134-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 17-6-2019
Theo kế hoạch, ngày 20-6 tới, TAND TP.HCM sẽ xử phúc
thẩm vụ yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tình
huống khá hy hữu liên quan đến việc nhận xét của chính quyền
địa phương về cán bộ trong ngành công an.
Nguyên đơn là ông Nguyễn Thanh Phương (SN 1984,
CSGT thuộc Đội Bến Thành, Phòng CSGT đường bộ, đường
sắt, Công an TP.HCM) kiện và hai bị đơn là bà Nguyễn Thị
Kim Loan (tổ trưởng tổ 9, ấp 4A, xã Bình Mỹ) và bà Đỗ Thị
Thanh Thúy, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi,
TP.HCM.
Theo bản án sơ thẩm, ông Phương cho rằng bản nhận xét
dành cho cán bộ, chiến sĩ công an của phía bị đơn đối với ông
là không đúng sự thật, gây thiệt hại tới danh dự, nhân phẩm và
uy tín bị xâm hại. Ông yêu cầu phía bị đơn phải công khai xin
lỗi và bồi thường tổn thất về tinh thần bằng 10 tháng lương cơ
bản.
Theo đó, năm 2017, thực hiện chỉ đạo của ban giám đốc
Công an TP.HCM lấy ý kiến nhận xét của địa phương đối với
cán bộ trong ngành công an, ông Phương đã nộp phiếu để địa
phương cho ý kiến. Đến tháng 10-2017, khi nhận lại phiếu kết
quả đánh giá, ông thấy phiếu có nội dung nhận xét là: “Có thái
CSGTkiện chủ tịchxãvì bị nhậnxét không tốt
Nguyên đơn không chứngminh được thiệt hại xảy ra và cũng khẳng định thu nhập lương thực tế
trước và sau khi có phiếu nhận xét góp ý là không thay đổi.
độ hách dịch, xem thường mọi người xung quanh, quan hệ với
nhân dân chưa tốt, lãng phí, không tham gia sinh hoạt tổ nhân
dân...”.
Nội dung nhận xét này ông Phương cho rằng không đúng sự
thật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự. Ông Phương cho biết việc
tham gia công tác sinh hoạt tại địa phương, nơi cư trú của ông
và gia đình đều tốt. Gia đình ông có một lần tổ chức đám giỗ
và mở nhạc bằng loa thùng kẹo kéo nhưng chỉ đủ nghe.
Bị đơn - bà Nguyễn Thị Kim Loan, tổ trưởng tổ 9 trình bày
sau khi nhận được phiếu yêu cầu góp ý đã tổ chức cuộc họp
với sự tham gia của người dân trong tổ. Bà Loan và người dân
trong tổ nhận thấy ông Phương và gia đình không tham gia các
cuộc họp tại địa phương, mối quan hệ với nhân dân không tốt.
Khi gia đình có đám, ông Phương đã mở nhạc lớn, gây ồn
ào khu vực xung quanh. Người nhà ông Phương đã xây nhà
khi chưa được cấp phép, sau đó đã không tự nguyện tháo dỡ
mà phải cưỡng chế. Bà Loan khẳng định nội dung đánh giá
của bà là đúng.
Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ Đỗ Thị Thanh Thúy thì cho
rằng nhận xét này là dựa trên biên bản họp và phiếu đánh giá
của bà Loan gửi ghi nhận sự đánh giá, đóng góp ý kiến của
người dân chứ không phải chỉ riêng cá nhân mình. Bà Thúy
xác nhận mình đã đóng dấu trên phiếu góp ý này.
Tháng 11-2018, TANDhuyệnCủChi xét xử sơ thẩmvụ kiện.
HĐXXnhận định theoĐiều 584BLDS thì căn cứđể đòi bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải có thiệt hại thực tế xảy ra.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn không có chứng cứ
chứngminh thiệt hại. Đồng thời, ôngPhương cũng khẳng định
thu nhập lương thực tế trước và sau khi có phiếu nhận xét, góp ý là
không thay đổi.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/củaHội đồngThẩm
phánTANDTối cao thì thiệt hại do danh dự, uy tín gồmchi phí
hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bịmất hoặc
giảmsút. Do đó, HĐXXnhận thấy thiệt hại thực tế chưa xảy ra và
nguyên đơn cũng không chứngminh được thiệt hại theo hướng dẫn
tại Nghị quyết số 03.
Do thiệt hại thực tế xảy ra không có nênHĐXXkhông xét đến
các yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả và hành vi trái pháp luật, tuyên
xửkhông chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. TừđóTANDhuyện
đã bác yêu cầu khởi kiện của ôngPhương. Sau đó, ôngPhương
kháng cáo cho rằngHĐXXcấp sơ thẩmxét xử chưa khách quan
làmảnh hưởng đến quyền lợi của ông.
MINHVƯƠNG
Tòa từng trả hồ sơ cho VKS
Trước khi lên lịch xét xử vụ án, TAND quận 4 từng trả hồ sơ cho VKSND
cùng cấp, yêu cầu điều tra bổ sung theo đề nghị của LS Trần Bá Học (người
bào chữa cho ông Linh).
Tuy nhiên, sau khi nhận hồ sơ, VKSND quận 4 đã trả lại cho tòa ngay vì
cho rằng hành vi của ông Linh đã rõ và đủ căn cứ truy tố. Vụ này ông Linh
bị VKS truy tố theo khoản 1 Điều 146 BLHS 2015, có hình phạt cao nhất
đến ba năm tù.
Không ít người nghĩ xét xử kín là “bênh” ôngNguyễnHữu Linh
nhưng thực chất việc này là để bảo vệ cho phía người bị hại.
Lý, tình việc
xử kín ông
Nguyễn Hữu Linh
M.CHUNG-N.NGA
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, thẩm phán Nguyễn
Hải Nam (Phó Chánh án
TAND quận 4, TP.HCM, chủ tọa
phiên tòa) cho biết ngày 25-6 tới,
TAND quận 4 sẽ xét xử kín ông
Nguyễn Hữu Linh (nguyên phó
viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng)
về tội dâm ô đối với người dưới
16 tuổi. Đặc biệt gia đình người bị
hại đã có đơn gửi tòa án xin được
xét xử vắng mặt và từ chối luật sư
(LS) mà tòa đã chỉ định để bảo vệ
mình. Vậy việc tòa quyết định xử
kín là để bảo vệ ai và có ý nghĩa gì?
Xử kín là bảo vệ bị hại
Ông Nguyễn Hữu Linh bị truy tố
theo khoản 1 Điều 146 BLHS 2015
về tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi với mức án cao nhất là ba năm
tù. Theo thẩm phán Nam, vì bị hại
là trẻ em nên tòa đã chỉ định LS bảo
vệ cho bị hại. Nhưng trước phiên
tòa, gia đình bị hại đã có đơn yêu
cầu xử kín, yêu cầu được xét xử
vắng mặt và từ chối LS.
Quá trình điều tra ông Linh thừa
nhận sau khi uống bia và đi vào
thang máy thì gặp bé gái dễ thương
nên ôm hôn bé chứ không có mục
Trong vụ án này điều
cần chứng minh là có
hay không hành vi phạm
tội của người bị truy tố,
còn việc có hay không LS
bảo vệ cho bị hại không
phải là vấn đề cốt lõi.
Hình ảnh ôngNguyễnHữu Linh trong thangmáy được camera ghi lại.
(Ảnh cắt từ clip)
đích để thỏa mãn tính dục. Gia đình
cháu bé thì đề nghị không xử lý hình
sự ông Linh vì ông này đã gặp gỡ,
xin lỗi gia đình.
Các chuyên gia đều cho rằng việc
xét xử kín vụ án là đúng luật, nhằm
bảo vệ tốt nhất cho gia đình bị hại,
tránh sự ảnh hưởng về tâm lý cho
cháu bé sau này.
Theo ThS Đinh Văn Đoàn (giảng
viên Trường ĐH Luật TP.HCM),
với tội danh ông Linh bị truy tố, tòa
án hoàn toàn có thể xét xử kín, cơ
sở pháp lý là Điều 25 và Điều 423
BLTTHS. Các điều luật này quy
định để bảo vệ bí mật cá nhân, bí
mật đời tư của bị hại là người dưới
18 tuổi tòa án có thể quyết định xét
xử kín. Cạnh đó, Điều 292 BLTTHS
cũng cho phép tòa án có thể xét xử
vắng mặt bị hại nếu sự vắng mặt
này không làm ảnh hưởng đến việc
xét xử. Vì vậy, việc xét xử kín của
TAND quận 4 là phù hợp với các
quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với bị hại là trẻ em
tòa có quyền chỉ định LS để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho bị
hại. Tuy nhiên, trong vụ án này gia
đình người bị hại có đơn tự nguyện
từ chối LS thì cũng không trái với
nguyên tắc luật định, nếu họ thấy
không cần thiết phải bảo vệ.
Không ảnh hưởng đến
chất lượng xét xử
Có ý kiến rằng gia đình bị hại
từng đề nghị không xử lý hình sự
ông Linh nhưng lại không đến tòa
thì giả sử có những tình tiết chưa rõ
ràng hoặc còn mâu thuẫn thì tòa có
thể quyết định được không? Ngoài
ra, gia đình bị hại có đơn xin vắng
mặt tại tòa,vậy không ai biết mặt họ
thì tòa có cần thiết phải xét xử kín?
Tuy nhiên, theo một thẩm phán
chuyên xử hình sự tại TP.HCM,
theo nguyên tắc trách nhiệm
chứng minh ông Linh có phạm
tội hay không thuộc về cơ quan
tiến hành tố tụng, chứ không phụ
thuộc vào ý kiến của phía bị hại.
Tức là dù có mâu thuẫn chứng cứ
thì không nhất thiết phải bắt buộc
có đại diện bị hại đến tòa thì tòa
mới xét xử được. Tòa vẫn có thể
đánh giá, xem xét những chứng
cứ để kết tội hoặc nếu thấy chưa
ổn thì có quyền trả hồ sơ yêu cầu
VKS điều tra bổ sung các vấn đề
liên quan.
Cạnh đó, dù cháu bé và cha mẹ
không đến tòa nhưng nếu xét xử
công khai, người dân hiếu kỳ đến
dự tòa, rồi báo chí tường thuật
quá trình xét xử sẽ ảnh hưởng
không tốt đến hình ảnh và tâm
lý của bị hại. Phía bị hại sẽ nhận
áp lực từ dư luận, ảnh hưởng đến
cuộc sống và quá trình phát triển
bình thường của trẻ. Do đó, việc
tòa quyết định xét xử kín là phù
hợp và không ảnh hưởng đến chất
lượng tranh tụng tại tòa.
Còn theo ThS Võ Văn Tài (giảng
viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM), gia
đình người bị hại có chấp nhận
sự trợ giúp của LS hay không là
quyền của họ. Trong vụ án này
điều cần chứng minh là có hay
không hành vi phạm tội của người
bị truy tố, còn việc có hay không
LS bảo vệ cho bị hại không phải
là vấn đề cốt lõi.
Mặt khác trong quá trình điều
tra, việc lấy lời khai của cháu bé
và đại diện hợp pháp của cháu
đã diễn ra, vì vậy nếu không dự
phiên tòa thì HĐXX sẽ công bố
lời khai ấy để phục vụ việc xét
xử. “Nếu trong hồ sơ đã thể hiện,
điều tra rõ hành vi của bị cáo
thì cũng không bắt buộc phía bị
hại phải có mặt trong phiên tòa.
Sự có mặt có khi lại bị tác dụng
ngược vì sẽ không tốt cho tâm
lý của cả đứa trẻ và gia đình sau
này” - ThS Tài nói.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook