290-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 16-12-2019
Doanh nhân Việt bán robot
cho công ty Nhật Bản
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
K
hởi nghiệp từ việc sửa
chữa, bảo trì dịch vụ
máy CNC (viết tắt tiếng
Anh: Computer Numerical
Control, thuật ngữ chỉ những
hệ thốngmáy tiện cơ khí được
điều khiển bằngmáy tính), TS
Bùi Thanh Luân, Giám đốc
Công ty TNHH Cơ điện tử
Hiệp Phát, đã chế tạo thành
công các cánh tay robot bán
cho các công ty Nhật và các
bộ truyền dữ liệu CNC bán
khắp thế giới.
Thợ sửa máy Nhật và
đơn đặt hàng robot
. Phóng viên
:
Để tiến đến
việc sản xuất các sản phẩm
có hàm lượng công nghệ cao,
con đường khởi nghiệp của
ông có xem là cơ duyên?
+ Ông
Bùi Thanh Luân
:
Có một điều may mắn là khi
học tại Trường ĐH Bách
khoa TP.HCM, tôi đã được
các thầy cho thực hành trên
các dòng máy CNC. Thời
điểm cuối thập niên 1990,
chủ yếu là những dòng máy
cơ điện, trong khi máy tính
đang lên ngôi. Vậy là thầy
trò mua các dòng máy này
về, tìm tòi cách kết nối với
máy tính và viết phần mềm
cho máy chạy.
Hóa ra lại thành công hơn
mong đợi, bán rất chạy với
giá cao gấp nhiều lần. Tuy
nhiên, có một điểm bất lợi
với những dòng máy chế
lại để kết nối máy tính là do
sử dụng máy tính bàn hay
bị virus nên chạy không ổn
định. Mà máy tính có vấn đề
là máy CNC không thể hoạt
động hiệu quả.
Tôi thấy tiếp tục cách này
là không ổn nên tập trung vào
dịch vụ bảo trì máy nguyên
bản và chủ yếu nhận dịch
vụ sửa chữa cho các doanh
nghiệp Nhật.
. Vậy điều gì khiến ông tiến
đến lĩnh vực sản xuất robot?
+ Một công ty Nhật sử
dụng cánh tay robot để gắp
các sản phẩm đưa vào máy
CNC. Mình đến sửa chữa
nhiều cho họ nên một hôm,
ông chủ Nhật hỏi mình nhận
xét về con robot đó.
Vì nó là thế hệ cũ nên tôi
nói còn nhiều khiếm khuyết
và chạy chậm. Thế là ông ta
hỏi tôi có thể làm được con
robot này với những cải tiến
như đã nói không, đồng thời
giá cả phải hợp lý. Tôi nói là
đủ khả năng.
Về công ty, đội ngũ kỹ
sư thiết kế bản demo, xong
mang đến biểu diễn cho ông
ta xem. Không nói gì, ông
chỉ hỏi giá cả.
Tôi báo xong giá thành
thì suốt ba tháng sau chẳng
thấy ông ta nói gì hay đề
cập đến. Đến tháng thứ
năm, ông gọi đến nhà máy
và đưa ra một con robot y
chang của tôi do một công
ty khác làm và nói giá của
tôi chưa hợp lý, đồng thời
kêu tôi tính toán lại.
Tuynhiên,vớirobotcủacông
ty kia làm, họ không hiểu sâu
về máy CNC nên công suất
còn chậm hơn con robot thế
hệ cũ của Nhật. Tôi nói sẽ làm
robot tốt hơn nhưng yêu cầu
giá cao hơn bên đó 50 triệu
đồng, khoảng 10.000 USD.
Ông ta đồng ý và đặt luôn 40
robot. Kết quả vận hành con
robot của tôi đạt năng suất 900
sản phẩm/ca (tám tiếng/ca),
cao gấp ba lần robot Nhật chỉ
có 300 sản phẩm/ca. Sau đó
qua nhiều lần cải tiến, nâng
lên được 1.200 sản phẩm/ca.
. Vậy để thiết kế ra con robot
bán cho công ty Nhật ông đối
diện bài toán khó nào?
+ Nói chung khó nhất vẫn
là phần cơ khí. Nhưng nhờ
làm dịch vụ bảo trì nên hỗ
trợ rất nhiều cho chuyện
này... Mình thiết kế con robot
trên nền tảng công nghệ của
Nhật nhưng phát triển thêm
theo ý tưởng, công nghệ của
mình. Chỉ có cách đó mới
làm được, vì thông thường
các hãng sản xuất luôn giấu
bí mật công nghệ. Nhiều khi
thấy cái máy vậy đó nhưng
không cách nào làm được.
“Đối tác Hàn Quốc
tức la làng”
. Qua những thứ đã làm
được, ông có nghĩ kỹ sư Việt
Namhoàn toàn có thể làmchủ
và tạo ra được công nghệ?
+ Về năng lực hay trình độ
chuyênmôn, kỹ sưViệt không
thua kém ai hết. Nhưng mình
lại đi sau họ về tính kỷ luật,
sự nguyên tắc và tuân thủ.
Chẳng nói đâu xa, tôi dẫn
chứng ngay điển hình công
ty của tôi. Một đối tác Hàn
Quốc gặp tôi hỏi có thể sản
xuất được đầu spindle cho
“Ốc vít của
Samsung hay vỏ
điện thoại iPhone,
doanh nghiệp Việt
thừa sức sản xuất
với đúng tiêu chuẩn
đặt ra” - ông Bùi
Thanh Luân.
máy CNC. Đây là một đầu
trục quan trọng của máy CNC
để tạo phôi, cắt gọt sản phẩm.
Tôi nói làm được nhưng
ông phải dạy tôi. Vậy là đối
tác Hàn mang bản vẽ, máy
móc, chuyển giao công nghệ
và dạy cho cách làm. Ông ta
chỉ nói mình làm sao giống y
chang sản phẩm với giá thành
tốt nhất, vì những sản phẩm
này xuất sang Hàn, Nhật và
nhiều nước khác.
Mất một năm học hỏi rồi
bắt đầu chính thức vào sản
xuất thành phẩm. Lúc này
mới có chuyện xảy ra. Đầu
tiên tôi đến một nhà máy thép
Việt Nam đặt thép nguyên
liệu để sản xuất, tất nhiên
với các yêu cầu rất khắt khe
cho dòng sản phẩm vốn đòi
hỏi chịu lực, hoạt động công
suất cao.
Tôi nhận cục thép đó, mang
về làm chi tiết rất công phu
để ra cái đầu spindle. Sau đó
mang đi tôi để sản phẩm gia
tăng độ cứng. Qua nhiệt, các
sản phẩm này nứt hết. Điều
đó cho thấy nhiều khi người
Việt của mình sản xuất một
sản phẩm không đúng tiêu
chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, tôi cũng giải
quyết được xong phần thép.
Giờ mới đến nhân viên của
mình. Chuyển sang làm sản
phẩm đòi hỏi sự chính xác
tuyệt đối là bắt đầu có chuyện.
Vì đã quen cách làm ngày
xưa, có lỗi chút cũng không
sao, vậy là mấy anh làm thinh
bỏ qua, kể cả bộ phận giámsát
chất lượng sản phẩm. Mình
thấy cũng tốt, đóng gói gửi
qua Hàn Quốc. Đối tác Hàn
ngay lập tức la làng “giá rẻ
nhưng không sử dụng được
thì làm rẻ để làm gì”.
Cứ hình dung thế này, một
sản phẩmcó đến 15 chi tiết thì
mấy anh làm sai 7-8 chi tiết.
Mỗi cái không bị lỗi này lại
bị lỗi khác. Mà nhà máy của
mình không có công nhân, chỉ
toàn là kỹ sư và được đào tạo
bài bản. Cũng phải mất một
năm nữa mới đưa mọi người
vào khuôn khổ về tính tuân
thủ, kỷ luật công việc và loại
bỏ tính làm việc đại khái.
. Vậy phải chăng do vấn
đề nhân lực không có tính
tuân thủ nên mới dẫn đến
chuyện không thể sản xuất
được chiếc ốc vít cho điện
thoại Samsung?
+ Không, đây lại là câu
chuyện khác. Với ốc vít hay
vỏ điện thoại iPhone hay
Samsung đang có, doanh
nghiệp Việt thừa sức sản xuất
với đúng tiêu chuẩn đặt ra.
Nhưng theo tôi biết Samsung
đặt ra quá nhiều điều kiện
khắt khe cho việc sản xuất
ốc vít, trong khi yêu cầu giá
thành lại rẻ. Một điều kiện
không tưởng kể cả cho các
hãng nước ngoài nên doanh
nghiệp Việt không thể làm.
Cách đây hơn chục năm,
chính công ty tôi đã từng sản
xuất cho công ty của Pháp
những loại ốc vít để bắt trong
cột sống, nẹp xương gãy. Sản
phẩm này được công ty đó
xuất khẩu đi khắp thế giới,
trong đó có Việt Nam. Thế
nên mới có chuyện vui, cậu
học trò của tôi gãy tay, khi
mở đinh vít đã nẹp xương gãy
thì mới phát hiện cái đinh do
công ty mình sản xuất, các
bác sĩ cũng ngạc nhiên.
. Xin cám ơn ông.!•
TRÒ CHUYỆN
DOANH NHÂN
“Về năng lực, kỹ sư Việt không thua kémai hết. Nhưngmình đi sau họ về tính kỷ luật, sự nguyên tắc và
tuân thủ” - giámđốc Công ty TNHHCơ điện tửHiệp Phát chia sẻ.
Hiện nay
Công ty
TNHHCơ
điện tửHiệp
Phát đang
đi theo sản
xuất các sản
phẩmchính
xác cao, bắt
kịp xu hướng
thế giới.
Ảnh: PM
Ông Bùi Thanh Luân: “Bước đầu khởi nghiệp, tôi chủ yếu thực hiện các dịch vụ và sửa chữa bảo trì
máy CNC”. Ảnh: QUANGHUY
Họ đã nói
Ngành cơ khí có lợi nhuận
thấp nhưng nó là xương sống
củangànhcôngnghiệpchếtạo,
muốnpháttriểncácngànhcông
nghiệp phụ trợ thì cần chính
sách vĩ mô hỗ trợ cơ khí trong
nước. Ví dụ, chính sách thuế
nhập, nhập linh kiện thì mấy
chục phần trămthuế, trong khi
nhập nguyên cái máy thuế 0%
thì doanh nghiệp cơ khí trong
nước chỉ có thua trên sân nhà.
Hỏng máy, công ty Nhật gọi kỹ sư Việt
. Với các bước đi bài bản, từ xuất phát điểm làm dịch vụ bảo
dưỡng rồi đến sản xuất sản phẩm công nghệ cao, con đường
đi tiếp theo của công ty ông sẽ được nâng cấp lên mức độ nào?
+Hiệnnay công ty đangđi theo sản xuất các sảnphẩmchính
xác cao, bắt kịp xu hướng thế giới. Chẳng hạn, hiện công ty
đang sản xuất các bộ truyền micro DNC 2 là thiết bị dùng để
truyền, đọc dữ liệu và chương trình gia công sau khi đã được
lập trình vào máy CNC thông qua USB hoặc mạng nội bộ
(LAN, WiFi). Hiện sản phẩmbộ truyền của công ty đã bán trên
40 quốc gia trên thế giới.
. Người Nhật vốn kỹ tính, đưa ra tiêu chuẩn khắt khe và thích
sử dụng dịch vụ của chính họ, vậy tại sao lại đặt niềm tin vào
công ty của ông?
+ Để gầy dựng lòng tin với người Nhật, đầu tiên phải là uy
tín. Các nhà máy Nhật chạy các đơn hàng với thời gian tính
toán rất sát sao nên máy hư có nghĩa sẽ không đáp ứng được
tiến độ giao hàng.
Do đó, phải bằng mọi giá làm cho máy hoạt động trở lại,
có những hôm tôi làm xuyên đêm vì chiếc máy hư hỏng khá
phức tạp. Và mọi hư hỏng đều được đội ngũ kỹ sư Việt giải
quyết suôn sẻ nên từ đó mình tạo được chữ tín với họ. Thậm
chí tên công ty nằm trong hiệp hội của họ và có vấn đề gì liên
quan đến máy CNC là họ cứ gọi mình.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook