134-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 17-6-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Cha ngoại, mẹ Việt
giành nhau nuôi con
Tòa chấp nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu bé nhưng
VKS kháng nghị cho rằng nên giữ nguyên.
Người chống tham
nhũng lại đi vòi tiền:
Chuyệnquábi hài!
Bước đầu Cơ quan CSĐT công an tỉnh này cho biết:
Đầu tháng 6, khi đoàn thanh tra trên đi thanh tra công tác
quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch ở huyện thì công
an tỉnh nhận được nhiều đơn tố cáo của một số doanh
nghiệp, UBND xã… rằng có thành viên của đoàn đã vòi
vĩnh.
Ngày 12-6, tại UBND huyện, tổ công tác của công an
tỉnh bắt quả tang nữ trưởng đoàn nhận 68 triệu đồng của
kế toán một UBND xã để không giảm trừ khối lượng giá trị
một số hạng mục công trình do UBND xã này là chủ đầu
tư; nhận 91,5 triệu đồng của một công chức tài chính kế
toán UBND thị trấn.
Cùng ngày này, tại Ban quản lý dự án huyện, tổ công
tác cũng bắt quả tang một chuyên viên thanh tra của một
phòng thanh tra xây dựng thuộc đoàn nhận 90 triệu đồng
của một phó giám đốc công ty mà theo lời khai của anh này
cũng là để không bị giảm trừ tương tự như nêu trên.
Hiện đoàn đã thừa nhận có nhận 250 triệu đồng khi đang
thanh tra tại huyện. Cùng với đó, đơn vị chức năng đã thu
được hơn 335 triệu đồng trong tủ do nữ trưởng đoàn quản
lý...
Khi được báo chí hỏi ý kiến về vụ việc, Bộ trưởng Bộ Xây
dựng Phạm Hồng Hà cho là “rất đáng tiếc”…Chẳng rõ
trong bụng có nổi giận không và đến mức nào, chỉ thấy sắc
mặt và giọng nói của ông Bộ trưởng thì bình thường, đều
đều (hệt như khi ông trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
mới đây mà nội dung có phần dàn trải, bị lố giờ).
Còn dư luận thì rõ là hết sức bất bình như đầu bài đề
cập. Không chỉ vậy, rất đáng báo động khi đa số cho là
“chuyện không lạ”, “không bất ngờ”, “không có gì phải
ngạc nhiên”. Kèm theo đó là những lý giải, suy đoán rất
quen tai kiểu như “xảy ra hà rầm, chỉ là do không bị phát
hiện mà thôi”, “chắc ăn dày quá”, “tham thì thâm”…
Lẽ nào phải cáo buộc nữ trưởng đoàn và các thành viên
khác có hành vi đòi chung chi đã đắc tội vô cùng nghiêm
trọng khi không chỉ có dấu hiệu phạm tội hình sự là nhận
hối lộ mà còn làm cho niềm tin của cộng đồng về phẩm
chất cán bộ càng bị lung lay!
Đã có người hỏi nếu có kẻ nhận hối lộ thì ắt có người
đưa hối lộ, vậy phải tính sao. Về pháp lý, tội đưa hối lộ áp
dụng đối với những người trực tiếp hay qua trung gian đã
đưa hoăc se đưa cho ngươi có chưc vu, quyên han các lơi
ich vật chất ở mức quy định… để người có chức vụ, quyền
hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ.
Tuy nhiên, khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 có
lưu ý: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai
báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và
được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người
đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai
báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của
đã dùng để đưa hối lộ”.
Từ chỗ có nhiều đơn tố giác nên có việc bắt quả tang…,
rất có thể việc cống nộp bạc chục triệu của các cá nhân
dành cho đoàn thanh tra thuộc điều khoản trên. Và nếu
đúng thế thì họ không bị tội đưa hối lộ. Kết cục này cũng
hợp lý, hợp tình thôi, nhất là khi nếu không có những hành
động đúng đắn từ họ thì các tiêu cực, các nhũng nhiễu
khủng khiếp có thể sẽ không được sớm phanh phui để
mong giảm thiểu.
Trở lại chuyện nữ phó Phòng phòng,chống tham nhũng
đi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng nhưng lại
tham nhũng, nhiều người cho đây là chuyện hết sức bi hài.
Vậy bộ trưởng Bộ Xây dựng ngoài việc “sẽ chỉ đạo kiên
quyết xử lý và không bao che, dung túng cho bất kỳ một cá
nhân nào vi phạm” - cách nói cũng rất đỗi quen tai trong
mọi vụ sai phạm - sẽ làm gì cụ thể hơn để không còn xảy
ra chuyện xấu xí tương tự?
Câu hỏi này cũng đồng thời dành cho những người
đứng đầu các cơ quan, tổ chức khác để điều bất thường
không biến thành bình thường, để không còn có những
chuyện hài nhưng “nghe ra ngậm đắng, nuốt cay thế nào”
(mượn lời trong Truyện Kiều).
THU TÂM
MINHVƯƠNG
N
gày 10-6, TAND TP.HCM xử
phúc thẩm vụ tranh chấp về
việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau ly hôn giữa nguyên đơn
là ông Kobza P. (sinh năm 1961, quốc
tịch Thụy Sĩ) và bà NTN (sinh năm
1973, ngụ TP.HCM).
Phiên tòa được mở do có kháng nghị
của VKSND quận Phú Nhuận sau khi
TANDquận này xử sơ thẩm. Tuy nhiên,
phiên xử phúc thẩm phải hoãn do một
thẩm phán trong HĐXX bệnh đột xuất,
phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Theo hồ sơ, ngày 28-10-2014, TAND
quận 2, TP.HCM công nhận việc thuận
tình ly hôn giữa nguyên đơn và bị đơn
trong vụ ly hôn nói trên. Tòa giao cháu
bé là con chung cho bà N. trực tiếp nuôi
dưỡng. Sau đó hơn một năm, do không
đồng ý việc bà N. được nuôi con nên
ông P. đã khởi kiện ra TAND quận Phú
Nhuận, yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi dưỡng cháu bé.
Ngày 27-11-2018, TAND quận Phú
Nhuận xét xử sơ thẩm. Tòa này nhận
định ông P. luôn thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, từ
tháng 6-2017, bà N. lại đưa ra những
yêu cầu về thời gian, cách thức đưa
đón con đi chơi gây khó khăn cho việc
chăm sóc, thăm nuôi. Việc này làm ảnh
hưởng đến trách nhiệm về quyền làm
cha của ông P.
Tại tòa, đại diện VKSND quận cho
rằng ông P. là người nước ngoài, cư trú
ở nhiều nơi và không có việc làm ổn
định nên đề nghị HĐXX không chấp
nhận yêu cầu thay đổi người nuôi con
của ông P.
Tuy nhiên, HĐXX không đồng ý
với quan điểm của VKS vì xét thẻ tạm
trú và giấy phép lao động thì nguyên
đơn là người tạm trú dài hạn, có việc
làm và thu nhập ổn định. Cuối cùng,
HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện
tuyên giao con chung cho nguyên đơn
là ông P. trực tiếp nuôi dưỡng.
Ngay sau phiên xử, VKSND quận
Phú Nhuận đã kháng nghị bản án sơ
thẩm, đề nghị cấp phúc thẩmsửa án theo
hướng không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của ông P. Theo VKS, chứng cứ
khởi kiện là vi bằng ngày 13-10-2018
do thừa phát lại huyện Bình Chánh ghi
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
VKS cho rằng ông P. là
người nước ngoài và không
có việc làm ổn định nên đề
nghị HĐXX không chấp
nhận yêu cầu thay đổi
người nuôi con của ông.
nhận việc ông P. bị bà N. gây khó khăn
khi thăm con chung là không có cơ sở.
Bởi nội dung vi bằng đề cập: “Nay ông
P. tiếp tục thăm nom và đưa bé đi chơi
một số hoạt động ngoài trời như đi sở
thú, trượt băng... Để có chứng cứ cho
việc ông có đến thăm và đưa bé đi chơi,
ông yêu cầu thừa phát lại đến chứng
kiến và ghi nhận toàn bộ sự việc”.
Thừa phát lại này chỉ ghi nhận việc
đi cùng ông P. đến nhà bà N. chứ không
chứng kiến việc bà N. cản trở, không
cho ông P. thăm nuôi, chăm sóc con
chung. Vì vậy theo VKS, đây không
phải là chứng cứ chứng minh việc bà
N. cản trở quyền thăm nuôi, chăm sóc,
giáo dục con chung.
Về điều kiện nuôi con, bà N. có điều
kiện tốt hơn, bà có nhà riêng, kinh tế
ổn định trong khi ông P. không có chỗ
ở ổn định, phải ở nhà thuê, là lao động
theo hợp đồng có thời hạn và là người
nước ngoài nên chỉ được đăng ký tạm
trú dài hạn.
Hơn nữa, theo VKS, cháu bé sống
với mẹ từ nhỏ, tình trạng sức khỏe rất
tốt, học tập tích cực. Như vậy thì sự
chăm sóc của người mẹ là tốt nhất, đảm
bảo sự phát triển cả về tinh thần lẫn
thể chất. Do đó, vì lợi ích và đảm bảo
sự phát triển bình thường của cháu bé,
VKS cho rằng nên giao cháu bé cho
người mẹ tiếp tục nuôi dưỡng.
Chúng tôi sẽ thông tin kết quả phiên
xử phúc thẩm vụ án này.•
1. Trong trường hợp có yêu cầu của
cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được
quy định tại khoản 5 điều này, tòa án
có thể quyết định việc thay đổi người
trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi
con được giải quyết khi có một trong
các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay
đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp
với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không
còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi
conphải xemxét nguyện vọng của con
từ đủ bảy tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha
vàmẹ đều khôngđủđiều kiện trực tiếp
nuôi con thì tòa ánquyết địnhgiao con
cho người giám hộ theo quy định của
Bộ luật Dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo
quy định tại điểm b khoản 2 điều này
thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân,
cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu
thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về
gia đình;
c)Cơquanquảnlýnhànướcvềtrẻem;
d) Hội Liên hiệp Phụ nữ.
(Điều 84 Luật Hôn nhân
và Gia đình)
Hôm nay, xử nữ tài xế lái BMW gây tai nạn ở Hàng Xanh
TAND quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết hôm nay (17-
6), tòa này đưa ra xét xử nữ tài xế lái xe BMWgây tai nạn
ở Hàng Xanh khiến một người chết và sáu người bị thương.
Theo đó, bị cáo  Nguyễn Thị Nga (46 tuổi, ngụ quận 12) bị
truy tố về tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 (khung hình
phạt 3-10 năm tù).
HĐXX sơ thẩm do thẩm phán PhạmTuấnAnh, Phó Chánh
án TAND quận Bình Thạnh, làm chủ tọa. Trước đó, TAND
quận Bình Thạnh đã ra lệnh bắt và tạm giam bị cáo Nga để
đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án. Bà Nga cũng từng bị
tạm giam nhưng sau đó được cho tại ngoại.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, khuya 21-10-2018,
sau khi ăn nhậu, bà Nga lái ô tô hiệu BMWchạy trên đường
Điện Biên Phủ, về nhà ở quận 12. Khi đến vòng xoay Hàng
Xanh, chiếc xe do bà Nga điều khiển tông liên hoàn vào năm
xe máy và một ô tô đang dừng chờ đèn đỏ phía trước cùng
chiều. Vụ tai nạn khiến một người phụ nữ chết tại chỗ và sáu
người bị thương với những mức độ thương tích khác nhau...
YẾN CHÂU
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook