272-2018 - page 9

9
Dánbăngkeođểhỗ trợ chống
thấm trên cao tốc 34.500 tỉ
Lãnh đạo Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Namkhẳng định
như thế khi có dư luận dùng băng keo để chống thấm các hầm chui tại
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
T.NHẬT -H.AN-V.LONG
M
ấy ngày qua, dư luận
xôn xao về thông tin
nhà thầu làm đường
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
dùng băng keo để chống thấm.
Để làm rõ vấn đề này,
Pháp
Luật TP.HCM
đã đi tìm hiểu
thực tế và trao đổi với lãnh
đạo đơn vị đầu tư là Công ty
Đầu tư phát triển đường cao
tốc Việt Nam (VEC).
Có nhiều vị trí
chống thấm
Trưa 22-11, PV có mặt tại
một số hầm chui dân sinh
trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng
Ngãi. Tại địa phận xã Tam
Mỹ Tây và Tam Mỹ Đông
(huyện Núi Thành, Quảng
Nam) có hai hầm chui đã
được chống thấm.
Cụ thể, tại hầm chui dân sinh
cao 4,5 m, đoạn qua thôn 4, xã
TamMỹ Tây có ba vị trí giống
vệt băng keo dán lâu ngày đã
gỡ ra, kích thước khoảng 40
x 40 cm.
Theo một người dân tại đây,
vài tháng trước trời mưa lớn và
nước chảy từ trên cầu xuống
rất nhiều. Do đó một số công
nhân đã đến hầm này để làm
chống thấm.
“Sau đó chúng tôi thấy những
chỗ chống thấm này có dán
băng keo. Từ hôm qua những
mảng băng keo này vẫn còn
nhưng sáng nay không rõ ai
đã gỡ đi rồi” - người này nói.
Tương tự, tại hầm chui dân
sinh cao 2,5 m, đoạn qua thôn
Phú Quý 3, xã Tam Mỹ Đông
cũng đã được chống thấm. Cụ
thể, có ba vị trí được dán bằng
băng keo chằng chịt, ngang dọc
với kích thước 40 x 40 cm. Lúc
PV có mặt tại hầm, một công
nhân bắt đầu dùng cây sắt nhọn
cạo lớp băng keo này ra.
Ông Lê Phô (62 tuổi, thôn
Phú Quý 3) cho hay cách đây
vài tháng có một nhóm công
nhân sửa chữa thấm dột, sau
đó dán dưới đỉnh dầm nhiều
lớp băng keo bọc bên ngoài.
“Không hiểu họ chống thấm
bằng chất liệu gì nhưng dán ở
dưới là một lớp băng keo. Từ
khi họ chống thấm, mưa không
còn dột nhưng những hômmưa
lớn hầmnày ngập không đi qua
được” - ông Phô nói.
Không dùng băng keo
để chống thấm
Chiều 22-11, trao đổi với PV,
ông Lê Quang Hào, Phó Tổng
GiámđốcVEC, cho biết không
có chuyện dùng băng keo để
chống thấm tại các hầm chui
dân sinh trên cao tốc Đà Nẵng-
Quảng Ngãi. Trong quá trình
thi công, công nhân đã dùng
băng keo dán trên dầm cầu để
bảo vệ lớp sika chống thấm, khi
vật liệu khô sẽ tháo ra.
Trướcđó,ngày28-10,VECthừa
nhận trên tuyến cao tốc Đà
Nẵng-Quảng Ngãi có nhiều
cầu, hầm chui dân sinh có hiện
tượng thấm dột. Sau đó VEC
đã tiến hành xử lý, khắc phục
các điểm này.
Chiều cùng ngày, ông Đỗ
Chí Chung, Chánh Văn phòng
VEC, cho biết thời gian qua
VEC đã chỉ đạo Ban quản lý
dự án đường cao tốc Đà Nẵng-
Quảng Ngãi, tư vấn giám sát và
nhà thầu rà soát toàn bộ vị trí
thấm, dột và khẩn trương triển
khai sửa chữa, khắc phục sau
khi báo chí phản ánh.
“Để xử lý hiện tượng thấm,
dột tại hầm chui (Km 86+838),
nhà thầu đã tiến hành bơm vật
liệu chống thấm đặc chủng
(vữa sika) vào bên trong để
xử lý. Tiếp đó, nhà thầu đã
dán băng keo bên ngoài các
vị trí này để tạm thời phủ và
bảo vệ vị trí đã sửa chữa chứ
không phải dùng băng keo
để chống thấm” - ông Chung
phân tích.
Ông Chung khẳng định việc
sử dụng băng keo là không
có tác dụng chống thấm và
chỉ được sử dụng như là biện
pháp bổ sung cho việc khắc
phục sửa chữa.
“Chúng tôi đã yêu cầu tháo
gỡ băng keo tại hầm chui để
tránh tình trạng dư luận hiểu
không đúng và để đảmbảo tính
mỹ quan của công trình” - ông
Chung cho hay.•
Một công nhân đang tháo lớp băng keo tại hầmchui Km86+838, cao tốc ĐàNẵng-QuảngNgãi. Ảnh: THANHNHẬT
Hầm chui do nhà thầu Trung Quốc
thi công
Hai hầm chui nơi PV khảo sát có lý trình Km 86+838. Các
hạngmục hai hầmchui này thuộc gói thầuA2 (Km81+150 - Km
99+500) trong dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng
Ngãi. Được biết gói thầu A2 do nhà thầu Tập đoàn Cầu đường
tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) thi công.
Trước đó, một tài khoản trênmạng xã hội có đăng tải bài viết
phản ánh việc bốn vị trí tại hầm chui Km 86+838 được chống
thấm và xuất hiện những lớp băng keo được dán chằng chịt,
các lớp băng keo dán ngang dọc nhiều lớp, có đoạn dài gần
1m. Sau khi đăng tải, thông tin trên đã lan tỏa rất nhanh khiến
dư luận xôn xao với nhiều ý kiến bình luận trái chiều.
Lãnh đạo VEC cho
biết trong quá trình
thi công, công nhân
đã dùng băng keo
dán trên dầm cầu để
bảo vệ lớp sika chống
thấm, khi vật liệu
khô sẽ tháo ra.
TuyếnmetroBến
Thành-Suối Tiên có
nguy cơngừng thi công
Đại sứNhật Bản cho rằng nếu đến cuối
tháng 12mà các vấn đề về vốn của dự án
không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải
ngừng thi công.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt
Nam, ông Umeda Kunio, vừa gửi thư tới Thủ tướng
Chính phủ, bí thư Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các
bộ, ngành liên quan để bày tỏ quan ngại về tiến
độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1
TP.HCM, đoạn Bến Thành-Suối Tiên.
Theo ông Umeda Kunio, TP.HCM đã cam kết sẽ
tạm ứng thanh toán bằng ngân sách của TP cho đến khi
chính quyền trung ương phân bổ ngân sách cho dự án.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc khiến thủ tục thanh
toán cho các nhà thầu trên thực tế chưa thực hiện được.
Số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà
thầu tư vấn đã lên đến hơn 100 triệu USD.
Đại sứ Nhật Bản khẳng định áp lực lên các nhà thầu
cũng đã đến mức giới hạn, đồng thời nêu quan ngại
rằng nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không
được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.
Công thư nêu rõ: “Tôi trân trọng đề nghị ngài bí thư
Thành ủy TP.HCM chỉ đạo mạnh mẽ các sở, ngành
liên quan của TP.HCM, đặc biệt là Ban quản lý đường
sắt đô thị (MAUR) để sớm giải quyết vấn đề này”.
Liên quan đến gói thầu xây lắp CP2 do liên danh
nhà thầu Sumitomo - Cienco4 đang thực hiện, đại
sứ Nhật Bản cho biết vì vấn đề giải phóng mặt bằng
mà việc thi công gói thầu này đã bị chậm trễ, dẫn tới
việc liên danh nhà thầu đã thi công vượt quá ngày
hoàn thành gói thầu theo hợp đồng hiện tại (tháng
1-2018). Tuy nhiên, Sở Tài chính TP đã đưa ra ý
kiến không thể thanh toán chi phí thi công sau ngày
hoàn thành gói thầu theo hợp đồng nên việc thanh
toán chi phí thi công từ sau tháng 1 đang bị dừng lại.
Trước đó,
Bộ Xây dựng
Việt Nam đã
có văn bản nêu
ý kiến về việc
có thể thanh
toán chi phí thi
công dù vượt
quá ngày hoàn
thành gói thầu
theo hợp đồng.
Đại sứ Nhật
Bản đề nghị
bí thư Thành
ủy TP căn cứ
ý kiến của Bộ
Xây dựng chỉ
đạo các bên liên
quan xúc tiến
thủ tục để sớm nối lại việc thanh toán chi phí thi công
kể từ sau tháng 1-2019 cho nhà thầu.
Cũng theo đại sứ Nhật Bản, bước vào năm 2018
các gói thầu phải được Sở GTVT TP phê duyệt
thiết kế. Mặc dù việc thi công các gói thầu vẫn
đang tiến triển nhưng việc thanh toán cho phần
khối lượng công việc đã hoàn thành đang bị dừng
lại. Ngày 29-6, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ
tịch UBND TP, đã chỉ đạo Ban quản lý đường sắt
đô thị ký kết biên bản ghi nhớ và tạm ứng thanh
toán 80% giá trị khối lượng công việc cho đến khi
thiết kế được phê duyệt. Việc ký kết biên bản ghi
nhớ và tạm ứng thanh toán gói thầu CP1a, CP2 và
tạm ứng thanh toán gói thầu CP1b vẫn chưa được
triển khai.
Đại sứ cũng đề nghị Chính phủ có ý kiến đến Bộ
Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm bố trí
ngân sách để thực hiện dự án.
Được biết hai dự án đường sắt đô thị TP.HCM
(tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên và tuyến số 2 Bến
Thành-Tham Lương) sẽ được Bộ Chính trị xem xét.
Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chủ
trương điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
VIẾT LONG
Dự án đường sắt đô thịTP.HCM,
tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên)
có chiều dài 19,7 km, dự án gồm
11ga trên cao, ba ga ngầmvàmột
depot. Tổng mức đầu tư 236.626
triệu yen (tươngđương47.325,2 tỉ
đồng).Trongđó, 209.168 triệu yen
(khoảng 41.835 tỉ đồng) từ nguồn
vốn vay ODA của chính phủ Nhật
Bản (88,4% tổng mức đầu tư) và
27.458 triệu yen (khoảng 5.492 tỉ
đồng) vốn đối ứng từ ngân sách
TP (11,6% tổng mức đầu tư). Đến
nay phần vốn ODA cho dự án đã
ký được ba hiệp định vay vốn nhà
tài trợ, đảmbảo đáp ứng đủ tổng
mức đầu tư điều chỉnh dự án.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook