290-2019 - page 13

13
Cậu bé 11 tuổi trải qua 16 ca mổ
phi thường
TÂMAN
C
ho đến lúc này, chị Phan
Thị Bích Nghĩa (SN
1981, quê Quảng Bình)
vẫn cảm thấy rùng mình mỗi
khi nhớ lại chuyện xảy ra với
chồng và con trai hơn một
năm trước.
Chiều 20-11, anh PhanVăn
Thọ cùng con trai đến tri ân
một thầy giáo thì bất ngờ gặp
tai nạn. Hậu quả là một chiếc
xe ben đã cướp đi chiếc chân
trái và nửa bàn chân phải của
Phan Hà Nhật Huy - cậu con
trai 10 tuổi của anh chị.
“Mẹ coi ba ở mô rồi,
đừng lo cho con!”
Đứng chờ ngoài phòng
phẫu thuật, chị thấp thỏm,
ruột gan như có lửa đốt mỗi
khi bác sĩ thông báo Huy mất
quá nhiều máu, phải truyền
máu liên tục.
Cuối cùng, camổ đằng đẵng
cũng kết thúc sau ba giờ đồng
hồ. Các bác sĩ bước đầu đã xử
lý nhiễm trùng, cắt lọc phần
thịt bị dập, nát ở phần còn lại
của chân bị đứt lìa và quanh
bàn chân phải. Nhìn con trai
nằm bất động trên giường
bệnh, xung quanh là máy
móc, dây nhợ, tâm trí người
mẹ khi ấy thật ngổn ngang.
SớmhômsauthìHuytỉnhlại,
người đầu tiên em hỏi không
ai khác ngoài anh Thọ. “Con
gọi mẹ rồi vội vã hỏi: “Ba ở
mô rồi? Ba bị nặng lắm, mẹ
đi tìm ba đi, đừng có lo cho
con”. Còn nhỏ nhưng Huy
sống rất tình cảm, lúc đau rứa
mà cứ lo cho ba miết thôi. Tới
khi tận mắt nhìn thấy ba thì
hắn mới thôi lo lắng” - chị
Nghĩa nhớ lại.
Ngay hôm đó Huy được
chuyển ra BV ĐH Y Dược
Huế và bước vào một cuộc
chiến với hy vọng cứu sống
bên chân còn lại. Chỉ trong
một thời gian ngắn, Huy phải
trải qua tổng cộng tới 13 ca
phẫu thuật. Cứ khoảng 5-7
ngày em lại vào phòng mổ,
trong đó ca ngắn nhất kéo dài
1,5 giờ, còn lại đều từ 2-3 giờ
đồng hồ.
Chị Nghĩa kể phòng mổ
không đáng sợ, lúc di chuyển
từgiườngbệnh sangbăngcavà
quãng thời gian sau khi phẫu
thuật mới là điều kinh khủng
nhất với Huy. Vết thương ở
hai bên chân bị nhiễm trùng
nặng, nó giống như con quái
vật từng giờ từng phút lao
vào cắn xé khiến em vật lộn
trong đau đớn.
Hơn hai tháng trời em phải
dùng thuốc giảm đau liều
nặng, hết tiêm đến truyền,
nhưng những cơn đau vẫn
cứ dai dẳng.
“Mỗi lần điều dưỡng lấy
ven là con kêu trời kêu đất.
Có lúc đau quá, hắn thà cắn
răng chịu đựng chứ nhất quyết
không cho truyền thuốc nữa.
45ngàyđầu rất
vất vả. Những
lần thay băng
kéo dài hàng
giờ là những
cuộc chiến của
cả con lẫnmấy
cô, chú điều
dưỡng”-chịkể.
Gầnbatháng
điều trị ở BV ĐH Y Dược
Huế, điều khiến mọi người
khâm phục và yêu quý cậu bé
Quảng Bình là tinh thần lạc
quan và sức chịu đựng đáng
kinh ngạc của em. Những lúc
đau nhất Huy cũng chỉ la hét
như một cách giải tỏa tâm lý
chứ tuyệt nhiên không khóc
nhè vì “Con lớn rồi”, như
em nói.
Chẳng thế mà các bác sĩ,
điều dưỡng ở đây vẫn hay
Vẫn chăm chỉ học từ xa
Huy học giỏi, chăm học và rất có nghị lực. Sau vụ tai nạn,
em phải nghỉ học nên chưa hoàn thành chương trình lớp
5. Hai cô trò vẫn học với nhau qua Zalomỗi ngày. Gặp hoàn
cảnh khó khăn nhưng em vẫn luôn lạc quan, làm bài chăm
chỉ và thường nộp bài trước thời gian quy định. Dù ở xa
nhưng thầy cô và các bạn trong lớp vẫn thường xuyên gọi
điện thoại chuyện trò để động viên Huy tiếp tục chiến đấu.
PHAN THỊ HẰNG,
giáo viên chủ nhiệm của Huy
Những lúc đau nhất,
Huy cũng chỉ la hét
như một cách giải
tỏa tâm lý chứ tuyệt
nhiên không khóc
nhè vì “Con lớn rồi”,
như em nói.
Đời sống xã hội -
ThứHai 16-12-2019
Gần ba tháng sau tai nạn thực sự làmột cuộc chiến đối với cậu bé người Quảng Bình. Mới 11 tuổi nhưng em
phải trải qua tới 16 ca phẫu thuật để cứu đôi chân củamình.
gọi em là chàng chiến binh
dũng cảm, còn những bệnh
nhân lớn tuổi thì nhìn em để
có thêm động lực chiến đấu
với bệnh tật.
Kiên trì tập đi để giữ
chiếc chân còn lại
Đến tháng 2-2019, Huy
chuyển vào BV Chỉnh hình
và Phục hồi chức năng TP
Đà Nẵng và phải đối diện
với một quyết định khó khăn:
Nên hay không cắt bỏ bên
chân còn lại?
Chị Nghĩa kể lúc này Huy
không còn đau nặng nhưng
chân phải của em rất yếu
do chỉ trụ bằng mấy ngón
chân. Vì vậy, sau nhiều lần
hội chẩn với các chuyên gia
nước ngoài, giám đốc bệnh
viện đã gọi chị lên phòng và
gợi ý nên cắt bỏ chiếc chân
còn lại, sau đó làm hai chân
giả để bé đi lại dễ dàng hơn.
“Bác sĩ bảo giờ không mổ
nâng cổ chân thì con không đi
được mà mổ thì cũng không
biết thế nào.
Tuynhiên, các
bác sĩ ngoài
Huếđãcốgắng
đếnchừngnày
rồi thì họ cũng
rángthêmchút
nữa để giữ lại
chân cho con.
Sau khi mổ
nâng cao cổ chân, nếu sau
sáu tháng tập mà con không
đi được thì gia đình nên đưa
ra quyết định. Bác sĩ nói đi
nói lại mấy lần rứa” - chị
Nghĩa chia sẻ.
Sau bao đêm trằn trọc,
chị quyết định nói cho Huy
chuyện này. “Tôi bảo chừ con
để rứa là đi lại khó, chân phải
trụ yếu nên tập thì cũng rất
đau. Nếu con cắt đi, làm hai
chân giả thì con có thể chạy
Huy cùngmẹ tập luyện tại BVChỉnh hình và Phục hồi chức năng TPĐàNẵng. Ảnh: T.AN
nhảy dễ dàng hơn. Chừ con
tính răng?”. Hắn vừa nghe
đã kiên quyết: Không, con
để rứa, con chịu được”. Vợ
chồng tôi tôn trọng ý kiến của
con. Trước mắt cứ tập phục
hồi, đợi hắn lớn hắn quyết
định sau” - chị nhớ lại.
Tháng 7-2019, sau khi phẫu
thuật nâng cổ chân phải, Huy
háo hức trở về quê để kịp
tham dự lễ khai giảng năm
học mới. Sau đó em trở lại
bệnh viện cho ca mổ thứ 16
và ở lại tập vật lý trị liệu cho
đến nay. Đáng mừng là sau
thời gian nỗ lực tập luyện,
em đã có thể tập đi với nạng.
Chia sẻ về tình hình của
chồng, chị Nghĩa cho hay
anh Thọ đi lại khó khăn, sức
khỏe cũng yếu đi nhiều sau
vụ tai nạn. Anh làm bảo vệ ở
quê với mức lương 3,5 triệu
đồng/tháng. Bản thân chị trước
đây là giáo viên mầm non
nhưng sau đó phải xin nghỉ
để chăm sóc con. Cứ chiều
tối, sau khi cùng con trở về
từ bệnh viện, chị lại đi dọn
dẹp theo giờ cho một phòng
khám tư để có tiền trang trải
cuộc sống của hai mẹ con.•
Họ đã nói
Tự giác tập đi
Huy là cậu bé hay cười, chịu
khó và rất lạc quan. Lúc đầu
mới tập, chân em còn yếu, bị
ngã nên em có khóc chút xíu.
Sau đómẹ và tôi động viên thì
em đã tập luyện rất chăm chỉ.
Có khi tôi không cần nói thì em
vẫn tự giác tập.
Chị
TRƯƠNG THỊ LIỄU,
kỹ thuật
viên phục hồi chức năng,
BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng
TP Đà Nẵng
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thành
cây thông đặc biệt để chào đón Noel và
mừng năm mới 2020 sắp tới.
Với chiều cao 11 m, cây thông được
xem là thông minh vì có hệ thống điều
khiển 64 kênh, được lập trình nhiều
phương án phát sáng đèn LED khác nhau,
có thể thay đổi màu và cường độ ánh sáng
theo nhạc, theo giờ.
Cây thông được đặt ngay trước tòa nhà
trung tâm của trường, vừa tạo điểm nhấn,
vừa giúp các sinh viên thỏa sức ngắm và
chụp ảnh lưu niệm.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng
nhà trường, cho biết từ bốn năm nay, nhà
trường cho phép và hỗ trợ sinh viên trang
trí cây thông thông minh dịp năm mới. Tuy
nhiên, cây thông này không đơn giản là
thông, bởi nó không chỉ làm đẹp cho ngôi
trường giúp các em thêm niềm vui và tự
hào về trường, mà nó còn là sản phẩm sáng
tạo của chính sinh viên thuộc các chuyên
ngành khác nhau như cơ điện tử, tự động
hóa, kỹ thuật điều khiển, kỹ nghệ gỗ, kiến
trúc, in, đồ họa...
Với thiết kế thông minh, sinh viên sẽ lập
trình cho ánh sáng LED nhảy múa trong
bữa tiệc ánh sáng và theo nhạc cho cây
thông này.
Theo ông Dũng, trường có gần 50 sinh
viên quốc tế đến học và rất nhiều sinh viên
trao đổi ngắn hạn nên cây thông sẽ giúp
các em nhớ ngày tết quê mình, đồng thời
nhà trường cũng dần hội nhập với thế giới.
Bởi với nhiều quốc gia, cây thông ngày
tết Tây cũng giống như hoa đào, hoa mai
ngày tết âm lịch của người mình vậy.
Được biết có khoảng 20 sinh viên của
nhiều ngành học cùng thực hiện cây thông
này, các em thường làm vào buổi tối hoặc
những khi rảnh sau giờ học.
Kinh phí để làm cây thông thông minh
này khoảng 45 triệu đồng, do nhà trường
và các cựu sinh viên hỗ trợ. Những sinh
viên thực hiện cũng được hỗ trợ chi phí,
mỗi em 30.000 đồng/giờ.
PHẠM ANH
CâyGiáng sinh 11mthôngminhdo sinh viên thiết kế
Những khoảnh khắc rực rỡ của cây
Giáng sinh thôngminh. Ảnh: PHẠMANH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook