290-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 16-12-2019
Tiêu điểm
“TP.HCM là nơi thu
ngân sách rất nhiều,
tại sao lại không
đầu tư để giải quyết
nhưng điểm nghẽn.
Từ đó, TP phát triển
bứt phá và đóng
góp nhiều hơn cho
tăng trưởng kinh tế
và nguồn thu ngân
sách trung ương bền
vững.”
PGS-TS
Trần Hoàng Ngân
“Ngân sách để lại cho TP.HCM
không phải là khoản chi tiêu dùng,
mà đây là khoản đầu tư phát triển
để tăng nguồn thu cho cả nước.”
Lý do cần tăng tỉ lệ điều tiết
MẠNHLÊ - TÁ LÂM
T
P.HCM đang xây dựng
đề cương chi tiết Đề án
tỉ lệ điều tiết các khoản
thu phân chia giữa ngân sách
trung ương và ngân sách TP.
PGS-TSTrầnHoàngNgân,
Viện trưởngViện Nghiên cứu
phát triển TP.HCM, ủy viên
Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội, nhận định: Bài toán ngân
sách cần giải quyết ở đây là
giữa cái chung và cái riêng vì
ngân sách trung ương và địa
phương lồng ghép, đan xen
nhau. Vì thế việc giải quyết
cho TP.HCM là giải quyết cái
riêng nhưng luôn đặt trong
bối cảnh chung của cả nước.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân
cho rằng vấn đề là làm sao
tăng đầu tư cho TP.HCM,
tức tăng tỉ lệ điều tiết ngân
sách để lại cho TP, phù hợp
hơn với những đóng góp của
TP.HCM đối với cả nước,
theo nguyên lý làm nhiều
thì phải được hưởng nhiều.
Điều này cũng phù hợp hơn
về mặt phân bổ đầu tư, nơi
nào làm việc có hiệu quả cao
nhất thì ưu tiên đầu tư nơi đó.
Câu chuyện đã nhìn thấy cách
đây rất lâu rồi.
TP.HCM đang quá tải
.
Phóng viên
:
Thưa ông, cơ
sở đề xuất tăng tỉ lệ điều tiết
ngân sách cho TP.HCM căn
cứ vào đòi hỏi thực tiễn nào
của siêu đô thị này?
+ PGS-TS
Trần Hoàng
Ngân
: Đó là áp lực và thách
thức của một thành phố siêu
đô thị (tính cả dân số vãng
lai là trên 13 triệu dân).
TP.HCM hiện nay đang quá
tải về hạ tầng kỹ thuật và đối
mặt với nhiều thách thức về
kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm không
khí, quá tải các bệnh viện và
trường học...
Sự quá tải này không phải
bây giờ mới đối mặt mà đã có
từ lâu và ngày càng lớn hơn,
Cầnxemxét sửaquyđịnh liênquan trongLuậtNgânsách
So với các siêu đô thị hơn
10 triệu dân trên thế giới, bình
quânmứcđiều tiết là40%-50%,
thấp nhất như Paris cũng lên
đến 33%. Từ đó cho thấy tỉ lệ
điều tiết ngân sách để lại cho
TP.HCMchỉ có 18% là quá thấp.
đang đạt đến điểm nghẽn.
Nếu không giải quyết các quá
tải này thì chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc
sống của người dân.
Những bức thiết đó đòi hỏi
phải có sự đầu tư. Theo đó
tỉ lệ điều tiết ngân sách cho
TP.HCM phải tương thích thì
TPmới chủ động được nguồn
lực để xây dựng cơ sở hạ tầng
tốt hơn nhằm giải quyết các
áp lực đang đối mặt.
Đơn cử như cầu Bình Tiên
(quận 8), mấy chục năm rồi
không làm được cho dân, hay
như sự chậm trễ của tuyến
metro số 1 Bến Thành - Suối
Tiên thấy xót xa lắm. Các
đường vành đai cũng đang
vướng chưa xong.
Ngoài ra, áp lực về tệ nạn
xã hội, an ninh trật tự phức
tạp cũng cần phải có những
khoản chi quản lý để đảm bảo
được trật tự an toàn xã hội.
TP.HCM là nơi thu ngân
sách rất nhiều, tại sao lại
không đầu tư để giải quyết
nhưng điểm nghẽn đó. Từ đó
TP phát triển bứt phá và đóng
góp nhiều hơn cho tăng trưởng
kinh tế và nguồn thu ngân
sách trung ương bền vững.
.
CóýkiếnchorằngTP.HCM
vẫn đang phát triển tốt, các
chỉ tiêu ngân sách trung
ương giao những năm gần
đây liên tục tăng nhưng TP
vẫn thu đạt, thậm chí vượt
mức được giao, vậy có cần
phải tăng tỉ lệ điều tiết ngân
sách. Quan điểm của ông về
điều này thế nào?
+ Về dự toán thu ngân
sách, trong ba năm đã tăng
gần 100.000 tỉ đồng nhưng
TP.HCM vẫn vượt thu. Năm
nay thu ngân sách dự kiến đạt
hơn 412.000 tỉ đồng (ước đạt
103,3% dự toán). Đây là một
.
Phóng viên
:
Trên cơ sở TP.HCM đề xuất
tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách thì Quốc hội có nên
xem xét sửa Luật Ngân sách, thưa ông?
+ PGS-TS
Trần Hoàng Ngân
: Đúng là cần
phải có sự hoàn thiện lại Luật Ngân sách nhà
nước. Một thành phố như TP.HCM thu ngân sách
nhiều như vậy nhưng hiện vẫn luôn bội chi ngân
sách địa phương. Theo số liệu thống kê, từ năm
2017 đến nay trong dự toán ngân sách TP.HCM
luôn luôn phải bội chi ngân sách địa phương. Như
vậy có gì đó bất hợp lý trong bài toán ngân sách,
tại sao thu nhiều hơn chi mà phải bội chi.
Chẳng hạn như năm 2019 dự toán thu là
399.125 tỉ đồng (tổng thu ước đạt là 412.000 tỉ
đồng), chi là 77.800 tỉ đồng nhưng vẫn phải bội
chi hơn 3.500 tỉ đồng. Dự kiến trong năm 2020,
con số phải bội chi có thể hơn 10.000 tỉ đồng.
Theo Luật Ngân sách, hiện có ba khoản thu
trong các khoản thu ngân sách địa phương.
Một khoản ngân sách trung ương hưởng 100%,
một khoản ngân sách địa phương được hưởng
100% và một khoản thu phân chia theo tỉ lệ.
Đối với khoản thu ngân sách trung ương
hưởng 100% thì cần phải xem xét lại theo
nỗ lực rất lớn của TP.HCM.
Nhưng sự cố gắng của TP
đến một lúc nào đó nó sẽ mỏi
cánh, đến một lúc nào đó đầu
tàu này sẽ gặp khó trước các
điểm nghẽn. Biểu hiện là thu
hút đầu tư nước ngoài đang
giảm dần và số lượng thành
lập mới doanh nghiệp năm
nay cũng không đạt kế hoạch.
Điều đó cho thấy các nhà đầu
tư hiện đang có phản ứng
không tích cực đối với kết
cấu hạ tầng của TP. Khách
du lịch đến đây cũng than
phiền, thậm chí người dân cả
nước khi đến TP.HCM cũng
rất ái ngại khi gặp cảnh kẹt
xe, ngập nước... Đây chính là
chỗ TP cần giải quyết.
.
Việc tháo gỡ các điểm
nghẽn cho TP.HCM có ý
nghĩa gì đối với kinh tế toàn
vùng cũng như sự phát triển
chung của cả nước?
+ Bài toán căn cơ là cần có
tài chính để TP có thể đóng
góp vì cả nước, cùng cả nước
tốt hơn nữa. Thời gian qua,
TP vượt qua được các sức
ép cũng nhờ có Nghị quyết
54 nhưng cơ chế của nghị
quyết này chưa đủ, phải có
sự hỗ trợ thiết thực hơn nữa.
TP.HCM cần mạnh dạn đề
xuất trung ương tăng tỉ lệ
điều tiết ngân sách để có thể
chủ động bứt phá.
Một điều quan trọng nữa,
TP.HCMnằm trong vùng tăng
trưởng mạnh của cả nước nên
khi đầu tư phát triển choTPthì
TP sẽ đầu tư phát triển những
điểm thắt trong kết nối vùng
như kết nối với Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Tây Ninh; kết nối với sân bay
Long Thành trong tương lai
và đặc biệt kết nối với vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Từ đó, tạo sự lan tỏa về sự
phát triển của vùng. Thực
tế đã chứng minh, thời gian
qua TP.HCM đã hỗ trợ được
các vùng phát triển và có tỉ
lệ đóng góp cho ngân sách
tăng lên như Bình Dương,
Đồng Nai... Cho nên đầu tư
cho TP.HCM là đầu tư cho
các vùng năng động.
Đủ điều kiện để tăng
tỉ lệ điều tiết
.
Theo ông, bây giờ có phải
là thời điểm thích hợp nhất để
xem xét lại tỉ lệ điều tiết ngân
sách cho TP.HCM?
+ Về mặt lý lẽ, lập luận là
Giải quyết các điểmnghẽn phát triển cho TP.HCMchính là góp phần vào sự phát triển của kinh tế toàn vùng và cả nước.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Giai đoạn
Số địa phương tự chủ về tài chính
2007-2010
11
2011-2016
13
2017 đến nay
16
2020 trở đi Khả năng sẽ nhiều hơn nữa
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook