14
Bạn đọc -
ThứSáu13-3-2020
Che giấu hiện trạng bệnh COVID-19:
Phạt đến 1 triệu đồng
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm2007 nghiêmcấm
các hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không
kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm...
Đi kèmtheo đó là các quy định xử phạt hành chính những
trường hợp sai phạm. Cụ thể, theo Nghị định 176/2013,
hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A (như COVID-19) sẽ bị cảnh
cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Hành vi che giấu
hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhómA của bản thân
hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm
A sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hay như
che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác
khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch bị
phạt 1-2 triệu đồng…
Thậmchí, nếu có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người thì còn có thể bị xử lý hình sự về tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Người phạm tội có
thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc
bị phạt tù 1-5 năm.
Lý giải lỗi lây dịch của
bệnh nhân thứ 17
Mặc dù có đếnÝnhưng hộ chiếuViệt Namcủa bệnh nhân không có con
dấu xuất nhập cảnh của nước này. Vậy caCovid 17 có sai phạmgì không?
NGUYÊNTHY
“M
ấy ngày nay chạy
xe ế quá, không
đủ bù tiền mua
xe. Lẽ ra đỡ hơn rồi mà tại
cô Nhung đó chị. Rồi mấy
đứa học trò theo lẽ đi học
rồi, cũng tại cô Nhung…”.
Thêm một lời than vãn như
thế từ một tài xế Grab (mà
người viết nghe kể lại vào
sáng qua) cho thấy dịch
COVID-19 quả là đang gây
đại họa cho nhiều gia đình.
Mới nghe lời của anh này,
nhiều người có thể hơi tức
cười về việc người đã xui rủi
mắc bệnh mà lại còn bị lên án
nữa. Lại nữa, cô Nhung BN
17 không phải là tội đồ duy
nhất gây ramọi hậu quả có liên
quan đến dịch COVID-19
…
Song ngẫm lại sẽ thấy
những người có nguy cơ và
đã bị nhiễm COVID-19 như
cô Nhung ấy rất đáng bị
dư luận hài trách nhiệm để
mọi người cùng nhắc nhau
không được phạm thiếu sót
tương tự. Bởi lẽ nếu ngay từ
đầu họ thực sự biết sợ dịch
để có hành xử đúng nhằm
trước tiên là bảo vệ mình
và cho thân nhân… thì dịch
COVID-19 đã không bùng
phát mạnh như hiện tại.
Cô BN 17 có
hai hộ chiếu
Người tên Nhung - BN 17
đó chính là ca đem virus từ
Anh về VN và là ca bệnh đầu
tiên được phát hiện ở Hà Nội.
Cô được phát hiện dương tính
với COVID-19 vào tối 6-3,
sau bốn ngày trở về VN từ
London (Anh) trên chuyến
bay VN0054. Chính cô ấy
đã lây nhiễm cho bệnh nhân
số 20 và cả hai đang có biểu
hiện viêm phổi rõ nét. Riêng
cô đã hết sốt ba ngày.
Theo nhìn nhận của số
đông, cô Nhung đã giấu dịch
khi đếnAnh rồi có sang Ý là
nơi đã có dịch nhưng khi về
nước lại không khai báo để
được cách ly, chữa trị ngay.
Phê phán này đúng đến mức
nào thì sẽ bàn thêm nhưng
đến giờ nhiều người vẫn thắc
mắc về việc lực lượng kiểm
dịch tại sân bay đã không
phát hiện cô về từ vùng dịch
để buộc cô cách ly.
Cần lưu ý là cô Nhung có
đến hai hộ chiếu. Ngoài hộ
chiếuVNthì côcòncóhộchiếu
Anh. Chuyện một người Việt
đồng thời có hộ chiếu nước
ngoài như cô Nhung không
lạ vì nhiều nước không bắt
buộc người muốn nhập quốc
tịch nước họ phải thôi quốc
tịch nước khác.
Theo Luật Quốc tịch VN
thì Nhà nước VN chỉ công
nhận công dân VN có một
quốc tịch là quốc tịch VN.
Đây là lý do mà trước đó cô
Nhung đã dùng hộ chiếu VN
để làm thủ tục xuất cảnh sang
Anh và sau đó là làm thủ tục
nhập cảnh về VN. Tức không
có việc cô Nhung dùng đến
hai hộ chiếu để làm thủ tục
xuất cảnh như nhiều người
đã nhầm.
Do có hộ chiếuAnh nên khi
sangAnh cô Nhung đã không
dùng hộ chiếu VN mà xài hộ
chiếuAnh. Rất đơn giản là để
cô được đi lại tự do trong các
nước EU mà không cần visa.
Vì lẽ nàymà hộ chiếuVN của
cô Nhung không có con dấu
xuất nhập cảnh của Ý.
Cũng từ đó, khi cô Nhung
quay về VN bằng hộ chiếu
VN và không chủ động khai
báo đã có đến Ý thì Công an
cửa khẩu Nội Bài không thể
nào biết sự tình để thực hiện
chế độ kiểm soát đặc biệt
đối với cô.
Không chấp nhận vì
chủ quan mà lây bệnh
Theo hồ sơ điều tra dịch tễ
của cơ quan chức năng, tại
thời điểm cô Nhung có mặt
ở Milan (Ý), nơi đây chưa
ghi nhận dịch COVID-19
bùng phát. 11 ngày sau đó,
cô có ho, có đau mỏi nhưng
cô không đi khám. Lúc bay
về VN và đáp xuống Nội Bài,
cô không sốt.
Với những diễn biến như
thế, có phải lúc vừa về nước,
cô đã chủ quan không nghĩ
mìnhbị nhiễmbệnhnênkhông
khai báo y tế? Hay sau đó
cô đã nhận ra mình có thể bị
nhiễm bệnh nên đã chủ động
không tiếp xúc với mọi người
nhưng lại không đi khai báo
với nhà chức trách theo như
nhận định của một lãnh đạo
ở Hà Nội?
Có thuộc một hoặc cả hai
trường hợp này thì với việc
lây bệnh dịch cho người khác
từ việc không khai báo đầy đủ
để được cách ly kịp thời, cô
Nhung đều đã hoàn toàn sai.
Tới đây, việc cô Nhung
có bị chế tài hay không sẽ
tùy thuộc vào kết quả xác
định hành vi vi phạm cụ thể
dựa vào các quy định phù
hợp. Dẫu chưa rõ kết cục thì
vẫn phải thấy một điều hiển
nhiên dành cho những người
làm lây dịch bệnh từ sự thiếu
trách nhiệm đối với bản thân
và cộng đồng. Đó là ngay cả
khi chính quyền không trị
được họ vì không thể có đủ
căn cứ pháp lý thì miệng đời
đã oán trách họ rồi. Mức phạt
không giấy mực đó luôn luôn
rất nặng nề.•
Lực lượng chức năng kiểmtramột khách sạn tại TPHuế, nơi có người ngồi cùng chuyến bay với
ca nhiễmCOVID-19 thứ 17. Ảnh: NGUYỄNDO
Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an
xin lỗi ông Phạm Văn Hướng
Ngày 3-4-2003, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã
khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng xảy ra
tại trụ sở Công ty Gas Bình Dương đặt tại Thuận An,
Bình Dương vào ngày 18-9-2000.
Trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án, do cán bộ,
điều tra viên chưa chấp hành nghiêm quy định pháp
luật tố tụng hình sự nên đã để xảy ra việc tạm giam
ông Phạm Văn Hướng không đúng quy định pháp luật
trong 63 ngày.
Ông Hướng thuộc trường hợp được xem xét, giải
quyết theo đúng quy định của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước năm 2017.
Việc ông Hướng bị tạm giam không đúng quy định
pháp luật đã gây ra tổn hại về vật chất, tinh thần cho
ông Hướng và gia đình ông. Các cán bộ có liên quan
vụ việc này đã được Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đề nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh theo đúng
tính chất, mức độ sai phạm.
Nay Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an công
khai xin lỗi ông Phạm Văn Hướng về việc đã giam giữ
ông không đúng quy định của pháp luật như nêu trên.
Việc bồi thường đối với ông Hướng, Văn phòng Cơ
quan CSĐT Bộ Công an sẽ tiến hành giải quyết theo
quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước năm 2017 sau khi ông Hướng có đơn yêu cầu.
VĂN PHÒNG CƠQUAN CSĐT BỘ CÔNGAN
Đối với những người
làm lây dịch bệnh từ
sự thiếu trách nhiệm
đối với bản thân và
cộng đồng, chưa cần
chính quyền xử lý thì
miệng đời đã có sự
oán trách liên hồi.
VỤ KHIẾU NẠI SAU KHI XÂY NHÀ THEO GIẤY PHÉP
Câu trả lời sẽ có trước
ngày 14-3
Mới đây, UBND quận Bình Thạnh ra văn bản thông
báo kết luận của chủ tịch UBND quận Bình Thạnh trong
buổi tiếp xúc với ông Trần Tấn Thành vào ngày 6-3.
Trước đó, ông Thành có gửi đơn đến UBND quận
với nội dung khiếu nại Quyết định thu hồi số 10245
ngày 1-10-2019 về việc thu hồi giấy xác nhận điều
chỉnh nội dung trong giấy phép xây dựng đối với căn
nhà số 72/35 Nguyễn Văn Thương, phường 25.
Để giải quyết nội dung khiếu nại trên, chủ tịch
UBND quận Bình Thạnh đã giao Phòng Quản lý đô
thị tham mưu cho UBND quận xem xét, giải quyết
và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của ông
Thành trước ngày 14-3.
Đồng thời, tại văn bản thông báo trên, UBND quận
Bình Thạnh xin lỗi việc chậm trễ trong giải quyết
khiếu nại của ông Thành.
Trước đó, ngày 19-2,
Pháp Luật TP.HCM
có bài
“Trần ai khiếu nại sau khi xây nhà theo giấy phép”
phản ánh trường hợp của ông Trần Tấn Thành là chủ
sở hữu căn nhà 72/35 Nguyễn Văn Thương, phường
25, quận Bình Thạnh.
Theo ông Thành, ông được UBND quận giải quyết
hồ sơ xin cấp phép xây dựng với diện tích sàn là 3,4 x
12,25 m ngày 10-7-2019.
Sau đó, vì muốn xây hết phần diện tích được cấp
nên ông đã nộp đơn kèm hồ sơ xin điều chỉnh giấy
phép xây dựng (GPXD) với nội dung điều chỉnh diện
tích sàn là 3,6 x 12,25 m.
Ngày 13-9-2019, UBND quận Bình Thạnh đã ra
văn bản chấp thuận yêu cầu điều chỉnh nội dung trong
GPXD của ông.
Ngày 7-10-2019, lúc sắp xây xong phần thô theo
bản vẽ đã được điều chỉnh thì ông bị lực lượng thanh
tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng TP.HCM đến lập
biên bản vi phạm hành chính vì xây dựng sai nội dung
trong GPXD.
Quá bất ngờ, ông Thành ra UBND phường tìm hiểu
thì mới biết là UBND đã ra quyết định thu hồi giấy
xác nhận điều chỉnh GPXD nhưng ông chưa hề nhận
được quyết định này. Ngày 30-10-2019, thanh tra
xây dựng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với ông Trần Tấn Thành với mức phạt là 15 triệu
đồng vì xây dựng sai nội dung của GPXD cấp ban
đầu. Đồng thời, trong quyết định xử phạt còn yêu cầu
ông Thành phải ngưng thi công và đề nghị đến cơ
quan có thẩm quyền điều chỉnh lại GPXD.
VÕ HÀ
Phản hồi