiđoạn2018-2020hộgiađình,chủnguồn
thải được hỗ trợ nhãn dán để dán trên nắp, thân thùng rác,
số lượng cấpphát bốnnhãndán/lần/hộgia đình, chủnguồn
thải; tần suất hai lần/năm. Sau năm 2020, hộ gia đình, chủ
nguồn thải phải tự mua các nhãn dán này.
Gấp rút triển khai
phân loại rác từ nguồn
Các phường, xã trên địa bàn TP.HCMđang tích cực triển khai chi tiết
kế hoạch phân loại rác tại nhà đến từng người dân.
ĐÀOTRANG
V
iệc triển khai Quyết định
44/2018 củaTP.HCMvề
phân loại chất thải rắn
tại nguồn đang nhận được sự
ủng hộ tích cực từ người dân
và UBND các quận, huyện.
Thời hạn phải thực hiện
là ngày 24-11 đã gần kề
nhưng nhiều người dân
vẫn chưa phân biệt được
các loại rác thải hữu cơ,
vô cơ. Đáng nói hơn là ý
thức về vấn đề này trong
cộng đồng vẫn còn thấp.
Chính vì vậy, những ngày
qua, UBND các phường, xã
đã đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến quy định mới để
người dân cùng thực hiện.
Không thể
chậm trễ hơn
AnhVũGiang (ngụ phường
4, quận Tân Bình) chia sẻ:
“Tôi có nghe trên báo, đài
nói sắp tới TP.HCM yêu cầu
người dân phải phân loại rác
tại nhà nhưng thực ra đến giờ
chúng tôi vẫn chưa biết thế
nào là rác hữu cơ, rác vô cơ,
rồi xử lý thế nào mới đúng.
Ngày 24 triển khai rồi, tôi
nghĩ địa phương phải nhanh
chóng phổ biến để người dân
làm đúng, không bị phạt”.
Nhiều ý kiến nhận định
việc phân loại rác đã được
các nước thực hiện từ lâu, đã
đến lúcViệt Nam cần học tập.
Tuy nhiên, phải có lộ trình để
người dân hiểu rõ rồi mới thực
hiện đồng bộ được. Trước
mắt, Quyết định 44/2018 của
UBNDTPđã nêu định hướng
rất rõ ràng để các địa phương
triển khai theo.
“Đây là việc rất hữu ích cho
môi trường sống của chúng ta,
tôi nghĩ không thể chậm trễ
hơn. Không chỉ chính quyền
nỗ lực mà mỗi người dân
cũng nên cố gắng một chút,
khi thành thói quen việc phân
loại sẽ đơn giản thôi” - chị
Minh Hằng (ngụ phường 7,
quận 8) nói.
Theo bà Lê Thị Yến (Phó
Chủ tịch Hội Phụ nữ phường
4, quận Tân Bình): “Phường
chúng tôi đã thực hiện thí
điểm phân loại rác tại hẻm
33 đường Trường Sơn và
người dân đều rất ủng hộ.
Vướng mắc ở chỗ là rác vô
cơ không được đơn vị thu
gom tiếp nhận nên người dân
đành giữ lại trong nhà. Sau
đó, Hội Phụ nữ phường mới
gom lại và gửi lên Hội Phụ
nữ quận. Phường cũng không
biết phải hướng dẫn người
dân như thế nào về nơi tiếp
nhận loại rác này”.
Đang đẩy mạnh
triển khai
Ông Nguyễn Trung Sơn,
Chủ tịch UBND phường 4,
quận Tân Bình, cho biết đã
triển khai kế hoạch này đến
người dân trên địa bàn. Tuy
nhiên, do thời gianquá gấpnên
phường 4 chú trọng hướng dẫn
người dân biết cách phân loại,
dán nhãn phân biệt rác trước.
“Vận động làm thay đổi
nhận thức người dân là bước
đầu tiên và quan trọng nhất để
thực hiện kế hoạch này. Cần
có thời gian, vừa tuyên truyền
vừa làmđể có kinh nghiệm thì
mới hiệu quả” - ông Sơn nói.
Tương tự, ông Phạm Văn
Thêm, Phó Chủ tịch phường
Cầu Kho, quận 1, cho biết
phường đang triển khai tập
huấn cho người dân cách
phân loại rác cho đúng. Sau
đó phường mới tiếp nhận các
nhãn dán phân loại rồi phát lại
cho người dân để thực hiện.
Theo ông Thêm, người dân
chỉ cần bỏ rác vào hai thùng,
có dán dấu hiệu nhận biết
để đơn vị thu gom tiện lấy
rác, khuyến khích sử dụng
bao nylon chứa rác hai màu
khác nhau cho mỗi loại. Đối
với các chung cư, phường đã
yêu cầu ban quản lý sử dụng
hai thùng rác để người dân
bỏ đúng. “Như vậy rác thải
được bỏ riêng theo từng loại
từ nguồn, rất thuận tiện cho
công đoạn vận chuyển và xử
lý” - ông Thêm tin tưởng.
Trong khi đó, phường 7
(quận 1) đã tổ chức lễ phát
động thu gom và phân loại
rác thải rắn tại nguồn từ một
tháng trước. Bà Bùi Diễm
Hằng, Phó Chủ tịch phường,
chia sẻ: “Phường chủ yếu
vẫn tập trung tuyên truyền
là chính và triển khai ở một
số địa điểm tiện lợi như các
chung cư. Chúng tôi khuyến
khích người dân tự trang bị
hai thùng rác khác màu để
phân biệt. Toàn bộ sticker
phân loại rác được UBND
quận cấp đã được chuyển đến
cho cư dân sử dụng”.
Lãnh đạo các phường, xã
tin tưởng việc triển khai đồng
bộ đến người dân sẽ đem lại
hiệu quả cao cho kế hoạch.
Tuy nhiên, các địa phương
đều đồng tình cần có thời
gian để người dân quen với
việc này trước khi chính thức
xử phạt.•
Người dân
phải phân loại
rác thải ngay
từ khi bỏ rác
vào thùng.
Ảnh: HẢI LONG
Lái xe hơi đi vứt rác trộm,
bị phạt 3 triệu đồng
(PL)- Chiều 22-11, ông Hoàng Văn Chương
(Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm
Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết đã xử phạt hành chính ông
Nguyễn Quốc Trị (trú tổ 15, thị trấn Cẩm Xuyên) 3
triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh
hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng
theo Nghị định 155/2016.
Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 19-11, camera an
ninh đã quay được cảnh một người đàn ông đi ô tô
biển số 37N-3479 dừng lại trên đường. Người đàn
ông này mở cốp ô tô, lấy ra nhiều túi rác vứt xuống
đường gần khu vực Cầu Hội (sau chợ Hội, thị trấn
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Sau khi xả rác xuống đường,
người đàn ông lên ô tô bỏ đi. Hình ảnh trên được
đưa lên mạng xã hội Facebook. Nhiều người bình
luận, phẫn nộ, lên án hành vi trên.
Từ hình ảnh trên, UBND thị trấn Cẩm Xuyên đã
xác minh ra người đàn ông vứt rác là ông Trị.
Khi được mời đến trụ sở UBND thị trấn, ông Trị
thừa nhận hành vi của mình. Ông Trị cũng cho rằng
do đang dọn nhà nên có nhiều rác mà không biết đổ
ở đâu nên phải mang lên xe, đưa ra đường đổ xuống
để xe rác thu gom.
Được biết ông Trị nguyên là cán bộ Phòng LĐ-
TB&XH huyện Cẩm Xuyên và đã nghỉ hưu trước
tuổi vào năm 2015.
Đ.LAM
Khiếp với rác bẩn ở dạ cầu Kiệu
Trên đường Hoàng Sa thuộc các quận 1, 3 và Tân
Bình đầy rác. Rác trên vỉa hè, trên các nắp cống và
ngay tại trạm xe buýt, trông rất phản cảm và ô nhiễm.
Kinh khủng nhất là đoạn chui dưới dạ cầu Kiệu
bắc qua kênh Nhiêu Lộc trên đường Hoàng Sa,
phường Tân Định, quận 1, TP.HCM trải dài rác
trong nhiều ngày qua
(ảnh)
. Những người ý thức
kém đem rác bỏ nơi đây gây ô nhiễm, phản cảm và
gây cản trở giao thông.
THÁI HOÀNG
Hình ảnh ông Trị dừng ô tô con, đổ rác xuống đường
được camera ghi lại. (Ảnh cắt từ clip)
Vợ tôi công tác trong ngành y tế
từ năm 1991 đến nay và đều được
hưởng chế độ phụ cấp độc hại
theo quy định của Bộ Y tế. Vậy khi
vợ tôi trên 50 tuổi và có ít nhất 15 năm làm việc
trong môi trường độc hại thì có được nghỉ hưu
sớm hay không?
Bạn đọc có địa chỉ email
doandap…@gmail.com
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định
người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
được hưởng lương hưu khi thuộc trường hợp là nữ từ
đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề
hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh
mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành; hoặc có
đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số
0,7 trở lên.
Vợ của bạn có thời gian làm việc từ năm 1991 đến nay,
được tính là 27 năm. Nếu chị có đủ 15 năm làm công việc
độc hại thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban
hành thì đủ điều kiện nghỉ hưởng lương hưu theo quy định
tại Luật BHXH.
ĐÀO TRANG
ghi
Làm việc trong môi trường độc hại có được nghỉ hưu sớm?
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook